Tại một góc ồn ào gần khu thương mại của thành phố Thượng Hải, một số người không mua bánh bao hấp của Zhu Qinghe bên hè đường, mà chọn mua bánh bao đóng gói bán trong hệ thống cửa hàng của siêu thị Hoa Liên, mặc dù bánh của Zhu ngon và mới, được làm mỗi ngày từ 3 giờ sáng.
Trong khi đó, nhà cung cấp bánh bao cho siêu thị Hoa Liên là một lò bánh không bảo đảm vệ sinh, ở đó công nhân "tái chế" bánh bao cũ đã ôi thiu rồi đóng gói sản phẩm bán cho người tiêu dùng.
Sau vụ bê bối sữa trẻ em nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ và gây tổn hại sức khỏe cho 300.000 trẻ khác, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ những người chế biến thực phẩm không trung thực và thậm chí đã hành quyết một cặp vợ chồng. Nhưng trong thời gian qua, một loạt vụ bê bối liên quan đến an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục bị phơi bày, từ bánh bao "tái chế" đến thịt heo nhiễm hóa chất độc hại.
Đội ngũ nhân viên giám sát không được huấn luyện, trang bị lại nghèo nàn và cũng không có kế hoạch làm việc khoa học. Thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc đưa tin về nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm như thịt heo giả, thịt bò sau khi tẩm borax (hàn the); gạo nhiễm cadmium, một kim loại nặng, nước tương pha arsenic, bỏng ngô (bắp rang) và nấm giải quyết với chất tẩy, rượu giả pha nước đường và hóa chất ....v.....v.... Thậm chí trứng gà cũng làm giả với hóa chất, gelatin và paraffin!
Những vụ bê bối liên quan đến an toàn thực phẩm bị phát hiện ngày càng nhiều vì các nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thật nhiều và sản xuất muốn có lợi nhuận thật nhiều và sản phẩm được làm ra từ những môi trường không đảm bảo vệ sinh.
Sự tăng trưởng quá nhanh của Trung Quốc đã làm phát sinh gần nửa triệu nhà sản xuất thực phẩm, mà 3/4 trong số đó chỉ thuê dụng 10 công nhân hoặc ít hơn nên việc giám sát của chính quyền trở nên khó khăn.
Trong khi đó, người tiêu dùng chỉ biết phỏng đoán độ an toàn của thức ăn hay thức uống. Giám đốc văn phòng Diễn Đàn An toàn thực phẩm toàn cầu ở Bắc Kinh Sang Liwei, một cơ quan tư nhân nói:
"Về cơ bản, người tiêu dùng hiện nay không cảm thấy an toàn khi ăn uống. Họ không biết phải chọn lựa thực phẩm như thế nào. Họ cảm thấy mình không được "bảo vệ'.
Không chỉ có tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng mà giới có học vấn cao cũng tỏ ra thất vọng trước tình trạng báo động về an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có một số tiến bộ đáng ghi nhận. Vào năm 2009, Trung Quốc đã thông qua Luật An toàn thực phẩm và đặt ra hàng trăm tiêu chuẩn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là gần một nửa số công ty thực phẩm chế biến sữa của Trung Quốc đã bị buộc phải ngưng sản xuất do không đáp ứng những yêu cầu cấp phép kinh doanh.
Luo Yunbo, Chủ nhiệm Khoa Thực phẩm Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh nói:
"Tình huống đang được cải thiện thường xuyên và thực tế không đến nỗi xấu như mọi người tưởng".
Nhưng thật ra, theo Ben Embarek, của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thay vì nhận biết những nguy cơ
về an toàn thực phẩm một cách có hệ thống và buộc những nhà sản xuất phải loại trừ những nguy cơ này, các thanh tra của Trung Quốc lại chọn chiến lược không có hiệu quả cao là lấy mẫu một cách ngẫu nhiên và kiểm soát các sản phẩm. Trong khi đó, một số loại thực phẩm không được kiểm soát.
Thịt heo là nguồn thực phẩm phổ biến của người Trung Quốc nhưng chỉ có một nửa số heo được giải quyết qua những lò mổ được thanh tra kiểm soát. Số heo còn lại được giết mổ không hề được kiểm nghiệm.
Hơn nửa, sự giám sát an toàn thực phẩm ở Trung Quốc còn chia trách nhiệm giữa các cơ quan khác nhau:
Ví dụ: Bộ thương mại chịu trách nhiệm giám sát những lò mổ heo, nhưng những lò mổ bò và gia cầm thuộc quyền kiểm soát của Bộ Nông nghiệp. Ngay cả những biện pháp trừng phạt thẳng tay nhất của chính quyền cũng không đạt được hiệu quả lâu dài.
Sau vụ bê bối sữa bột nhiễm melamine năm 2008 ở Trung Quốc gây sự chú ý của cả thế giới chính quyền nước này đã ra lệnh tiêu hủy toàn bộ những sản phẩm sữa nhiễm độc. Nhưng tình trạng bê bối này vẫn cứ tái diễn nhiều lần như thách thức.
