Pages

Friday, February 28, 2014

3 ngôi đền cầu duyên linh thiêng tại Tokyo


 
 
 
Chuyện Cấm Cười - Theo VnExpress
 
Nhiều thế hệ người Nhật Bản từ lâu đã tin rằng một số đền thờ Shinto linh thiêng có thể giúp họ tìm thấy và bảo vệ cho tình yêu đích thực của mình.

Tokyo Daijingu

Theo người dân địa phương, Tokyo Daijingu là ngôi đền linh thiêng nhất về tình duyên. Trong thực tế, nó là một trong những đền thờ linh thiêng nhất tại Nhật Bản không chỉ về tình duyên mà trên tất cả các phương diện. Ngôi đền này là một nhánh của Đền Ise Grand  ở quận Mie, một trong những nơi linh thiêng nhất. Ngôi đền được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế Minh Trị  vào năm 1880 để người dân có thể được ban phước lành từ Đền Ise mà không cần phải tới tận quận Mie.

Mọi người, đặc biệt là phụ nữ, thường đến Daijingu vì nhiều lý do nhưng chủ yếu là để cầu duyên hoặc để cầu mong cho tình yêu sẽ không bị tan vỡ. Có rất nhiều những lá bùa yêu được bày bán tại đây. Chiếc bùa mở ra sẽ trông giống như một trái tim có lồng ảnh người bạn yêu thương. Ngoài ra cũng có nhiều tấm thẻ gỗ "enmusubi ema" được sơn màu với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Enmusubi là một thuật ngữ có nghĩa là gắn chặt với nhau và thường được sử dụng với những lá bùa gắn kết giữa tình yêu và hôn nhân.

Imado Jinja

Đền Imado Jinja nằm ở phía cuối Asakusa, cách xa những ngôi đền khác, cửa hiệu và Công viên Giải trí Hanayashiki. Đây được coi là nơi bắt nguồn của chú mèo vẫy tay may mắn hay Maneki Neko trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, biểu tượng thực sự của Imado Jinja là hai chú mèo, một chú mèo đực và một chú mèo cái, cùng nhau vẫy chào bằng một chân trước, chân của chúng được đưa lên cao hơn.



Theo người dân địa phương, chú mèo may mắn vẫy chào bằng chân trái hay chân phải lại có sự khác biệt, trong đó chân con mèo nắm giữ lên. Chú mèo vẫy chào bằng chân phải sẽ mang lại may mắn cho con người, còn vẫy chân trái sẽ mang lại may mắn trong công việc. Đền thờ là một điểm hành hương lý tưởng cho những người đang cầu tình duyên.

Sau khi cầu nguyện, du khách thường xếp hàng để mua những lá bùa và họ có thể phải đợi đến ba giờ đồng hồ, đặc biệt là vào các ngày lễ. Ngoài ra, một số người còn cho rằng chụp được một bức hình hai chú mèo trong ngôi đền chính cũng sẽ mang lại may mắn trong tình yêu.

Hầu hết du khách sẽ lấy một tấm thẻ gỗ enmusubi ema có được enmusubi ema, với hình hai chú mèo trong trang phục hoàng gia được vẽ trên một mặt. Du khách sẽ viết những lời nguyện cầu về tình yêu, may mắn vào mặt còn lại và treo chúng ở phía trước ngôi đền chính để các vị thần có thể đọc được lời nguyện cầu của họ.

Izumo Taisha Tokyo Bunsha

Quận Roppongi vốn được biết đến là khu vực vui chơi giải trí ở Tokyo nhưng nơi đây còn có một ngôi đền tình yêu nổi tiếng – Đền Izumo Taisha Tokyo Bunsha. Nó nằm trên trên một con phố đối diện với đồi Roppongi và được bao quanh bởi các nhà hàng và các cơ sở kinh doanh.



Izumo Taisha được biết đến là nơi dành cho những người có mong muốn kết hôn nhưng chưa tìm thấy một nửa của đời mình. Đây cũng là địa điểm linh thiêng đối với các cặp đôi đã đính hôn hoặc các cặp vợ chồng mới cưới với mong muốn tình yêu của họ sẽ lâu bền. Tại đây cũng có rất nhiều lá bùa được bán xung quanh khu đền, bùa để tìm được tình yêu và bùa để giúp cho cuộc hôn nhân sẽ lâu bền.

Một chuyến đi ghé thăm 3 ngôi đền tình yêu trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống và con người Nhật Bản. Những lời nguyện cầu có thể sẽ giúp bạn tìm thấy những điều mà bản thân đang tìm kiếm, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết trước được khi nào tình yêu đích thực sẽ đến với mình. Cầu nguyện tại những ngôi đền này có thể sẽ mang lại may mắn trong tình yêu, nhưng nên nhớ bạn cũng phải có niềm tin và sự kiên nhẫn (đặc biệt là khi đứng xếp hàng để mua bùa) mới có được những gì bạn muốn.

Theo VnExpress

8 tật xấu khó bỏ của người Việt


 
 
 
Chuyện Cấm Cười - Theo VnExpress 
 
 
Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...


Lâu nay, người Việt cứ ru nhau bằng những mỹ từ như: hào hoa, thanh lịch như người Tràng An,  người Việt Nam hiền hoà mến khách, nhân hậu... rồi nước Việt Nam rừng vàng biển bạc.... Ôi! Toàn lời tán tụng sáo rỗng.

Đành rằng ở đâu cũng có người tốt người xấu, không có chỗ nào mà có toàn người tốt, cũng chẳng có nơi nào toàn người xấu. Nhưng khi cái xấu ngày càng nhiều và diễn ra hàng ngày trước mắt thì nó sẽ dần được xem như điều bình thường.

Dĩ nhiên, không phải người Việt nào cũng xấu xí, nhưng nếu bạn đọc nội dung bên dưới mà thấy mình cũng có khi như vậy thì hãy suy nghĩ nhé.

1. Khạc nhổ ngoài đường. Nếu bạn chưa từng bị dính nguyên bãi nước bọt, đờm, nước mũi khi đang đi trên đường phố Việt Nam thì bạn chưa cảm nhận hết cái sự điên cuồng, khó chịu đến phẫn nộ của những phi vụ hôi thối này.

Có lần tôi nghe kể chuyện về một cô Tây sang Việt Nam du lịch lần đầu tiên. Cô ngồi trên xích lô ngắm phố phường và vô tình hứng luôn bãi nước bọt của người đi xe máy phía trước. Vậy là cô đổi vé máy bay về nước trong ngày hôm ấy và hứa sẽ không quay lại Việt Nam lần nữa.

