Theo thaythuốccuabạn.com
Tác
Dụng Dược Lý:
+ Thuốc có
tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải
thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn
có tác dụng an thần (Trung Dược Học).
+ Trên thực
nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn làm tăng đường huyết, nhưng cũng có
báo cáo nói hạ đường huyết (Trung Dược Học).
+ Thuốc có
tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn
(Trung Dược Học).
+ Tác dụng
nội tiết: Dùng nước sắc hoặc cồn chiết xuất Mạch môn pha vào dịch truyền chích
cho thỏ, thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng lưọng dự trữ Glycogen so với
lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng
kháng khuẩn: Bột Mạch môn có tác dụng ức chế Stapylococus albus vaf E. Coli
(Chinese Hebral Medicine).
+ Thuốc có
tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn…
(Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược – NXB Khoa Học trung Quốc 1965, 301).
Tính
Vị:
+ Vị ngọt,
tính bình (Bản Kinh).
+ Vị hơi
đắng, tính hàn (Y Hcj Khởi Nguyên).
+ Vị ngọt,
hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt,
hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy
Kinh:
+ Vào kinh
thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh
thủ Thái âm, thủ Thiếu âm (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ Vào kinh
túc Dương minh, kiêm thủ Thái âm, Thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh
Phế, Vị, Tâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh
Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham
Khảo:
+ Những
người mạch Đại và những chứng nuy súc phải dùng đến Mạch môn vì nó làm cho tâm
phế nhuận thì huyết mạch tự nhiên thông lợi được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
+ Mạch môn
có tác dụng thanh dưỡng âm của Phế và Vị do đó thường bỏ lỏi khi xử dụng. Nếu
chỉ muốn thanh tâm hỏa mà tư âm thì thường cứ để cả lõi khi xử dụng (Đông Dược
Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn
và Thiên môn cùng giống nhau, nhưng Mạch môn không béo và nhiều chất nhờn bổ
bằng Thiên môn, vì vậy muốn tư âm thì dùng Thiên môn tốt hơn. Tuy nhiên Mạch môn
bổ âm mà không dính nhầy mà con2 có thể bổ dưỡng chân âm của Vị, điều này Thiên
môn không sánh bằng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn
và Thiên môn đều có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, nhuận táo, chỉ khái. Nhưng
Mạch môn vị hàn, tác dụng tư âm, nhuận táo so với Thiên môn kém hơn. Mạch môn
thiên về ích tỳ, sinh tân, thanh tâm, trừ phiền. Thiên môn tính rất hàn, nhiều
nước, tác dụng tư âm nhuận táo mạnh hơn Mạch môn, thiên về tư thận, tráng thủy,
thanh phế, giáng hỏa, hóa đờm nhiệt (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
No comments:
Post a Comment