Việc bảo đảm nhân quyền trên không gian ảo là một công việc cấp bách.
NEW YORK - Tổ chức ký giả Không Biên Giới RSF nói kiểm duyệt Internet là một vấn đề tại nhiều nước, hơn bao giờ hết.
Khoảng 1/3 dân số thế giới truy cập Internet. Có hơn 2 tỷ "công dân mạng" những người có sinh hoặt trên Internet. Nhưng không phải tất cả mọi người đều được hưởng cùng một loại quyền bình đẳng và tự do truy cập Internet.
Bà Delphine Halgand là đại diện của RSF ở thủ đô Washington. Bà nói:
"Năm vừa qua sẽ được nhớ tới như một năm đầy bạo động nhắm vào các công dân mạng. Trong năm 2011 có 5 người bị giết khi tham gia các hoặt động tường thuật tin tức trên Internet, và gần 200 người bị bắt bao gồm cả người viết blog lẫn công dân mạng, tức là gia tăng 30%, so với năm 2010."
Bà Halgand cho biết khoảng 120 người hiện bị cầm tù vì có những hoặt động trên Internet.
Trong phúc trình về tự do Internet công bố hôm thứ Hai, RSF đã xác định có 12 nước là "kẻ thù của Internet," gồm có Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung quốc, Cuba, Iran, Bắc Hàn, Ả Rập Saudi, Syria, Turmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.
Bà Halgand nói những nước này phối hợp việc kiểm duyệt nội dung chặt chẽ với những hạn chế trong việc truy cập, họ còn theo dõi những người bất đồng chánh kiến trên mạng. Theo bà, các chính phủ này theo dõi những gì xảy ra trên mạng và sử dụng những tin tức đó để buộc tội những người chống đối muốn bày tỏ quan điểm của họ trên mạng.
14 quốc gia nữa cũng được đặt trong danh sách theo dõi của tổ chức RSF. Đây là những quốc gia có dấu hiệu hạn chế Internet hay đàn áp, và trong danh sách này có nhiều nước dân chủ lớn.
Australia đã từng bị liệt kê trong danh sách này năm 2009. Chính phủ Australia đã gây áp lực đối với các công ty cung cấp dịch vụ Internet để họ tự nguyện ngăn chặn việc truy cập những trang mạng đăng hình ảnh dâm ô của trẻ em cũng như xâm hại tính dục, và chính phủ đang thảo luận về một hệ thống kiểm duyệt bắt buộc.
RSF lo ngại chính phủ Australia có thể kiểm duyệt nội dung trang web theo cách không trong sáng, sử dụng các tiêu chuẩn rất rộng rãi. Chính phủ Autralia nói họ tin là "một số nội dung không có chỗ đứng trong một xã hội văn minh."
Trong năm 2010, Bộ trưởng Thông tin Stephen Conroy nói với quốc hội Australia rằng việc kiểm duyệt này chỉ áp dụng cho những tin tức đã bị cấm tại các sạp báo, tiệm sách, các tiệm video, và trên truyền hình.
Ông Conroy nói mặc dầu Internet là một phương tiện tin tức mới, nó phải được áp dụng cùng các tiêu chuẩn mà Australia áp dụng cho các phương tiện truyền thông khác.
Danh sách theo dõi của RSF cũng bao gồm Ấn Độ, nền dân chủ đông dân nhất thế giới. Bà Halgand nói rằng RSF thấy giới thẩm quyền Ấn Độ gia tăng việc theo dõi Internet và gây áp lực đối với các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật, cùng lúc với việc công khai bác bỏ những cáo giác về kiểm duyệt.
Theo phúc trình của google, vào 6 tháng cuối năm 2010, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra 67 đề nghị cho dẹp bỏ nội dung của 282 tiết mục. Nhiều phần nhỏ trong những tiết mục này là những đoạn video của YouTube dùng đề chỉ trích các giới chức Ấn Độ. Google thường không tuân thủ những yêu cầu này bởi vì nội dung không vi phạm các tiêu chuẩn của Google hay luật pháp Ấn Độ.
Ngoại trưởng Hilary Clinton nói việc bảo đảm nhân quyền trên không gian ảo là một công việc cấp bách. Bà đã nói một cách say mê về tự do Internet tại một hội nghị tại Hà Lan tháng 12 năm ngoái:
"Vì người ta ngày càng quay sang Internet để thực hiện nhiều mặt dịch vụ quan trọng trong đời sống nên nhân quyền phải được tôn trọng trên mạng cũng như ở ngoài đời."
Trong cùng bài diễn văn vừa kể bà Clinton nói số người trên Internet sẽ gấp đôi trong 20 năm sắp tới, và chẳng bao lâu nữa sẽ có hơn 1 tỷ người truy cập Internet tại các quốc gia có xu hướng đàn áp.
Theo Tuần Báo Mới
No comments:
Post a Comment