2. Nói chuyện lớn tiếng chỗ đông người. Tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã, không giống như nhiều ngôn ngữ khác. Vì thế, nhiều người nước ngoài, nhất là người Âu Mỹ lần đầu nghe tiếng Việt sẽ thấy rất chói tai. Vậy mà, nhiều người nói rất lớn tiếng chỗ đông người, nghe cứ như đang cãi nhau.

Hôm qua tôi đi ăn một quán ở TP HCM. Tôi đang ngồi ăn thì có nhóm khách là nhân viên văn phòng kéo vào và từ đó cái quán thành cái chợ và bữa ăn trưa kém ngon vì sự ồn ào.

3. Hỉ mũi sột soạt tại quán ăn. Nhiều người chẳng thèm biết cảm giác của người xung quanh ra sao khi cứ vô tư hỉ mũi sột soạt chỗ quán ăn đông người (nhất là những quán bán đồ ăn có vị cay như bún bò, bún riêu...). Nếu các bạn đang ngồi ăn mà nghe hỉ mũi thì cái thú ẩm thực cũng mất luôn.

4. Lãng phí đồ ăn. Các bạn hãy thử đi ăn buffet xem, nhiều người lấy đồ ăn cả bàn ăn không hết. Họ ráng gồng mình để ăn cho đủ với số tiền bỏ ra. Ăn không được thì bỏ. Thế nên nhiều nơi phải dán dòng chữ bằng tiếng Việt: Xin lấy thức ăn vừa đủ là như vậy!

5. Sĩ diện. Nhiều người Việt không sống đúng với thực tế của bản thân. Họ vay mượn, làm đủ mọi cách để có quần áo, xe cộ, nhà cửa, máy móc cho bằng người khác. Họ sĩ diện và tạo vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài và bất chấp cái ruột bên trong trống rỗng.

6. Ghen ăn tức ở.  Nhiều người hay thở dài rằng ở đời giàu bị người ta ghét, nghèo bị người ta khinh. Nhiều người ngại công nhận mình thua kém và người khác tài giỏi hơn mình. Họ thường tìm cách vạch lá để tìm sâu.

Nếu ai đó thành công, họ sẽ nói do A, B, C như thế này thế kia và tìm cách chê bai chỉ trích (như trường hợp của Mr. Đông, tác giả Flappy Bird vừa rồi). Vì thế nói văn hoá phương Tây thiên về khuyến khích, văn hoá Việt Nam thiên về chỉ trích là không hề sai chút nào!

7. Dối dối trá lừa lọc. Tật xấu này, tôi thấy dường như với người Việt đã là chuyện rất bình thường chứ không có gì to tát. Người ta khất hẹn với bạn thường bịa lý do nào đó thay vì nói thẳng nói thật.

Nói dối dù gây hại hay không thì nó cũng đã tạo nên một thói quen xấu và hậu quả là bây giờ nhiều người nói nhưng mình không thể tin. Cuộc sống mà chúng ta không có lòng tin nhau cũng mệt mỏi.

8. Hùa theo số đông. Người Việt thích làm những gì mà nhiều người đang làm, thích ăn uống ở nơi thấy nhiều người xếp hàng, thích mua hàng hoá đang có quảng cáo trên tivi, thích bàn tán chuyện báo chí đang đề cập...

Nói chung là ai cũng muốn chứng tỏ mình sành điệu và bắt kịp thời cuộc, cho nên nhiều trận chê hội đồng và khen theo phong trào vô tình làm nên nhiều hiện tương quá lố... Những tật xấu này chưa có biểu hiện sẽ bớt đi mà ngày càng nở rộ.

Qua đây, hy vọng rằng chúng ta sẽ nhìn nhận lại bản thân để có những cư xử văn minh trong thời buổi hiện nay thay vì ngồi chỉ trích, ghen ăn tức ở với nhau.

Theo VnExpress
 
 

Cây sả - Vị thuốc thần kỳ tiêu diệt tế bào ung thư

 
 
Chuyện Cấm Cười - Theo VOV.vn 

Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân ung thư, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi.


Những người này cho biết họ được bác sĩ điều trị cho mình hướng dẫn. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 cốc trà sả bao gồm sả tươi trụng với nước sôi trong những ngày họ phải điều trị bằng xạ trị và hóa trị.

Các điều trị bằng sả bắt nguồn từ những nhà nghiên cứu tại trường Đại học Ben Gurion (BGU) thuộc vùng Negev, Israel. Năm 2013, họ đã phát hiện ra dầu thơm trong cây sả có kích thích các tế bào ung thư trong ống nghiệm tự tiêu hủy, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường.

Trưởng nhóm nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weistein. Họ đã nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.

Theo bác sĩ Okir, nghiên cứu tìm ra tinh chất dầu sả khiến tế bào ung thư tự hủy diệt có tên gọi là “chương trình tế bào chết”. Theo đó, nếu sử dụng một liều lượng tinh chất dầu sả thu từ 1g cây sả sẽ thúc đẩy tế bảo ung thư tự hủy diệt.


Các nhà thanh tra thuộc trường BGU đã kiểm tra lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào ung thư bằng cách cho thêm tế bào lành đã được nuôi cấy vào, có cùng tỷ lệ so với khi thử nghiệm trên tế bào ung thư. Kết quả cho thấy, trong khi tinh chất dầu sả diệt tế bào ung thư thì tế bào lành vẫn sống bình thường.

Nghiên cứu này đã được đăng trên báo khoa học Planta Medica và ngay sau đó được phổ biến trên các thông tin đại chúng.

Tại sao dầu sả lại có tác dụng thần kỳ như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các nhà khoa học tại BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một “chương trình tế bào chết”. Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào ung thư.

Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia - nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích tuyệt vời của loại thảo dược này trên lĩnh vực y khoa.

Theo VOV.vn

5 thói quen cơ bản khiến bạn dễ thành người giàu

  7 Easy Ways to Care for Your Wood Floors ...

 Chuyện Cấm Cười - Theo Đất Việt

Một vài thói quen vô cùng cơ bản, có thể giúp bạn trở thành người giàu có một ngày nào đó... 

Ít ăn vặt, luyện tập hàng ngày,… nghe như là công thức để trở nên khỏe mạnh, thon thả. Nhưng, thật ra, những thói quen đó cũng là chìa khóa để con người có thể có một tài chính khỏe mạnh, Tom Corley, người đã phỏng vấn 233 người giàu và 128 người nghèo suốt 5 năm qua, đã khẳng định như thế. Sau đây là 5 thói quen phổ biến của người giày mà Corley tìm ra sau công trình nghiên cứu.