Vào tháng 5.2011, theo tờ Nhân dân nhật báo, cảnh sát thành phố Trùng Khánh tiếp tục phát hiện 26 tấn sữa bột nhiễm melamine tại một nhà máy sản xuất kem cây. Clenbuterol cũng là vấn đề lặp lại nhiều lần khác.
Theo báo chí Trung Quốc, chất clenbuterol bị cấm sử dụng trong chăn nuôi gia súc cách đây gần một thập niên do nó có thể gây loạn nhịp tim cũng như một số vấn đề khác liên quan đến sức khỏe con người. Mặc dù vậy, các chuyên gia nói chất này vẫn còn được người chăn nuôi sử dụng phổ biến, bất chấp mọi sự ngăn cấm hay khuyến cáo.
Nhiều chủ trại nuôi gia súc vẫn nuôi heo bằng thực phẩm pha trộn clenbuterol do chất này giúp heo có nhiều nạc, ít mỡ và nhờ đó bán được cho các lò mổ nhanh hơn cũng như thu lời cao hơn.''
Riêng trong tháng 4.2011, Shuanghui Group - một trong những nhà sản xuất thịt heo lớn nhất Trung Quốc - đã cho thu hồi hàng ngàn tấn thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo sau khi có tin chi nhánh của công ty giải quyết thit heo từ heo được nuôi bằng clenbuterol.
Người tiêu dùng cũng nhiều lần bị ngộ độc thực phẩm do thịt nhiễm lượng hóa chất quá cao - theo báo cáo của giáo sư Feng Ping thuộc Viện Khoa học thực phẩm Bắc Kinh tại Hội nghị An toàn thực phẩm quốc tế vào tháng 4.2011. Điển hình là vào tháng 21.4.2011, một bé gái 1 tuổi ở Bắc Kinh đã tử vong sau khi ăn thịt gà rán bán ven đường.
Thời gian qua, bánh bao hấp "tái chế" gây lo lắng trong dư luận ở Trung Quốc. Một ông lão 65 tuổi, tự xưng là Chen, sống ở Thượng Hải nói: "Tôi không còn dám ăn bánh bao hấp nữa". Ông tuyên bố ngay trước ô cửa sổ một siêu thị có dán câu "Không có thực phẩm giả ở Hoa Liên".
Kênh bán lẻ của siêu thị và những nhà bán lẻ của siêu thị và những nhà bán lẻ khác đổ trách nhiệm cho nhà cung cấp bánh bao là Công ty thực phẩm Thượng Hải Shenglu.
Theo báo chí địa phương, chính quyền đã thu hồi giấy phép của công ty này, đồng thời bắt giữ 5 người trong ban Giám đốc của công ty. Nhưng ông Chen vẫn không cảm thấy an tâm. Ông nói:
"Không ai trong số họ là đáng tin. Họ thật sự vô đạo đức. Họ sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì để kiếm tiền".
Vai trò của FDA trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn
Ngày 16.9.2010, mộ đội của cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) tìm đến một công ty phân phối bột nhào, macaroni (mì ống của Ý) và ngũ cốc trẻ em. Từ lâu, chính phủ Mỹ đã nghi ngờ chuỗi nhà máy của công ty thực phẩm Thượng Hải - Shanghai Chuangi Food Co. (SCFC) - cung cấp những sản phẩm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều sản phẩm của công ty này được vận chuyển đến cảng New York và cuối cùng xuất hiện trong những nhà bếp gia đình Mỹ.
Đó là lý do thúc đẩy chính phủ Mỹ yêu cầu văn phòng FDA mới ở Trung Quốc báo trước với chính quyền nước này. Đội ngũ thanh tra của FDA và một thông dịch viên người Hoa tìm đến vài địa chỉ ở thành phố Thượng Hải của công ty SCFC. Nhưng lần nào cũng vậy, các đại diện của công ty luôn từ chối tiếp xúc hay không cho nhóm thanh tra vào cửa. Thậm chí, họ còn nói công ty không xuất hàng đến Mỹ và dĩ nhiên đây là lời nói dối trắng trợn.
Trong vòng 1 tháng, FDA phát tín hiệu báo động về hàng hóa nhập cảng vào Mỹ, cấm sử dụng mọi sản phẩm của SCFC ở nước Mỹ. Mỗi năm, Mỹ nhận được khoảng 20 tin tức mật về thực phẩm nhập cảng không an toàn vệ sinh, nhưng FDA chỉ thanh tra được khoảng 10 triệu sản phẩm vận chuyển vào nước Mỹ hằng năm.
Lý do: một phần do thiếu tài chánh và quyền hành động. Nhưng vào tháng 1.2012, tình thế thay đổi.
Tổng thống Barak Obama đã ký Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm cải tiến toàn bộ hệ thống an toàn thực phẩm quốc gia tồn tại gần 3/4 thế kỷ.
Luật mới cho phép FDA - Cơ quan điều hành khoảng 80% thực phẩm tiêu thụ ở Mỹ - ngăn ngừa những bệnh liên quan đến thực phẩm nhiễm khuẩn (ví dụ: vi khuẩn độc salmonella).
