Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
1/ Nấm linh chi. Còn gọi là linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim, thuốc thần tiên
Tính bình, không độc. Chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp tính và mãn tính.
a. Hồng chi (xích chi, đơn chi) Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh về huyết và thần kinh, tim
b. Hoàng chi (kim chi) Vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch.
c. Hắc chi (huyền chi). Vị mặn tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết.
d. Bạch chi (ngọc chi) Vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí.
e. Tử chi (Linh chi tím) Vị ngọt, tính ôn, không có độc, chủ trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
Dùng 6 loại linh chi lâu ngày sẽ giúp cho nhẹ người tăng tuổi thọ.
Cách và liều dùng đơn giản nhất là dùng toàn nấm linh chi đã sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột đun nước sôi kỹ (sôi 15 - 30 phút) lấy nước uống trong ngày. Liều dùng mỗi ngày 2 -5 gr nấm linh chi. Nước sắc nấm linh chi có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống.
..............................................
Hà thủ ô trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen râu tóc.
Liều dùng: 12 - 20 gr. Loại sắc, thuốc rượu hoặc thuốc bột.
.......................................
Thục địa: Có tính ôn và bổ thận. Vào 3 kinh tâm, can và thận. Có tác dụng nuôi thân, dưỡng âm và bổ thận, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư ho, suyễn. người huyết suy thì nên dùng.
Kỷ tử: Còn gọi là câu khởi, địa cốt tử, câu kỷ tử.
Là một vị thuốc bổ toàn thân, dùng trong các bệnh đái đường (phối hợp các vị thuốc khác), ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, bổ tinh khí, giữ cho người trẻ lâu
Liều dùng: 6 - 15 gr Loại sắc hoặc thuốc rượu
Vị ngọt tính bình. Có tác dụng bổ can, thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Dùng chữa chân tay yếu, mỏi, mắt mờ, di mộng tinh.
....................................
Thổ ty tử: Vị ngọt, tính ôn. Vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can, thận ích tinh tủy, mạnh gân cốt. Dùng chữa thận hư tinh lạnh. Một vị thuốc bổ chữa bệnh liệt dương, di tinh, chân, lưng mỏi đau, mỏi gối, tai ù, mắt mờ, sốt khát nước, tiểu tiện đục, dùng lâu đẹp nhan sắc.
Kiêng kỵ: những người dễ cường dương, bí đại tiện không nên dùng.
Liều dùng: 8 -16 gr
...........................................
Ngủ vị tử: Có vị chua, mặn, tính ôn, không độc vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng liễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm ích khí, bổ ngủ tạng, thêm tính trừ nhiệt.
Bổ thận, dùng trong những trường hợp thân thể mệt nhọc, uể oải không muốn làm gì, trị ho, liệt dương và mệt mỏi, biếng hoặt động.
Tuy nhiên, đối với những người có biểu tà, có thực nhiệt thì không nên dùng.
.........................................
Đông trùng hạ thảo: Có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liẹt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh. Thuốc bổ chữa thần kinh suy nhược, ho, ho lao. Bổ tinh khí, chữa đau lưng, bổ thận.
Bài thuốc chữa người già suy nhược, viêm khí quãn mãn tính
1/ Đông trùng hạ thảo 10 gr
2/ Khoản đông hoa 6 gr
3/ Tang bạch bì 8 gr
4/ Cam thảo 3 gr
5/ Tiểu hồi hương 2 gr
Nước 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Liều dùng: 6 -12 gr. Dùng với hình thức ngâm rượu uống. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu chữa chứng đau lưng, mỏi gối, tác dụng ngang với nhân sâm.
.....................................................
Hoàng kỳ: Vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh phế và tỳ. Tác dụng bổ khí, lợi tiểu, thác sang. Biểu hư sinh ra mồ hôi trộm, tỳ hư sinh ra tiêu chảy, dương hư huyết thoát, thủy thủng
Có tác dụng tăng sự co bóp của tim bình thường. Đối với tim bị trúng độc hay do mệt mỏi mà suy kiệt, thì tác dụng lại càng rõ rệt. Hoàng kỳ cò có tác dụng làm giản mạch ngoại vi, làm cho máu tới nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, hạ huyết áp, do mạch tim và mạch thận thật giản nở nên cũng giúp thông tiểu tiện.
Thuốc trị ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, làm hết đau, hút mủ, là thuốc quan trọng chữa bệnh đậu không mọc được, chữa mọi bệnh của trẻ con, phụ nữ có ác huyết không ra hết, đàn ông hư tổn.
Chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vở, viêm thận mãn tính với abumin niệu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi.
Liều dùng: 3 - 9 gr loại sắc hoặc thuốc cao.
.......................................
Hồng đằng: còn gọi là Thuyết đằng, hoạt huyết đằng, kê huyết đằng, đại huyết đằng, dây máu người. Có vị đắng, tính bình có khả năng khử phong, thông kinh lạc, đau bụng giun.
Liều dùng: 12 40 gr. Loại sắc
Kê Huyết đằng: Có vị đắng tính ôn, có tác dụng bổ huyết, thông kinh lạc, khỏe gân cốt, dùng chữa đau lưng, đau mình, kinh nguyệt không đều.
Ngày dùng 6 - 12 gr. Loại sắc hay ngâm rượu.
...........................................
Kẹo mạch nha: Có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế. Tác dụng bổ trung, ích khí, mạnh dạ dầ, nhuận phế và giải độc được chất độc của ô đầu phụ tử, chữa những chứng do trung hư mà đau bụng, phế khô mà ho, ho lao, cơ thể suy nhược.
Liều dùng: 4 -40 gr.
.............................
Bổ béo: Vừa ngọt, vừa hơi đắng có tác dụng bồi bổ, kích thích ăn ngon, nhuận tràng, lợi tiểu. Người uống lâu ngày béo khỏe cho nên có tên là bổ béo.
Liều dùng: 10 - 20 gr rễ khô loại sắc hay tán bột làm thành viên uống.
.....................................
Cát sâm: Còn gọi là sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thực. Cát là sắn, lại có tác dụng bổ, do đó có tên là cát sâm.
Cát sâm là một vị thuốc bổ mát, do đó mới có tên sâm. Dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác dưới dạng sắc
Liều dùng: 10 - 20 gr, có thể dùng tới 40 gr.
Cũng dùng làm thuốc chữa đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính, ho.
Liều dùng: 40 - 80 gr loại sắc.
Đơn thuốc có cát sâm: Thuốc bổ dùng cho những người yếu, ho, sốt, khát nước
1/ Cát sâm 12 gr
2/ Mạch môn 12 gr
3/ Thiên môn 8 gr
Nước 400 ml. sắc còn 200 ml. chia 3 lần uống trong ngày .
Thuốc chữa sốt khát nước
1/ Cát sâm 12 gr
2/ Cát căn 12 gr
3/ Cam thảo 4 gr
Nước 400 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
...................................
bài viết rất tốt về thuoc bo than này hay đấy bạn nên viết nhiều nên
ReplyDeleteCám ơn bạn đã ghé thăm, PMANTH sẽ cố gắng post thêm các bài nói về các vị thuốc để mọi người có thể tham khảo
Deletemua thuốc bổ cho bà bầu prenatal dha ở đâu tốt nhất vậy bạn
ReplyDelete