 Ít ăn vặt

Corley cho biết rằng, có tới 97% người nghèo “nạp hơn 300 calori vào cơ thể bằng cách ăn vặt, ăn nhiều thức ăn được chế biến sẵn như snack, đồ hộp/một ngày; trong khi 70% người giàu không bao giờ làm thế”. Chẳng có gì khó hiểu với kết luận đó, vì thức ăn vặt rất rẻ.

Nếu chúng ta cứ nạp vào cơ thể những thức ăn nhanh từ ngày này qua ngày khác, chúng sẽ tác động xấu đến cân nặng cũng như sức khỏe. Nó sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường hoặc nhồi máu cơ tim. Khi bị bệnh, chẳng những bạn không thể đi kiếm tiền mà còn phải mang tiền đến “cống nộp” cho bệnh viện cũng như bác sỹ.

Luyện tập hàng ngày

Một lần nữa, những người giàu được phỏng vấn luôn đề cao sức khỏe. “76% người giàu luyện tập aerobic ít nhất 4 ngày/1 tuần, trong khi chỉ có 23% người nghèo làm việc đó”. Ông ta thêm rằng, thói quen này, cộng với việc ăn uống lành mạnh, chính là chìa khóa của người giàu. “Để trở thành người giàu, sức khỏe chính là chìa khóa”, Corley nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Nếu bạn khỏe mạnh, bạn mới có thể lao động, bạn mới có nhiều năng lượng. Bạn làm việc nhiều giờ hơn, ít ngày ốm hơn, tăng năng suất sản xuất; giúp đạt được ước vọng thành công”.

Sự giàu có không chờ đợi

Họ đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành mọi thứ, họ ghi chú vào sổ tay. Phá vỡ các thói quen xấu cũng là bước quan trọng để thành công, Corley nói. “Khi ý nghĩ hãy từ từ bắt đầu mon men trong trí não, người giàu sẽ tìm cách quăng nó đi và la lớn rằng ‘hãy làm ngay’. Lập tại 3 từ này hàng trăm lần trong một ngày nếu cần thiết”, ông ta tiếp tục kết luận.

Luôn luôn học tập

Cũng theo nghiên cứu, 88% người giàu được phỏng vấn nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho công việc; trong khi chỉ 2% người nghèo làm điều đó. “Tôi thấy rằng, 76% người giàu thường đọc hai quyển sách hoặc hơn để trau dồi kiến thức nghề nghiệp hoặc tâm hồn; người nghèo không thế.

Vì thế, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục, đọc, tự hoàn thiện bản thân không ngừng mỗi ngày”, Corley tiếp. Việc không ngừng học tập khiến con người có nhiều tri thức cũng như động lực trong quá trình làm giàu.

Luôn chăm sóc các mối quan hệ


“Những người thành công thường là những sinh viên luôn cố gắng tìm cách xây dựng nhiều mối quan hệ. Họ luôn gọi lại khi thấy một cuộc gọi nhỡ. Họ không ngừng tìm kiếm các phương cách để giúp các mối quan hệ tiến triển”, Corley viết.

Họ nhớ các ngày sinh nhật, nhiều khi chỉ để gọi điện chúc mừng. Họ không ngừng mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, chia sẻ các mốc sự kiện, các thói quen hàng ngày với nhiều người. 79% người giàu bỏ ra hơn 5 giờ mỗi tháng để duy trì các mạng lưới quan hệ trong khi chỉ có 16% người nghèo làm thế.

  Theo Báo Đất Việt

3 sai lầm cần tránh khi đặt tên doanh nghiệp

 Từ khi đổi tên thành Franktuary, cửa hàng xúc xích của Tim Tobitsch đã phát triển ổn định
 
 
Chuyện Cấm Cười - Theo Doanh nhân Sai Gòn
 
 
Không nhồi nhét quá nhiều thông tin, đó là ý kiến của Eli Altman, Giám đốc chiến lược Công ty Tên và Thương hiệu A Hundred Monkeys tại San Francisco. 
 

Eli Atlman nói: “Cách hay để nghĩ ra tên gọi là để nó có thể bắt đầu cho một câu chuyện. Nó không phải là sự tóm lược đầy đủ những gì doanh nghiệp đang làm”.

Khi nhận ra thương hiệu của mình gặp rắc rối, nhiều doanh nhân chọn cách thay đổi, và họ nhận ra, mặc dù thoạt tiên khá đau đầu và phải tốn nhiều chi phí, nhưng khoản đầu tư đó rất đáng đồng tiền bát gạo.

Tránh rắc rối

Câu chuyện doanh nghiệp: Chuỗi nhà hàng xúc xích Gourmet

Cửa hàng xúc xích của Tim Tobitsch mở ra ở phía sau một thánh đường nổi tiếng năm 2004 và thoạt đầu lấy tên là Hot Dogma. Nhưng 3 năm sau đó, doanh nghiệp có trụ sở ở Pittsburgh này nhận được một bức thư của nhà phân phối xúc xích có tên tương tự ở một bang khác, yêu cầu họ ngừng sử dụng thương hiệu Hog Dogma.

Để tránh các chi phí kiện tụng tốn kém, nhà hàng chọn cách đổi tên thành Franktuary, có nghĩa “một cuộc chơi ở chốn thẳng thắn và tôn nghiêm”. Trong cuộc dàn xếp mang tính thỏa thuận, một nhà hàng khác đã đồng ý chi trả phí thay đổi thương hiệu cho Franktuary.

Mặc dù Tobitsch may mắn tránh được những tổn thất tài chính đáng kể, nhưng vấn đề tên gọi cũng đã “lấy đi của chúng tôi sự tập trung vào việc điều hành doanh nghiệp” như lời anh nói.

Từ lúc đổi tên, Tobitsch, ông chủ 31 tuổi, đã mở cửa hàng khác và có thêm xe bán thực phẩm lưu động. Công việc buôn bán của anh đã phát triển ổn định. Theo anh, việc đổi tên doanh nghiệp hẳn đã góp phần vào đó. Anh nói: “Tệ nhất thì chỉ riêng việc quan tâm của giới truyền thông với sự đổi tên cũng đã giúp chúng tôi được biết tới nhiều hơn”.

Lời khuyên của chuyên gia: Nghiên cứu trước về tên gọi” trước khi sử dụng nó. Bạn có thể dùng Google để xem cái tên mình định dùng đã có ai sử dụng chưa. Nếu cái tên đã được một vài doanh nghiệp khác dùng rồi, sẽ ít có khả năng ai đó kiện tụng về quyền sở hữu. Nhưng nếu mới chỉ rất ít người sử dụng thương hiệu đó, (các công ty) có thể sẽ dễ dàng bảo vệ nó hơn.

