Pages
▼
Saturday, June 16, 2012
BÍ QUYẾT TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG MÙA HÈ
By Diễm Quyên
Những tháng sắp tới khi thời tiết nóng dần, thì chắc hẳn máy lạnh sẽ hoặt động nhiều hơn, thường từ 16% tổng số điện lực, ở những vùng nhiệt đới thì máy lạnh có thể chiếm đến 60 - 70 % tiền điện hàng tháng, trung bình một gia đình trả trung bình khoảng $2,100 tiền điện hằng năm, một nửa số đó là từ máy lạnh và lò sưởi. Chọn lựa khôn khéo và lắp đặt hệ thống máy lạnh và lò sưởi có hiệu quả, sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn, nếu dùng máy lạnh, bằng cách phối hợp dùng quạt trần, gắn lớp cách nhiệt cùng những biện pháp dưới đây.
Ghi danh vào chương trình hồi phí
Nhiều công ty điện có chương trình hồi phí (rebate) cho những gia đình, chủ nhân các cơ sở hoặc chung cư khi ghi danh vào chương trình tiết kiệm điện. Theo quy định của loại chương trình này, chủ nhà sẽ đồng ý để công ty tiết kiệm điện kiểm soát việc sử dụng điện vào những lúc cao điểm khi nhu cầu rất cao vào ban ngày của mùa hè, công ty điện tắt hoặc mở điện luân phiên trong lúc cao điểm để tiết kiệm điện.. Điều này giúp tiết kiệm điện và còn được hoàn trả thêm tiền. Tuy nhiên, bất lợi là khi trời nóng và muốn mở máy lạnh thì lại không có điện. Chương trình này phù hợp cho những khách hàng ít ở nhà vào ban ngày.
Gắn quạt trần (ceiling fan)
Sử dụng quạt trần sẽ giúp hạ nhiệt từ 3 - 8 độ. Một cây quạt trần 52 inch vặn tối đa chỉ dùng 90 watt điện, trong khi máy lạnh sẽ tốn điện gấp 70 lần. Một máy lạnh gắn riêng ở cửa sổ (window unit) dùng từ 500 - 1440 watt điện, trong khi hệ thống máy lạnh toàn nhà (central air) dùng đến 3500 watt. Máy quạt thường quay hai chiều cho nên khi gắn quạt, hãy bảo đảm cánh quạt quay đúng chiều và gió thổi xuống, nếu thổi ngược lên thì hơi nóng sẽ dồn xuống làm nóng hơn. Kiểm soát hướng quay bằng cách mở và đứng ngay phía dưới quạt, nếu cảm thấy gió thổi xuống vào người thì quạt quay đúng chiều, nếu không thì có thể bật nút điều chỉnh để đổi hướng. Dùng quạt trần sẽ tiết kiệm 14% trên hóa đơn điện nhưng nhớ tắt quạt khi không ở đó, quạt chỉ thổi mát cơ thể chứ không làm mát căn phòng.
Dùng thiết bị định giờ (timer)
Những hệ thống máy lạnh toàn nhà (central air) thường có sẵn thiết bị định giờ, nếu không thì hãy gắn bộ điều nhiệt tự động (program-mable thermostat). Một số bộ điều nhiệt tự động hiện đại bán khoảng $200 có thể được điều chỉnh qua điện thoại thông minh (smart phone). Với thiết bị này, chủ nhà có thể mở máy lạnh khi tan sở và khi về đến nhà thì đã mát.
Thay hệ thống máy lạnh mới
Nếu máy lạnh cũ trên 12 - 15 năm thì hãy tính đến việc thay đổi toàn bộ máy lạnh mới, vì máy từ 2005 trở đi dùng 30 - 50 % ít điện hơn máy đời cũ. Khi thay máy lạnh mới, hãy chọn máy thích hợp với diện của nhà và có hiệu suất cao (star energy rating) trên thị trường. Máy lạnh gắn cửa sổ (window unit) được đánh theo hiệu suất EER, và máy lạnh toàn nhà thì theo SEER. Dĩ nhiên là số hiệu suất càng cao thì càng tiết kiệm điện. Kể từ năm 2006, tất cả hệ thống máy lạnh toàn nhà (central air) phải có hiệu suất tối thiểu là 13 SEER và tối đa là 19. Vào mùa này các hãng bán máy lạnh thường có chương trình hạ giá và công ty điện cũng có chương trình hồi phí (rebate) khi mua máy lạnh kiểu mới hội đủ tiêu chuẩn. Nếu lắp đặt máy mới hãy chọn nhà thầu có giấy phép hành nghề và thông hiểu các điều lệ của thành phố.
