Pages

Wednesday, December 12, 2012

NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ TUỔI TEEN THÀNH CÔNG KHÓ TIN

1. Jon Koon

Ngay từ khi 16 tuổi Jon Koon đã chứng tỏ mình là một nhà đầu tư bẩm sinh. Nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa ô tô của Nhật về sự cách tân và thiết kế, Jon quyết định dùng toàn bộ số tiền $5,000 USD tiết kiệm được để hợp tác cùng với những thợ cơ khí quen biết mở tiệm độ xe. Những sản phẩm Jon tạo ra nhanh chóng được thị trường đón nhận, bởi nó có thể giúp một chiếc xe bình thường trở nên cuốn hút, tiếng máy nổ đầy uy lực, cùng những dàn âm thanh "tuyệt hảo"

Việc kinh doanh của Jon càng trở nên phát đạt khi một trong những chiếc xe cậu độ xuất hiện trên chương trình "Pimp My Ride" của đài MTV. Chẳng bao lâu sau, Jon mở xưởng tự sản xuất và cung ứng các phụ kiện tới nhiều thị trường khác nhau.

Năm 2008 hoặt động kinh doanh của Jon bước sang một trang sử mới, khi được ca sỹ nhạc rap Joong Jeezy chọn làm đối tác độc quyền cho chuỗi hàng quần áo của mình. Vậy là Jon bước vào ngành may mặc. Đến nay thương hiệu Tykoon Brand Holdings đã có một số cửa hàng khắp thế giới. Năm 2011, công ty này được xác định có giá trị 80 triệu USD.
    
2. Connor Zwick

Năm 16 tuổi, khi còn đang học trung học, Connor cảm thấy có sự khác biệt rất lớn giữa cách giảng dạy của các trường và sự thông hiểu bài mới của sinh viên và muốn nghiên cứu sự khác biệt này. Sau khi nghiên cứu, chàng nhận ra rằng, cách tốt nhất để cải cách hệ thống giáo dục là thông qua đổi mới công nghệ.

"Flashcards+ là nổ lực đầu tiên của chàng trong việc cải đổi cách giáo dục bằng cách để ý tới cách mỗi học sinh thông hiểu và tối đa hóa nó". Ngày nay trang web  của Connor là một trong những công cụ học tập phổ biến nhất tại các bậc giáo dục cơ bản và đang phát triển nhanh đến chóng mặt. Hiện có 1,6 triệu người đã tải và sử dụng ứng dụng của chàng.

3. Sean Belnick

Năm 2001, Belnick đã nhận thấy có một thị trường khổng lồ mà chưa có ai khai thác, đó là bán hàng nội thất trực tuyến. Thế là, dù mới chỉ 14 tuổi, cậu quyết định thành lập trang web Bizchair.com, lúc đầu chỉ bán ghế văn phòng.

Bằng cách bán hàng trực tiếp đến tay người mua, đến năm 2008 Belnick đã đoạt doanh thu lên tới 42 triệu USD. Thành công này giúp cậu mở rộng hoặt động kinh doanh sang các đồ nội thất gia đình và nhà hàng. Đến nay ở tuổi 25, Belnick tiếp tục lãnh đạo công ty phát triển bất chấp thị trường nhiều đổi thay. Năm 2010 doanh thu của công ty Belnick đã lên tới 58 triệu USD.

4. Ray Land

Ngay từ khi mới học lớp 8 Ray Land đã cho thấy tố chất của một nhà tổ chức khi tự đứng ra lên kế hoạch cho bạn bè đi du lịch tới các phim trường của hãng Universal ở Florida. Kể từ đó Ray nhanh chóng được bạn bè tin cậy đề nghị giúp lập kế hoạch tham quan các thành phố như Newyork và Washinton, D.C.

Với niềm đam mê được đi đây đó, tiếp xúc với mọi người, năm 17 tuổi, Ray mua một chiếc xe bus để kinh doanh dịch vụ vận chuyển và đặt tên công ty là Fabulous Coach. Đến năm 2011, công ty đã có một đoàn xe gồm 65 chiếc, cùng các tour đi khắp Bắc Mỹ. Doanh thu của công ty đạt 6,5 triệu USD. Dù gặp khó khăn do tình hình kinh tế giảm sút, hiện Fabulous Coach vẫn thực hiện khoảng 150 chuyến đi mỗi tuần với hằng nghìn hành khách.

5. Briane Woong

Sau khi bỏ việc tại công ty để du lịch vòng quanh thế giới, Briane nhận thấy rằng trên khắp thế giới có rất nhiều cơ hội kinh doanh với dịch vụ điện thoại di động.

Dù là ở đâu, Briane đều thấy mọi người hứng thú chơi game trên điện thoại và cậu chợt nhận ra rằng, mọi người vui mừng khi đạt được thành tích và niềm vui ấy có thể được nhân lên theo một cách ý nghĩa.

Vậy là với sự giúp đỡ của một đồng nghiệp cũ, cùng vốn của các nhà đầu tư mạo hiểm, Briane mở Kliip, một ứng dụng tặng quà trên mạng di động cho phép các công ty có thể gửi tặng những món quà thực sự cho những người chơi game có thành tích cao.

Cứ thử tưởng tượng, một ngày nào đó, bạn nhận được thẻ quà tặng trị giá $10 USD của cà phê Starbucks chỉ vì đạt được điểm cao trong một trò chơi nào đó trên điện thoại niềm vui sẽ lớn chừng nào.

Hiện tại Kiip đã có hơn 40 thương hiệu sẵn sàng tặng thưởng cho người chơi hơn 400 trò chơi khác nhau. Và Kiip đã huy động được tổng cộng 15,4 triệu USD. để mở rộng dịch vụ tặng quà ra toàn thế giới.

  

6. Catherine và David Cook

Khi Catherine Cook chuyển tới trường trung học mới ở New Jersey cô cùng anh trai Dave đã nhận thấy khi gặp gỡ những người mới, mọi người đều có nhu cầu "khám phá xã hội" và cần những dịch vụ tốt hơn để làm quen. Với sự ủng hộ của anh cả Geoff cùng khoảng đầu tư 250,000 USD, hai anh em quyết định mở một cuốn niên giám trực tuyến có tên myYearbook.com.

Chỉ trong vòng một tháng, myYearbook.com đã thu hút tới 1 triệu người dùng. Cùng với thời gian phát triển, myYearbook.com đã vượt ra khỏi khuôn khổ của trường học, những thành công vang dội đã giúp trang web này được mạng xã hội Quepasa mua lại với giá 100 triệu và đổi tên thành Meetme.

Cuối năm 2011, trang web này đã có đến 32 triệu người dùng và anh em nhà Cook vẫn tiếp tục làm việc cho công ty. Geff hiện giữ vai trì COO. (CNBC)      

No comments:

Post a Comment