Tránh đơn giản hóa

Câu chuyện doanh nghiệp: Trung tâm y khoa chuyên về chứng ngáy và ngừng thở trong khi ngủ

Khi David Volpi, 56 tuổi, sẵn sàng mở rộng quy mô doanh nghiệp có tuổi đời 2 năm trong lĩnh vực y khoa của ông vượt ra ngoài Manhattan, ông nhận ra cái tên ban đầu của nó, “Trung tâm ngủ và ngáy Manhattan”, không còn khả năng bao hàm ý nghĩa liên quan tới các thành phố mục tiêu khác như Philadelphia.

Thêm vào đó, ông cũng thấy, cái tên “Trung tâm ngủ và ngáy Manhattan” nghe có vẻ hơi giống với các tên khác. Ông nói: “Bạn không bao giờ muốn có cái tên phổ biến tới mức khi người ta tra tìm nó trên Google, người ta sẽ đến với các đối thủ cạnh tranh của bạn”.

Năm 2011, Volpi thuê Công ty Thương hiệu Duncan Channon có trụ sở tại San Francisco giải quyết cho ông chuyện tên gọi. Và công ty này đã mất 2 tháng để tìm ra một cái tên liên quan đến chuyện ngủ mà chưa bị sử dụng.

Cuối cùng, họ đề xuất tên “Eos Sleep”, sử dụng tên của nữ thần bình minh Hy Lạp. Theo ước tính của ông Volpi, tổng chi phí lên tới gần 200.000 đô la bao gồm việc trả tiền công ty thương hiệu, đổi lại tên cơ sở đã có, xây dựng website mới và in lại hàng loạt tờ rơi. “Đó quả là một khoản chi khủng khiếp”, ông nói.

Nhưng một năm sau đó, ông đã rất hạnh phúc khi chứng kiến sự thay đổi. Ông tin rằng, chính cái tên độc đáo đã giúp kéo thêm khách hàng tới để bù đắp cho chi phí đổi tên.

“Sau khi suy đi tính lại, đó là cái tên thật dễ nhớ và dễ đọc”, ông nói. Việc buôn bán tại cơ sở ở Manhattan vẫn duy trì ổn định, cùng với đó, hoạt động kinh doanh tại 3 thành phố khác nơi ông mở mang thêm cũng đang rất phát triển. Ông Volpi chia sẻ.

Lời khuyên của chuyên gia:
Một vài doanh nhân thường tự đơn giản hóa bản thân vì họ muốn được miêu tả qua cái tên công ty để ai cũng có thể hiểu đó là gì. Nhưng ở khía cạnh phát triển và mở rộng, điều đó thực sự bất lợi. Thay đổi sang một cái gì đó có đôi chút liên tưởng và gần gũi hơn với một câu chuyện mới là cách hay để thực hiện.

Tránh xa rời cốt lõi

Câu chuyện doanh nghiệp: Chương trình giảm cân trực tuyến

Vài tháng sau khi JeffHyman (44 tuổi) khai trương chương trình giảm cân trên mạng dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2011, anh nhận ra những khách hàng tiềm năng của mình đã gặp khó khăn khi muốn tìm website của công ty.

Một số người nghĩ cái tên ban đầu, tức là Strongsuit, có vẻ giống với y phục nam giới hơn là dịch vụ sức khỏe. Hyman nói: “Mọi việc trở nên rõ ràng, thậm chí chỉ sau vài tháng, khi mọi người nhầm lẫn và không hiểu cái tên đó gắn với việc kinh doanh như thế nào”.

Hyman ước tính đã chi khoảng 25.000 đô la năm 2011 để thuê công ty A Hundred Monkeys đổi tên công ty mình thành Retrofit, ngầm chỉ tới việc cung cấp thêm những điều lợi ích cho cơ thể.

“Nếu bạn cần phải đổi tên doanh nghiệp, bạn nên làm nó càng sớm càng tốt”, Hyman nói.

Công ty của Hyman đã kiểm nghiệm cái tên mới với khoảng 50 khách hàng, và nhận được phản hồi tích cực. Sau thay đổi, cả doanh thu lẫn lượng người truy cập website đều tăng.

Lời khuyên của chuyên gia: Hãy tránh những cái tên không liên hệ rõ ràng với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Chúng có thể gây lầm lẫn cho khách hàng và nhiều khả năng không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên Internet khi người ta tìm kiếm loại sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp.

“Chẳng có gì trong cái tên “Strongsuit” nói lên rằng việc thay đổi cơ thể của bạn sẽ là mối quan tâm hàng đầu”, chuyên gia Altman phân tích.

Theo Sài Gòn doanh nhân

Trưng bày chiếc nhẫn cổ "bị nguyền rủa"



Trưng bày chiếc nhẫn cổ “bị nguyền rủa”
Chiếc nhẫn La Mã cổ tại bảo tàng The Vyne, Anh Quốc.


 
 
Chuyện Cấm Cười - Theo Dân Trí
 
 
Mới đây tại một buổi triển lãm của bảo tàng The Vyne (Anh) đã cho trưng bày một chiếc nhẫn La Mã cổ mà có nhiều giả thuyết cho rằng, chiếc nhẫn từng “bị nguyền rủa”.
 
Theo lời người sở hữu chiếc nhẫn, ông Dave Green, có nhiều câu chuyện nhuốm màu huyền thoại liên quan đến chiếc nhẫn kỳ bí. Trong đó có thể kể đến một hầm mỏ cổ xưa với tên gọi "the Dwarf's Hill" (Ngọn đồi người lùn), nơi đây có một lời nguyền ám lên những kẻ dám đánh cắp chiếc nhẫn. Những ai dám đánh cắp chiếc nhẫn sẽ phải chịu lời nguyền khủng khiếp.

Theo thông tin từ bảo tàng, câu chuyện về chiếc nhẫn "bị nguyền rủa" đã được chứng minh là có liên quan đến nhà văn Tolkien. Ông Tolkien từng là giáo sư ngành nghiên cứu văn hóa Anglo-Saxon ở Oxford trước khi trở thành một nhà văn nổi tiếng với The Hobbit (sáng tác năm 1937) và tập đầu của bộ Chúa nhẫn (sáng tác năm 1954).

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hẳn là nhà văn đã tìm hiểu rất kỹ trước đó về những câu chuyện liên quan đến lời nguyền và chiếc nhẫn bị ám. Rất có thể ông đã nghiên cứu về chủ đề này trong khoảng 2 năm trước khi bắt đầu đặt bút viết cuốn The Hobbit.

Trưng bày chiếc nhẫn cổ “bị nguyền rủa”
Có ý kiến cho rằng nhà văn Tolkien sáng tác truyện "Chúa tể những chiếc nhẫn" dựa trên câu chuyện về chiếc nhẫn tại The Vyne.

