Người ngoài hành tinh (Ảnh minh họa)
Candy Le - Theo Trí Thức Trẻ
(afamily.vn) Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng bí ẩn về người ngoài hành tinh, cây ăn thịt người hay người tự bốc cháy...
1. Người ngoài hành tinh có thật sự tồn tại hay không?
Năm
1987, các nhà khoa học ở Zaire, Angola vô tình đã xâm nhập vào một bộ
tộc cổ đại bị cách ly với thế giới bên ngoài. Sau khi sống cùng họ một
thời gian, các nhà khoa học giật mình phát hiện ra những người ở đây
hiểu rất rõ về hệ mặt trời. Theo lời kể của người trong bộ tộc thì
khoảng 170 năm trước, có một con tàu vũ trụ vì chạy nạn đến đây và sống
cùng người dân trong bộ tộc.
Thật sự thì
người ngoài hành tinh có tồn tại hay không? Có lẽ phải đợi đến nhiều năm
nữa, các nhà khoa học mới biết được câu trả lời chính xác. Hiện tại,
các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể
chứng minh có sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
2. Cây ăn thịt người
Hình ảnh cây ăn thịt người trong sách cổ
Cây
ăn thịt người là các loài thực vật có khả năng ăn thịt con người cũng
như những loài động vật lớn khác. Hình ảnh về cây ăn thịt người từ lâu
đã là nỗi ám ảnh đối với nhiều người và được thổi phồng qua các tác phẩm
văn học, điện ảnh... Charles Robert Darwin cũng từng nghiên cứu về
những loại cây có khả năng ăn thịt người.
Theo
một số tài liệu, trên đảo Java ở Indonesia có một loài cây ăn thịt
người. Cây này cao tới 8-9m, nó được cấu tạo bởi rất nhiều sợi dây và
cành cây mềm. Chỉ cần có người hay động vật chạm vào bất cứ một cành nào
của cây thì cây ngay lập tức sẽ bị cành cây cuốn lấy. Đồng thời cành
cây sẽ tiết ra một loại dịch tiêu hóa người hoặc động vật. Chuyện cây có
khả năng ăn thịt người hay không và bằng cách nào cho đến nay vẫn là
một hiện tượng bí ẩn chưa có lời đáp.
3. Hiện tượng người tự bốc cháy
Hiện tượng người tự bốc cháy (Ảnh minh họa)
Hiện
tượng người tự bốc cháy xảy ra khi một người, do các phản ứng hóa học
trong cơ thể, tự nhiên bắt lửa và bốc cháy mà không hề tiếp xúc với lửa.
Hiện tượng không ngờ này xuất hiện ở thế kỷ thứ 17. Một nhà giải phẫu
người Đan Mạch tên là Thomas Bartholin đã miêu tả về cái chết của một
người phụ nữ tại Paris với một đoạn ngắn gọn là: “biến thành tro và
khói” khi bà ta đang ngủ. Tuy nhiên, chiếc đệm rơm mà bà ta đang nằm lại
không bị cháy.
Đến thế kỷ thứ 20 tổng cộng có
hơn 200 trường hợp như vậy. Có một điểm chung trong các trường hợp người
tự bốc cháy là cơ thể nạn nhân bị đốt gần như hoàn toàn, nhưng các vật
dụng xung quanh, hoặc thậm chí trong một số trường hợp, cả quần áo của
họ vẫn còn nguyên vẹn. Dù đã có nhiều chuyên gia đưa ra bằng chứng cho
hiện tượng này nhưng đến nay khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao cơ
thể người lại có thể tự bốc lửa.
4. Cơn lốc xoáy
Mỗi năm trên toàn cầu xảy ra chừng hơn 1.000 cơn lốc xoáy
Mặc
dù phổ biến song hiện tượng tự nhiên nguy hiểm và gây chết người này
vẫn là một bí ẩn đối với giới khoa học. Các chuyên gia khí tượng đều
biết rằng lốc xoáy là một trong những loại bão mạnh nhất của tự nhiên do
bão sấm sinh ra. Đó là một cột không khí xoáy tròn cực mạnh, trải dài
từ một cơn bão sấm xuống mặt đất.
Tuy nhiên,
họ chưa rõ thời điểm hoặc các điều kiện mà một cơn bão sấm cần có để
sinh ra lốc xoáy. Tốc độ di chuyển của lốc xoáy tầm 50m đến 100m, có lúc
còn đạt đến 300m, vượt qua tốc độ của âm thanh. Mỗi năm trên toàn cầu
xảy ra chừng hơn 1.000 cơn lốc xoáy, làm cho hàng vạn người bị chết.
5. Sự tuyệt chủng của khủng long
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao khủng long lại biến mất khỏi trái đất.
Loài
khủng long biến mất khỏi trái đất từ 65 triệu năm trước. Bí ẩn về sự
tuyệt chủng của khủng long vẫn khiến rất nhiều nhà khoa học đau đầu.
Trước đây, một số nhà khoa học cho rằng thực vật có hoa xuất hiện đã làm
thay đổi thành phần thức ăn của khủng long làm cho chúng tuyệt diệt.
Trong
khi đó lại có người tin rằng thủ phạm gây ra sự tuyệt diệt của khủng
long là một tiểu hành tinh khổng lồ, di chuyển với tốc độ chậm. Theo suy
đoán, nơi rộng nhất của tiểu hành tinh gây ra vụ va chạm có thể đạt
10km. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn tranh cãi, chưa giải thích được
vì sao khủng long lại biến mất khỏi trái đất.
No comments:
Post a Comment