Những âm thâm phát ra từ các cơ quan trên cơ thể như ho, nấc cụt... có thể là phản ứng tự vệ của cơ thể, nhưng khi vượt quá giới hạn sinh lý thì chứng tỏ bạn đang mắc một số bệnh nào đó.
1. Ho
Ho
lâu ngày có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan tới hệ hô hấp như
viêm khí quản, viêm phổi. Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, phù mạch thần
kinh, nghẽn phổi do bệnh tim… đều có thể dẫn tới ho. Do đó, khi bạn bị
ho lâu ngày và không rõ nguyên nhân thì cần phải nhanh chóng đến bệnh
viện để được các bác sỹ kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh.
2. Nấc cụt
Nấc
là do sự kích động dây thần kinh cơ hoành - một cơ rộng ngăn cách
khoang bụng và ngực. Thần kinh cơ hoành có hai phần: phần trung tâm nằm
trên não, phần ngoại biên là hai dây thần kinh đi từ cổ xuống ngực. Khi
bị lạnh, ăn no, ăn nhanh và ăn đồ quá cứng, sẽ xuất hiện triệu chứng co
thắt cơ hoành, dễ gây ra nấc.
Nấc cụt tạm thời cũng là một phản ứng tự vệ, nhưng nếu liên tục xuất hiện có thể cảnh báo các bệnh như viêm túi mật, loét đường tiêu hóa. Ngoài ra, trạng thái tâm lý xấu như căng thẳng, tức giận cũng dẫn tới nấc cụt.
3. Ù tai
Ù
tai có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như tiếp xúc với nhiều
tiếng ồn trong sinh hoạt, trong môi trường hoặc khi đeo
máy nghe nhạc với âm lượng cao trong thời gian dài. Tuy nhiên, ù
tai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh do viêm tai giữa tiết dịch,
ung thư vòm họng, rối loạn tuần hoàn não... Vì thế, để giải quyết triệt
để chứng ù tai, bạn cần phải được khám tỉ mỉ nhằm phát hiện nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
4. Nghiến răng
Nghiến
răng là sự siết chặt các răng một cách quá mức, thường diễn ra khi ngủ
(không có ý thức). Nghiến răng có thể do tình trạng căng thẳng tâm lý
hoặc do đường ruột có ký sinh trùng gây ra. Độc tố của ký sinh trùng
trong đường ruột sẽ kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn từ
đó dẫn đến nghiến răng.
Tuy nhiên, trong cuộc
sống hiện đại, khả năng mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột không phổ
biến. Vì vậy, nghiến răng đa phần là một biểu hiện của tâm trạng căng
thẳng. Giải tỏa được những căng thẳng này, có thể bạn cũng sẽ "giải
quyết" được chứng nghiến răng.
5. Ngáy
Nếu
thỉnh thoảng ngủ có ngáy thì không cần quá lo lắng. Nhưng khi tiếng
ngáy không đều nhau và xuất hiện các triệu chứng như sáng dậy miệng khô,
ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ, tâm trí lờ đờ, phản ứng chậm chạp, trí nhớ
giảm sút có thể là bạn đã bị mắc hội chứng tạm thời ngừng thở khi ngủ.
Khi
ngủ, việc hít thở tạm dừng sẽ khiến lượng oxy trong máu giảm đáng kể,
khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu oxy, điều này không những ảnh
hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn gây ra các bệnh tim mạch và hệ nội
tiết…
6. Khớp kêu răng rắc
Đôi
khi bạn nghe những tiếng kêu phát ra từ khớp gối hay từ một khớp nào
khác của bạn, có thể sau chấn thương, có thể tự nhiên khi đi lại và bạn
cảm thấy thắc mắc, có thể hơi lo lắng một chút về khớp của mình. Đó là
những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng thoái hóa khớp.
Thoái
hóa khớp là tình trạng "già đi" của khớp. Tuổi tác càng cao, lượng dịch
nhầy tiết ra giữa các khớp càng giảm. Điều này khiến những khớp xương
hoạt động không "trơn tru" và phát ra tiếng kêu. Bạn sẽ bị khô khớp rồi
dần dần dẫn đến chứng thoái hóa khớp.
7. Xì hơi
“Xì
hơi” hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa
hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài
tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải
thoát ra ngoài qua hậu môn.
Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí cũng dẫn tới tình trạng “xì hơi” nhiều lần.
Thực
tế, ai cũng phải “xì hơi”. Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động
tốt. Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với
một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số
bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối
loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột... Vậy nên, bạn chớ coi
thường những biểu hiện lạ của phản ứng này nhé.
No comments:
Post a Comment