Chiếc nhẫn La Mã cổ nêu trên nằm trong bộ sưu tập của dòng họ Chute. Trong suốt nhiều thế kỉ, họ luôn có hứng thú với chính trị, sưu tầm và nghiên cứu các cổ vật. Món đồ được tìm thấy vào khoảng năm 1785 bởi một nông dân. Khu vực chiếc nhẫn được tìm thấy chỉ cách tường thành Silchester vài dặm.

Đó là một trong những khu di tích La Mã bí ẩn nhất đất nước này, một thị trấn khá phát triển trước khi bị quân La Mã xâm chiếm, rồi bị bỏ hoang vào thế kỉ thứ 7 và không bao giờ có người quay lại. Không có thông tin chính xác về thời điểm chiếc nhẫn được tìm thấy, nhưng các nhà sử học cho rằng người nông dân đã bán nó cho một gia đình giàu có ở The Vyne. Chiếc nhẫn được làm từ 12g vàng. Ngoài ra nó còn được trang trí hình vương miện và khắc dòng chữ Latin với nghĩa: "Senicianus sống khỏe mạnh giữa các vị thần".

Trưng bày chiếc nhẫn cổ “bị nguyền rủa” 
 
Cận cảnh chiếc nhẫn vàng với dòng chữ Latin rõ nét.
 
Trưng bày chiếc nhẫn cổ “bị nguyền rủa”

Vài chục năm sau, câu truyện liên quan đến chiếc nhẫn lại có diễn biến mới. Năm 1805 ở khu vực Dwarf's Hill (vùng Lydney, Gloucestershire) cách đó 100 dặm, một tấm bảng với một lời nguyền khắc trên đó được tìm thấy. Theo đó, một người La Mã có tên là Silvianus tâu với vị thần Nodens là chiếc nhẫn của mình đã bị đánh cắp. Ông ta biết hung thủ là ai và muốn vị thần trừng phạt kẻ đó bằng lời nguyền : "Những kẻ mang họ của Senicianus sẽ bị ốm đau cho tới khi hắn mang chiếc nhẫn trả lại đền thờ Nodens".

Trưng bày chiếc nhẫn cổ “bị nguyền rủa” 
Lời nguyền được tìm thấy năm 1805 với nội dung có đề cập tới
tên Senicianus khắc trên chiếc nhẫn cổ.

Khu vực Lydney được tái khai quật với sự chỉ đạo của nhà khảo cổ Sir Mortimer Wheeler. Ông đã tìm đến nhà văn Tolkien năm 1929 để được cố vấn về cái tên kì lạ của vị thần và cũng đã phát hiện ra mối liên hệ giữa lời nguyền và chiếc nhẫn. Hiện chiếc nhẫn đang được trưng bày tại bảo tàng The Vyne (Anh) cùng với bản in đầu tiên của The Hobbit và bản sao của lời nguyền.

Theo Dân trí

Nữ Việt kiều tử vong vì giấu heroin ở "chỗ kín"

 
Nữ Việt kiều tử vong vì giấu heroin ở "chỗ kín"
Bà P. được phát hiện bất tỉnh trong phòng (ảnh minh họa).
 
 
Chuyện Cấm Cười - Theo Pháp Luật ( (Pháp Luật Tp.HCM)
 
 
Nữ Việt kiều Úc đã tử vong vì giấu 3 gói heroin, nặng gần... 1 kg vào "chỗ kín".
 

Công an quận 5 đang phối hợp Công an TP.HCM điều tra làm rõ việc một nữ Việt kiều giấu ma túy trong “chỗ kín” dẫn đến tử vong.

Trước đó, lúc 20h ngày 24-2, bà H.P (50 tuổi, Việt kiều Úc) được người nhà đưa đến BV Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Bệnh viện chẩn đoán bệnh nhân bị choáng phản vệ. Vừa hồi sức cấp cứu xong, bà P. được bác sĩ theo dõi đặc biệt nhưng đến trưa 25-2 thì tử vong.

Qua chụp hình ảnh, bệnh viện phát hiện trong trực tràng và âm đạo có ba bịch chứa chất bột trắng nên báo cho cơ quan công an làm rõ. Quá trình khám nghiệm và mổ tử thi, cơ quan công an lấy ra ba gói ma túy hình trụ, dài khoảng 14 cm, đường kính 5 cm. Ước tính ba gói heroin trên tương đương ba bánh, trọng lượng gần 1 kg.

Thông tin ban đầu, bà P. sống ở Sydney (Úc) và thường về quê ở huyện Càng Long (Vĩnh Long) thăm viếng người thân. Tết Nguyên đán vừa qua bà P. về quê chơi. Theo lịch, vào lúc 20h45 ngày 24-2 bà P. sẽ lên máy bay về Úc.

Trước đó một ngày, bà P. đi cùng người cháu lên TP.HCM thuê khách sạn tại khu Trung Sơn (Bình Chánh, TP.HCM) ở để chờ ra sân bay. Đến trước giờ bay, người cháu đến phòng của bà P. để chở bà ra sân bay thì thấy phòng bị khóa, gọi cửa không được. Khi nhân viên của khách sạn lên mở cửa phòng thì phát hiện bà P. đang bất tỉnh trong phòng nên đưa đi cấp cứu.

Theo Pháp luật TP HCM




NXB Nhật đưa truyện Nguyễn Nhật Ánh vào top 105 best-seller

  
NXB Nhật đưa truyện Nguyễn Nhật Ánh vào top 105 best-seller
 .Bìa sách mới của Nguyễn Nhật Ánh.



 Chuyện Cấm Cười - Theo VnExpress


Hai quyển sách của tác giả Việt Nam được một nhà xuất bản Nhật lựa chọn, giới thiệu trong tuyển tập "105 cuốn sách được đọc nhiều nhất ở các nước trên thế giới".
 

Trong cuốn 105 cuốn sách được đọc nhiều nhất ở các nước trên thế giới (NXB Ten-Books - Nhật Bản, ấn hành tháng 12/2013), có hai đầu sách của Việt Nam là Cho tôi xin một vé đi tuổi thơKính vạn hoa. Cả hai đều là những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh. Nếu như cuốn đầu tiên từng là best-seller trong nước và đoạt giải thưởng Văn học Đông Nam Á, thì đầu sách thứ hai là bộ truyện gối đầu của nhiều độc giả trẻ Việt Nam và đã được chuyển thể thành phim truyền hình.

Ten-Books dành nhiều lời khen khi giới thiệu tác phẩm của nhà văn Việt: "Có thể nói rằng, trừ những người thường ngày không tiếp xúc với sách vở, còn lại ở Việt Nam không ai không biết tới nhà văn Nguyễn Nhật Ánh" (đọc lời giới thiệu).


