Pages
▼
Saturday, August 18, 2012
KÍNH ÁP TRÒNG PHÁT HIỆN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Trước đây, bệnh nhân tiểu đường thường phải kiểm soát lượng đường trong máu bằng việc lấy mẫu máu của cơ thể. Tuy nhiên, khi mức insulin tăng cao, không những nồng độ đường trong máu tăng mà ngay cả đường trong nước mắt và nước tiểu cũng tăng theo.
Nhà hóa học Jun Hu tại trường Đại học Akron ở Ohio mới đây đã cho ra đời một loại kính áp tròng có thể phát hiện được sự thay đổi lượng đường trong máu một cách chính xác nhất mà không cần phải xét nghiệm như ngày xưa.
Kính được phủ một loại hóa chất sẽ phản ứng bằng việc thay đổi màu sắc khi lượng đường trong cơ thể bệnh nhân tăng cao. Tương tự như giấy pH trong phòng thí nghiệm hóa học.
Bệnh nhân có thể theo dõi lượng đường trong máu họ bằng cách dùng điện thoại có chức năng chụp hình tốt và chụp lại đôi mắt của mình. Chỉ cần một trong hai kính áp tròng có chứa hóa chất phản ứng với Glucoze là đủ để nhận biết sự khác biệt màu sắc của hai mắt. Chính điều này giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát được lượng đường trong máu nếu có sự bất thường nào về màu sắc.
Lượng hóa chất chứa trong kính áp tròng rất ít nên bệnh nhân vẫn cảm thấy thoải mái như đang dùng kính áp tròng bình thường, đồng thời nó cũng không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt.
Theo Lives Science
No comments:
Post a Comment