Tu bổ và bảo quản hệ thống máy lạnh
Để duy trì hiệu suất của máy lạnh nên thường xuyên tu bổ và bảo quản bằng cách thay bộ phận lọc (filter) mỗi 3 tháng. Một số bộ phận lọc không cần thay mới mà chỉ cần đem ra phủi bụi và xịt nước cho sạch. Bộ phận lọc bị dơ sẽ khiến máy lạnh làm việc nặng nhọc và dùng điện nhiều hơn. Quyét dọn lá và bụi bặm quanh máy tụ điện (condenser) gắn bên ngoài để khỏi bịt lỗ thông hơi; cũng đừng nên kê đồ đạc hoặc chậu cây sát máy vì sẽ cản không khí luân chuyển. Mỗi mùa nên thuê nhà thầu lau chùi máy lạnh từ bên trong bao gồm việc tháo gỡ nắp chụp để lau chùi cuộn dây và cánh quạt. Nếu tự làm thì phải cẩn thận và cúp điện trước khi tháo nắp chụp và lau chùi bên trong.
Tân trang nâng cấp những thứ khác
Thay mới lớp cách nhiệt (insulation) trên gác mái (attic). Những ngôi nhà xây từ 1985 - 1990 thường dùng lớp gòn cách nhiệt (fiber insulation) tiêu chuẩn là R11- R15 nhưng những lớp cách nhiệt mới ngày nay thì lên đến R49. Con số này chỉ định cho độ dầy của lớp cách nhiệt, ví dụ độ dày của lớp cách nhiệt R5 chỉ có 2-3 inch, độ dà của lớp R30 là từ 8-30 inch. Độ dày càng nhiều thì số R càng cao và sẽ giữ nhà mát hơn, không cần mở máy lạnh và tiết kiệm điện. Ngoài ra còn có vật liệu cách nhiệt mới bằng nhôm (radiant barrier) được lót trên trần nhà của gác mái, nhìn giống như giấy bạc (alumium foil) dùng để nấu ăn. Nhiều thành phố quy định nhà mới xây phải dùng vật liệu này, tuy tốn kém hơn loại cách nhiệt bằng gòn, nhưng công hiệu hơn khi giữ độ mát trong nhà. khi cần thay mái lợp trên nóc nhà, thì hãy chọn mái màu sáng thay vì màu tối, vì màu sáng phản chiếu ánh nắng và có thể tiết kiệm điện từ 10-20%, ngược lại màu tối thì hút ánh nắng. Mái lợp bằng kim loại (metal) là tốt nhất cho mái nhà vì chất liệu này phản nhiệt và ánh nắng nhiều hơn mái nhựa (asphalt), tuy nhìn không đẹp mắt.
Ngoài ra cũng nên chọn màu sáng cho tường bên ngoài. Nếu được, hãy gắn lưới chống nhiệt và ánh nắng (solar screen) bên ngoài cửa sổ, có nhiều màu tùy chọn. Loại này có thể mua theo cuộn và tự cắt lắp bên ngoài cửa sổ, sẽ ngăn chặn 60-70% nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Khi mua lưới hãy chọn kiểu thích hợp với nhu cầu, ví dụ nếu chọn loại chặn quá nhiều ánh nắng thì trong nhà sẽ tối hơn và phải bật đèn sớm hơn. Theo Ủy Ban Năng Lượng California thì 30% nhiệt độ từ bên ngoài xâm nhập vào nhà qua kiếng cửa sổ. Giấy dán kiếng chống nhiệt (reflective film) có thể giảm nhiệt xâm nhập đến 40-60% cũng như khi mua lưới ở trên, đừng chọn giấy dán chặn quá nhiều ánh sáng.
Bít những kẽ hở luồn hơi chung quanh kẻ hở luồng kẻ hở luồn hơi chung quanh cửa sổ và cửa ra vào bằng silicone hoặc nẹp cao su dính.
Bên trong và ngoài nhà
Kéo màn cửa sổ lại để che nắng khỏi vào nhà. Thay lắp bóng đèn có hiệu suất cao theo tiêu chuẩn Energy star như bóng đèn Huỳnh Quang Nén (CFL) Dùng máy giặt sấy, máy rửa chén, lò nướng vào buổi sáng hoặc chiều khi mát hơn. Nếu được ở bên ngoài, nên gắn mái hiên che cửa sổ hoặc trồng cây có bóng mát. (D.Q)
No comments:
Post a Comment