Hiện tại, cuốn sách mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh cũng đang chờ ngày ra mắt độc giả. Tác phẩm mang tên Chúc một ngày tốt lành được nhà văn gốc Quảng Nam hoàn thành vào đầu 2014.

Đầu tháng 3 sách mới được tung ra, nhưng hiện nay, các đơn vị phát hành đã mua hết số lượng sách in lần đầu của NXB Trẻ là 35.000 bản bìa mềm (giá 99.000 đồng mỗi cuốn) và 3.000 bản bìa cứng (giá 199.000 đồng mỗi cuốn) trong tổng số 5.000 bản bìa cứng. NXB đang in thêm để đủ lượng cung cho thị trường sách.



NXB Nhật đưa truyện Nguyễn Nhật Ánh vào top 105 best-seller

Phần giới thiệu về sách Nguyễn Nhật Ánh trong ấn phẩm của Nhà xuất bản Nhật.







Cuốn sách, do họa sĩ Đỗ Hoàng Tường minh họa, mở ra một khu vườn với nhân vật chính là chú heo Lọ Nồi cùng bạn chó Mõm Ngắn con chị Vện, mẹ Nái Sề, anh Đuôi Xoăn, Cánh Cụt và bọn gà chíp nhà chị Mái Hoa… Đây là thế giới của những câu chuyện vừa kỳ lạ, vừa thú vị không chỉ dành cho lứa tuổi nhỏ, mà còn như thể ngụ ngôn dành cho người lớn. Trí tưởng tượng bay bổng, giọng văn nhẹ nhàng, giàu tình cảm vẫn luôn là thế mạnh được Nguyễn Nhật Ánh khai thác triệt để trên trang viết.

Đúng vào ngày phát hành sách, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có buổi tặng chữ ký cho bạn đọc tại tiệm sách Kính vạn hoa của anh ở TP HCM, diễn ra từ 8 đến 11h, và buổi thứ hai là vào ngày 25/3 tại gian hàng NXB Trẻ (trong khuôn khổ hội chợ sách TP lần tám), diễn ra từ 10 đến 12h.

Theo VnExpress

Chuyện phiếm.....Tôi bán cái mộ của tôi

 A class action suit, filed in September 2009, alleges Edenâ��s management ordered its workers to disturb existing graves in order to fit new coffins in tight spaces.

 
Chuyện Cấm Cười - Theo Bùi Bảo Trúc/Chí Linh Thời Mới


Thỉnh thoảng, trong những trang rao vặt có vài lời rao rất kỳ lạ. Nhưng có lẽ không một lời rao nào lại nổi da gà như lời rao dưới đây trên một tờ báo Việt Ngữ.

Những lần trước, là lời rao bán hai lô đất, chủ muốn bán lại giá rẻ. Đọc là thấy ngay có chuyện bất ổn ở trong. Chủ của hai lô đất có thể đã có những hứa hẹn, những cam kết với một người nào đó. Nhưng cục diện thay đổi, những cam kết đó không thể thực hiện được nữa. Một người đã có những cam kết mới khác, không lẽ giữ khư khư hai lô đất trong khi nhu cầu chỉ có một. Bán là phải. Đi chỗ khác để khỏi bận tâm ai sẽ nằm cạnh nữa là điều hợp lý.

Một lần, người rao viết rõ là muốn bán vì không cần nữa. Đọc xong tôi chỉ muốn liên lạc ngay, nhưng không để mua lô đất ấy, mà để hỏi tại sao người có lô đất đó không cần nữa. Ông hay bà chủ lô đất đã tìm ra bí quyết sống để sống lâu bất tận?

Lại có lời rao bán nhiều lô đất. Nhiều là bao nhiêu? Hai (2) là con số thông thường và dễ hiểu. Nhưng ba, bốn, năm thì tại sao lại mua nhiều như thế? Chẳng lẽ mua trước, để dành dùng dần cho con, cháu? Vì khi nhìn mấy đứa con rồi chạy vội ra nghĩa trang mua năm bẩy lô đất, định bụng đứa này ở đây, đứa kia ở đó, thỉnh thoảng muốn mè nheo chúng thì có thể khều chân bọn nó để đánh thức chúng dậy mà nghe giảng mo-ran? Cha mẹ gì mà kỳ thế? Nhìn mấy đứa con là nghĩ ngay ra chỗ để chôn chúng.

Nếu không phải là con thì là ai? Chẳng lẽ để cho các mối tình đầu số một, mối tình đầu số hai, mối tình đầu số ba, mối tình đầu số bốn ư?

Nhưng lời rao vặt trong tờ báo Việt Ngữ tôi đang cầm trên tay mới là kỳ lạ nhất.

Xin thay đổi nơi chốn và số điện thoại để tôn trọng người trong cuộc. Đoạn lời rao như thế này: 

"Tôi có mộ ở Rosehill, ai cần tôi nhường lại L/L. 714 -XXX-XXXX."

Đây không phải là lời rao bán đất nghĩa trang như những quảng cáo khác. Mộ là cái mã, đã có có xác chết ở dưới, đất đã được lấp lại. Lời rao cho biết người có mộ ở Rosehill. Nghĩa là người rao bán đã nằm trong mộ rồi.

Tôi có mộ ở Rosehill, nghĩa là mộ của tôi ở Rosehill. Tôi bán cái mộ của tôi ở Rosehill.

Ai đã xuống dưới ấy nằm rồi mà còn rao bán nơi mình đang nằm? Có người mua thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người dưới mộ sẽ tự dọn đi chỗ khác?

Trời cuối thu rồi em ở đây?

Nằm trong đất lạnh chắc em sầu

Thu ơi đánh thức hồn ma dậy

Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu (Đinh Hùng)

Vậy ra ông Đinh Hùng có làm được việc ghé thăm nàng? Nhưng ghé lại gọi cửa vào thăm xem tình trạng như thế nào thì chắc không phải là việc nhà thơ họ Đinh đã làm. Phiền lắm.

Tưởng tượng gõ cửa, một tiếng hú rợn tóc gáy vọng từ dưới lên, rồi một tiếng cười lộng óc mời vào nhờ...thế chỗ cho người ở dưới dọn đi Las Vegas chơi cho vui thì làm sao.

Phải nhờ chuyên viên địa ốc, nộp đơn làm cái "lôn", được cho mượn cái "lôn í dì" (loan easy?) rồi mới tính tiếp được. Nhưng trước tiên, phải có nhu cầu cái đã. Lời rao nói rõ "ai cần tôi nhường lại."

Mà nhu cầu thì hiện nay chưa có. Vẫn còn chơi trò tham sinh, úy tử lắm. Thế nên, đọc xong cái quãng cáo cũng không cầm điện thoại lên gọi  hỏi thăm làm gì.

