Triệu chứng :
1. Viêm xoang mũi cấp tính
Những triệu chứng viêm đường hô hấp kéo dài từ 5 - 7 ngày, nếu trên 10 ngày và kèm theo sốt trên 39 độ C, hơi thở hôi, ho nhiều về đêm, sổ mũi, nước mũi có màu vàng hay xanh, nhức đầu, đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng, có thể kèm theo viêm tai, phải nghĩ đến viêm xoang mũi cấp tính đã xảy ra.
2. Viêm xoang mũi mãn tính
Các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Bệnh có triệu chứng sốt từng đợt, sốt không cao, đau cổ, khan tiếng hay ho khạc; bệnh nặng hơn vào ban đêm; nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng, Sưng vùng mặt, chảy máu cam, nhức đầu, ù tai, viêm tai giữa, mũi nghẹt không ngửi được mùi.
Khi khám bệnh viêm xoang mũi, thấy mũi có mủ thường ở sàn mũi hay ở khe giữa, niêm mạc mũi phù nề, xung huyết. Mũ nhầy chảy xuống thành sau họng. Ấn đau ở điểm xoang tương ứng.
Hình ảnh chuẩn đoán
Nội soi tại phòng khám, để xem tình trạng viêm xoang, vòm mũi họng và một số vấn đề trong mũi, đối với trẻ còn nhỏ, có thể nội soi trong tình trạng trẻ ngủ yên. Có thể ghi nhận mủ nhầy đóng ở sàn mũi, ở các khe cuống mũi, mủ chảy xuống thành sau cổ họng hay một số một số bất thường về cơ thể học như vẹo vách ngăn, phì đại cuống giữa, cuốn dưới, dị dạng mỏm móc, polype ở các khe mũi cũng như có VA không.
Để làm rõ hơn tình trạng của xoang trong trường hợp viêm xoang cấp tính, để chẩn đoán, tư thế thường dùng là tư thế Blondeau và Hirtz : Những hình ảnh có thể gặp là mờ các xoang, mức khí dịch trong xoang, dày niêm mạc xoang.
Đối với tình trạng viêm xoang mãn tính, phim X quang thường không có hiệu quả, phải chụp CT - Scan sẽ có đầy đủ dữ kiện chẩn đoán các vấn đề về xương và niêm mạc để quyết định phẫu thuật. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm xoang và những bất thường vùng xoang mũi.
Siêu âm có giá trị chẩn đoán bệnh lý xoang ở trẻ em 4 tuổi. Chủ yếu là xoang hàm và trán. MRI có thể chuẩn đoán nấm xoang hay u xoang. Trẻ dưới 4 tuổi bị viêm xoang thường không có triệu chứng, chụp X quang có thể chẩn đoán và phát hiện được bệnh.
Phương pháp chữa trị
1. Nguyên tắc điều trị
- Làm giảm triệu chứng bệnh
- Kiểm soát sự nhiễm gtrùng
- Điều trị bệnh, những bất thường về cơ thể học
- Điều trị an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý.
2. Viêm xoang cấp tính
Có khoảng 80% trường hợp viêm xoang cấp tính ở trẻ em được điều trị nội khoa là chính, các phương pháp nội khoa bao gồm:
- Kháng sinh là cơ bản
- Chống xung huyết mũi, giúp thông thoáng các lỗ xoang.
- Corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc xoang mũi.
- Làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết, giúp lông chuyển hoặt động tốt hơn.
- Điều trị bệnh như dị ứng: suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dầy, thực quản...
3. Viêm xoang mãn tính
Chúng ta cần lưu ý viêm xoang là bệnh tự giới hạn ở trẻ từ 7 - 8 tuổi (Parson, Hotaling, Bluestone) vì ở tuổi này các bệnh, đa số cũng tự giới hạn, những nguy cơ yếu tố giảm dần: sự phát triển cơ thể học và sinh lý học giúp xoang lưu thông tốt hơn, sức đề kháng của trẻ cũng tốt hơn, nên điều trị nội khoa giống điều trị viêm xoang cấp tính.
Nếu có phẩu thuật, nên áp dụng những phẩu thuật bảo tồn hơn là phẫu thuật triệt căn, Phẫu thuật được áp dụng trong những trường hợp sau :
- Viêm xoang mãn tính không hiệu quả sau 4 - 6 tuần sử dụng kháng sinh tối đa
- Viêm xoang mãn tính tái phát nhiều lần hơn 6 lần trong năm
- Viêm xoang mãn tính kèm theo những bất thường cơ thể học.
Theo Tuần Báo Mới
No comments:
Post a Comment