Đây không phải là vấn đề nhỏ: mỗi năm gần 1 triệu người - mắc phải những bệnh do thực phẩm nhiễm độc gây ra dẫn đến cái chết của 3,000 người. Nhưng một trong những hiệu quả đáng kể nhất là cho phép FDA tiến hành những chiến dịch quy mô lớn để thanh tra một lượng lớn hàng hóa nhập cảng.
Với khả năng mới này, trong những năm sắp tới, FDA sẽ phải chi ra gần 1,4 tỷ USD để thuê dụng thêm hàng trăm nhân viên lẫn hợp đồng tư nhân để phục vụ công tác kiểm soát hàng loạt những nhà cung cấp thực phẩm nước ngoài.
Vấn đề là liệu FDA có thể trở thành lực lượng gọi là "cảnh sát" an toàn thực phẩm của thế giới hay không? Cách đây chỉ một nửa thế kỷ, nhà văn Upton Sinclair xuất bản cuốn The Jungle, cuốn sách mang tính đột phá, mô tả hết sức tỉ mỉ trường hợp thịt ôi thiu được nhúng vào nước soda cho bay mất mùi hôi trước khi cung cấp cho những quầy bán thực phẩm ch người tiêu dùng. Cuốn sách gây chấn động dư luận này cuối cùng đã dẫn đến sự ra đời của Luật Thuốc và Thực phẩm sạch và sự thành lập FDA.
Ngày nay, dĩ nhiên FDA đã là một cơ quan khổng lồ điều hành lượng lớn thực phẩm trị giá hơn 466 tỷ USD. Tuy nhiên, vai trò kiểm soát thực phẩm nước ngoài ồ ạt đổ vào Mỹ. Khoảng 60% lượng trái cây tươi và rau xanh đủ loại - cũng như khoảng 80 % hải sản - tiêu thụ ở Mỹ là hàng nhập cảng mà phần nhiều trong số đó đến từ những quốc gia có vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Michael Taylor, phó ủy viên thanh tra thực phẩm của FDA, mới đây đã nói chuyện với người dân ở thành phố Thượng Hải:
"Bản thân toàn cầu hóa đã thể hiện những thách thức về an toàn thực phẩm cần được giải quyết".
Năm 2008, FDA cảnh báo melamine - một chất thường được dùng trong sản xuất chất dẻo - được tìm thấy trong sữa bột trẻ em của Trung Quốc và cuối cùng FDA phải cấm nhập cảng những sản phẩm độc hại như thế. Trong một sự việc khác cùng năm, một loạt những trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp đã buộc FDA phải tiến hành điều tra các loại tiêu jalapeno và serrano nhập cảng từ Mexico và phát hiện sản phẩm bị nhiễm khuẩn độc salmonella.
Sau đó, FDA nhanh chóng khuyến cáo người dân Mỹ tránh sử dụng những loại tiêu này. Một phần để đáp ứng nhu cầu điều tra trong những trường hợp như thế, FDA đã cho mở những văn phòng đại diện tại những thành phố xa xôi, như Quãng Đông (Trung Quốc), Mumbai (Ấn Độ) và Mexico City (Mexico). Thậm chí, FDA còn gửi một nhóm chuyên gia về hải sản đến Bangladesh để huấn luyện các quan chức nước này về những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ.
Luật mới được tổng thống Obama ký càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho FDA, mở rộng hoạt động ra khỏi biên giới nước Mỹ. Bước đầu tiên là FDA sẽ tiến hành tuyển dụng hàng trăm nhân viên có chuyên môn cao để thanh tra kiểm soát hàng ngàn cơ sở chế biến thực phẩm ở hải ngoại trong những năm sắp tới.
Như trường hợp mới đây ở thành phố Thượng Hải, Taylor nói:
"Rõ ràng là FDA không thể có mặt khắp nơi vào mọi thời gian, nhất là khi còn phải giám sát thực phẩm nhập cảng (vào Mỹ)".
Trường hợp đó buộc FDA phải ký hợp đồng với những người cấp giấy chứng nhận thực phẩm an toàn hiện đang chuẩn bị hợp tác với FDA trong lãnh vực này. Một trong những ứng viên là Bureau Veritas của Pháp, một công ty đã quen với tiêu chuẩn quản lý thực phẩm của Mỹ.
Thời gian qua, Bureau Veritas đã phân phối hợp với FDA kiểm soát và cấp chứng nhận cho sản phẩm tôm của Việt Nam.
Tuy nhiên, còn phải kể đến hai rào cản đối với sự thi hành luật mới là chính trị và đồng tiền.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng ngân sách của FDA phải gói gọn trong 220 triệu USD. Nghị sĩ Cộng hòa bang Georgia Jack Kingston nói:
"Đương nhiên an toàn thực phẩm là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Nhưng đồng tiền có hạn chế".
Những người ủng hộ luật mới về an toàn thực phẩm của Tổng thống Obama lo ngại nổ lực cắt giảm ngân sách dành cho FDA sẽ xảy ra trong 2 đến 4 năm tới nếu như các nghị sĩ đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ.
Nếu không có nguồn tài chánh mạnh, FDA có lẽ sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đang hết sức bê bối trên thế giới hiện nay.
(Theo Tuần Báo Mới)