 


Wednesday, February 26, 2014

Lịch sử của chiếc áo lót của phụ nữ

Thế kỷ 15 


Chuyện Cấm Cười - Theo Dân Trí

Đằng sau chiếc áo lót là một lịch sử “hình thành và phát triển” kéo dài hàng thế kỷ với nhiều chi tiết thú vị.



Thế kỷ 15: Các nhà nghiên cứu mới đây vừa tìm thấy những chiếc áo lót cũ từ thế kỷ 15 tại lâu đài Lemberg ở bang Tyrol, Áo. Những chiếc áo lót này có thiết kế tương đối hiện đại với dây vai và dây lưng.




Thế kỷ 15 

Trước đây, các nhà nghiên cứu lịch sử thời trang đều tưởng rằng áo lót với thiết kế hiện đại chỉ ra đời sau khi coóc-xê kiểu cổ đã trở nên lỗi thời. Phát hiện mới này cho thấy bên cạnh sự phổ biến của coóc-xê ở những thế kỷ trước, vẫn có những phụ nữ đã tự thiết kế cho mình những mẫu áo lót đơn giản và dễ chịu hơn khi sử dụng.


Năm 1905 

Năm 1905: Chiếc áo lót với thiết kế đơn giản tuy tiện dụng và đem lại cảm giác dễ chịu hơn chiếc coóc-xê kiểu cổ nhưng không khiến tạo hình vòng 1 của phụ nữ trở nên gợi cảm bởi nó không giúp định hình “đôi gò bồng đảo”.


Năm 1914

Năm 1914: Một phụ nữ có tên Mary Phelps Jacob ở thành phố New York, Mỹ sáng tạo ra chiếc áo lót hiện đại. Cô dùng hai chiếc khăn tay và một sợi ruy băng. Kể từ đây, áo lót với thiết kế hiện đại bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Thực tế, trước đây mẫu áo này đã từng được ít nhiều phụ nữ sử dụng nhưng Mary Phelps Jacob là người đầu tiên nhận được bằng sáng chế với thiết kế này và góp phần giúp mẫu áo này được sản xuất đại trà để đông đảo phụ nữ có thể biết đến và sử dụng.


Thập niên 1920

Thập niên 1920

Thập niên 1920: Áo lót ở thời kỳ này bắt đầu phân biệt về “cup” (kích cỡ áo ngực) và sử dụng chất liệu chun co giãn ở một số chi tiết của áo.


Thập niên 1930
Thập niên 1930 

Thập niên 1930: Ở giai đoạn này, các nhà sản xuất đồ lót bắt đầu quan tâm đến việc làm sao để áo lót có thể góp phần phân chia rõ hai bầu ngực giúp tăng tính gợi cảm. Với mẫu thiết kế này, các loại dây vai, dây lưng đã có thể điều chỉnh độ dài ngắn, lỏng chặt…


Năm 1937 

Năm 1937: Hãng Warner của Anh giới thiệu mẫu áo lót với kích cỡ theo chiều tịnh tiến của bảng chữ cái ABC.


Một mẫu áo lót liền thân ra đời năm 1940. 

Một mẫu áo lót liền thân ra đời năm 1940.


Năm 1946, chiếc áo lót không dây ra đời với sợi dây thép được sử dụng để chia tách hai bầu ngực. 

Năm 1946, chiếc áo lót không dây ra đời với sợi dây thép được sử dụng để chia tách hai bầu ngực.


Năm 1946, chiếc áo lót không dây ra đời với sợi dây thép được sử dụng để chia tách hai bầu ngực. 

Năm 1948, mẫu áo lót hình nón ra đời nhưng bị cấm đem sản xuất rộng rãi vì người ta cho rằng mẫu áo này quá khêu gợi.


Thập niên 1950 

Thập niên 1950: Nhà sáng lập của hãng đồ lót Frederick's of Hollywood - ông Frederick Mellinger - giới thiệu với phụ nữ mẫu áo lót độn ngực đầu tiên năm 1947. Một năm sau đó, mẫu áo này xuất hiện ở khắp nơi, rất được phụ nữ yêu thích bởi giúp nâng ngực.


Năm 1952, mẫu áo lót có thể bơm hơi được ra mắt. 

Năm 1952, mẫu áo lót có thể bơm hơi được ra mắt.


Một mẫu áo của hãng Christian Dior với nhiều chi tiết ren, đăng-ten… hồi năm 1959. 

Một mẫu áo của hãng Christian Dior với nhiều chi tiết ren, đăng-ten… hồi năm 1959.


Một mẫu áo của hãng Christian Dior với nhiều chi tiết ren, đăng-ten… hồi năm 1959. 

Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960, mẫu áo lót chóp nhọn “hình viên đạn” hay áo lót hình nón xuất hiện mạnh trở lại.


Thập niên 1960-1970 

Thập niên 1960-1970: Ở giai đoạn này, áo lót có nhiều thay đổi về màu sắc và tính đồng bộ. Áo lót được thiết kế hữu dụng hơn, chất liệu, màu sắc đa dạng hơn và bắt đầu nảy sinh khái niệm về đồ lót đồng bộ. Lúc này, đồ lót nhấn mạnh vào tính gợi cảm, đặc biệt chú trọng việc giúp phụ nữ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn khi vận những món đồ nội y quyến rũ.


Nữ diễn viên Jayne Mansfield bị lộ nội y khi đang vui chơi tại một hộp đêm ở Rome hồi năm 1962. 

Nữ diễn viên Jayne Mansfield bị lộ nội y khi đang vui chơi tại một hộp đêm ở Rome hồi năm 1962.


Một mẫu áo liền quần năm 1970.

Một mẫu áo liền quần năm 1970.


Năm 1977 

Năm 1977: Hãng đồ lót Victoria’s Secret ra đời ở thành phố San Francisco, Mỹ. Lý do ra đời của hãng là người sáng lập - ông Roy Raymond - cảm thấy ngượng ngùng khi đi mua đồ lót cho vợ tại một cửa hàng bách hóa, vì vậy, ông đã mở ra một cửa hàng chỉ chuyên bán đồ lót, để đàn ông có thể thoải mái bước vào chọn đồ cho vợ mà không cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng. Năm 1982, ông Raymond bán hãng Victoria’s Secret cho một công ty khác.


Thập niên 1980-1990 

Thập niên 1980-1990: Áo lót từ một món đồ nội y bắt đầu được sử dụng cả với vai trò đồ “ngoại y”. Lúc này, đồ lót đã được thiết kế với đầy tính nghệ thuật, rất đẹp mắt và gợi cảm.


Năm 1994 

Năm 1994: Trên quảng trường Thời Đại ở thành phố New York, Mỹ, người mẫu Eva Herzigova đóng một quảng cáo đồ nội y, cô cởi áo ngoài để khoe ra bộ đồ nội y bên trong và nói “Chào các chàng trai!”. Quảng cáo táo bạo và gây tranh cãi này đã khiến phụ nữ thời đó đổ xô đi mua đồ nội y gợi cảm.


Năm 1990, nữ ca sĩ Madonna mặc chiếc áo lót hình nón để biểu diễn trên sân khấu. 

Năm 1990, nữ ca sĩ Madonna mặc chiếc áo lót hình nón để biểu diễn trên sân khấu.


Năm 2000 

Năm 2000: Siêu mẫu Gisele Bundchen trình diễn chiếc áo lót đắt nhất thế giới của hãng Victoria’s Secret, có giá 15 triệu đô la (gần 317 tỉ VNĐ), được làm từ sa tanh đỏ và được gắn những viên hồng ngọc, kim cương. Chiếc áo lót đã xuất hiện trong sách Kỷ lục Guinness Thế giới với tư cách là món đồ lót đắt nhất từng được sản xuất trên thế giới.

Bích NgọcTổng hợp

Đi du lịch cần biết những thói quen bất ngờ ở xứ Phù Tang

 Bạn có thể hét lên Xin lỗi trong nhà hàng

 Chuyện Cấm Cười - Theo Dân Trí

 

 

Người Nhật vốn nổi tiếng lịch sự, có nhiều quy tắc ứng xử trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Khách du lịch khi đến Nhật cần biết một số phép tắc cơ bản như cúi chào, đưa danh thiếp bằng hai tay, không nói chuyện điện thoại trên tàu, không ăn trên tàu hoặc xe buýt… 

 

 

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là có một số điều bị coi là bất lịch sự ở nước khác lại là bình thường ở Nhật.

Hét lên trong nhà hàng

Khi bạn cần gọi người phục vụ trong nhà hàng ở Nhật, bạn có thể hét lên “Sumimasen”( xin lỗi). Điều này được chấp nhận hoàn toàn khi bạn ghé thăm quốc gia này. Người phục vụ sẽ nhanh chóng đến chỗ bạn và xem bạn cần gì.

Chen lấn trên tàu

Đặc biệt ở các thành phố luôn luôn đông đúc nên bạn phải đẩy hoặc chen lấn khi lên hoặc xuống tàu. Bạn khó có thể nói xin lỗi khi bạn phải nhanh chóng xuống hoặc lên tàu khi thời gian tàu dừng chỉ có vài phút. Chuyện thường xuyên xảy ra khiến đây trở thành một việc hết sức bình thường ở Nhật.


Chen lấn khi lên, xuống tàu là thói quen bình thường ở Nhật
Chen lấn khi lên, xuống tàu là "thói quen" bình thường ở Nhật
Không tip

Người Nhật không có thói quen tip khi đi nhà hàng, khách sạn…Thực tế, tip bị coi là điều không nên làm. Đối với người Nhật, việc phục vụ chu đáo nhất, tốt nhất là việc đương nhiên phải làm. Việc tip có thể gây khó chịu cho cả khách hàng và người phục vụ.

Không giữ cửa

Trong nhiều trường hợp, người Nhật sẽ không giữ cửa cho người lạ hoặc khách. Ở đây, đàn ông cũng không giữ cửa cho phụ nữ. Điều này không có nghĩa đàn ông Nhật Bản không ga lăng. Chỉ đơn giản là ở Nhật ga lăng không liên quan đến việc mở cửa hay giữ cửa.

Tránh hỏi

Người Nhật tránh mâu thuẫn, họ không thích trực tiếp thông báo tin xấu. Chỉ trích, phê bình cũng thường được nói giảm nói tránh. Trong nhiều trường hợp, “không” có thể giảm thành “có thể”. Hay nếu bạn nói tiếng Nhật không tốt lắm nhưng nếu bạn hỏi người Nhật tiếng Nhật của bạn như thế nào, bạn sẽ nhận được câu trả lời đại loại tiếng Nhật của bạn rất tốt, bạn phát âm rất chuẩn…  một số nước, nói thẳng điều bạn nghĩ là điều bình thường nhưng có thể coi là thô lỗ khi ở Nhật.


Người Nhật tránh hỏi, thường hay nói giảm, nói tránh khi phê bình
Người Nhật tránh hỏi, thường hay nói giảm, nói tránh khi phê bình

Ăn sushi bằng tay

Bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi ở Nhật bằng tay mà không bị coi là bẩn hay bất lịch sự. Ăn sushi bằng tay là việc được chấp nhận hoàn toàn khi ở đây. Đàn ông có xu hướng ăn bằng tay nhiều hơn phụ nữ.

Xì xụp khi ăn mì

Khi bạn ăn mì lạnh hoặc nóng như mì ramen, soba và udon, bạn sẽ được coi là lịch sự khi tạo ra tiếng xì xụp càng to càng tốt. Điều này có nghĩa là bạn rất yêu thích món ăn và đầu bếp sẽ rất vui khi nghe những tiếng xì xụp như vậy. Tuy nhiên, nhiều du khách nước ngoài lại không quen được với thói quen này.

Hỏi tuổi

Việc hỏi tuổi là việc hoàn toàn bình thường ở Nhật. Họ có thể hỏi tuổi của bạn ngay trong lần gặp đầu tiên. Lý do thì có lẽ như bạn đã biết, ở đây việc giao tiếp theo thứ bậc là vô cùng quan trọng nên mọi người thích hỏi tuổi để tiện giao tiếp.

Không nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp

Nhật Bản không phải là xã hội giao tiếp bằng mắt. Mọi người có xu hướng không nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp. Thậm chí, trong một mối quan hệ bạn bè thân thiết, họ cũng tránh nhìn vào mắt nhau. Nếu du khách đến từ phương tây, khi giao tiếp cần nhìn vào mắt người đối diện là điều bắt buộc, anh/chị ấy chắc cần thời gian để làm quen với điều này khi đến Nhật.

Thay quần áo, đánh răng, cắt móng tay, cạo râu ở văn phòng

Cắt móng tay hay tắm rửa ở văn phòng? Quả là một điều gây bất ngờ. Tuy nhiên, những việc làm cá nhân trên lại hoàn toàn được chấp nhận ở Nhật Bản. Như bạn cũng biết, người Nhật làm việc rất chăm chỉ. Một nhân viên lý tưởng cơ bản là người sống và làm việc ở văn phòng. Vì vậy, những việc cá nhân trên cũng dần dần trở thành một việc bình thường khi ở Nhật.
Dory
(Tổng hợp)