(afamily.vn) Nếu ngôi nhà của bạn không có điều hòa, hãy tham khảo những mẹo nhỏ sau đây để có cách giảm nhiệt hợp lý nhất cho không gian sống của mình.
Có lẽ mọi người trong chúng ta đều đồng ý rằng làn gió mát lạnh từ điều hòa không khí sẽ mang đến cảm giác thoải mái trong mùa hè nóng nực. Nhưng nếu nhà bạn không có điều hòa thì sao? Những mẹo nhỏ sau sẽ là cách giảm nhiệt khá hiệu quả để giữ cho ngôi nhà của bạn mát mẻ mà không phải lo lắng về chi phí tiền điện.
1. Che các cửa sổ
Không thể phủ nhận tác dụng của cửa sổ trong việc khiến căn nhà thoáng và mát hơn. Nhưng khi ánh nắng gay gắt của mùa hè "đổ bộ" và "thiêu đốt" mọi nơi, việc bạn cần làm lại là che kín cửa sổ để không khí nóng không thể xâm lấn vào bên trong. Tuy nhiên, bạn chỉ cần che các cửa sổ phía nam và phía tây (nhất là những cửa sổ kính), vốn là những hướng có thời gian "đối mặt" trực tiếp với mặt trời khá dài trong ngày. Đây có thể không phải là giải pháp trọn vẹn nhưng ít nhất điều này cũng giúp nhà bạn không bị "hâm nóng" thêm.
Không thể phủ nhận tác dụng của cửa sổ trong việc khiến căn nhà thoáng và mát hơn. Nhưng khi ánh nắng gay gắt của mùa hè "đổ bộ" và "thiêu đốt" mọi nơi, việc bạn cần làm lại là che kín cửa sổ để không khí nóng không thể xâm lấn vào bên trong. Tuy nhiên, bạn chỉ cần che các cửa sổ phía nam và phía tây (nhất là những cửa sổ kính), vốn là những hướng có thời gian "đối mặt" trực tiếp với mặt trời khá dài trong ngày. Đây có thể không phải là giải pháp trọn vẹn nhưng ít nhất điều này cũng giúp nhà bạn không bị "hâm nóng" thêm.
Che các cửa sổ phía nam và phía tây để tránh cho ngôi nhà bị "hâm nóng"
2. Sử dụng quạt trần
Quạt trần chỉ có thể di chuyển không khí xung quanh, nhưng nó lại khá hiệu quả trong việc "xua nóng". Trên thực tế, với diện tích làm mát rộng cũng như tốn ít chi phí nên thiết bị này khá phổ biến trong các hộ gia đình. Thêm vào đó, quạt trần giúp cho không khí lưu thông, luân chuyển trong phòng dễ dàng hơn, do đó nó có tác dụng giữ cho nhiệt độ căn phòng mát mẻ. Trong những trường hợp không có điều kiện lắp điều hòa hay muốn tiết kiệm lâu dài thì quạt trần là một thay thế đáng được cân nhắc.
Quạt trần chỉ có thể di chuyển không khí xung quanh, nhưng nó lại khá hiệu quả trong việc "xua nóng". Trên thực tế, với diện tích làm mát rộng cũng như tốn ít chi phí nên thiết bị này khá phổ biến trong các hộ gia đình. Thêm vào đó, quạt trần giúp cho không khí lưu thông, luân chuyển trong phòng dễ dàng hơn, do đó nó có tác dụng giữ cho nhiệt độ căn phòng mát mẻ. Trong những trường hợp không có điều kiện lắp điều hòa hay muốn tiết kiệm lâu dài thì quạt trần là một thay thế đáng được cân nhắc.
Quạt trần rất hiệu quả vì giúp xua nóng, lưu thông không khí
3. Tận dụng lợi thế của cây xanh
Cây xanh có thể đem lại một bầu không khí dịu mát hơn trong những ngày hè nóng nực. Bóng của nó có thể làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ, thậm chí là giảm nhiệt cho ngôi nhà của bạn. Tất nhiên bạn phải trồng chúng và phải đợi một thời gian cho cây lớn để có thể tận hưởng lợi ích từ nó. Đổi lại là sau đó, bạn sẽ nhận được những lợi ích lâu dài, tiết kiệm và bền vững.
Cây xanh có thể đem lại một bầu không khí dịu mát hơn trong những ngày hè nóng nực. Bóng của nó có thể làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ, thậm chí là giảm nhiệt cho ngôi nhà của bạn. Tất nhiên bạn phải trồng chúng và phải đợi một thời gian cho cây lớn để có thể tận hưởng lợi ích từ nó. Đổi lại là sau đó, bạn sẽ nhận được những lợi ích lâu dài, tiết kiệm và bền vững.
Cây xanh hạn chế sự gia tăng nhiệt độ, đồng thời giảm nhiệt.
4. Lựa chọn rèm cửa.
Rèm cửa rất hiệu quả trong việc giảm nhiệt, ngăn cái nóng. Thực tế nó sẽ giảm số tia UV xâm nhập vào bên trong. Trong mùa hè, bạn nên chọn rèm cửa dày và có màu sắc tươi sáng. Nếu kết hợp cả rèm bên trong và rèm cửa bên ngoài nhà thì không gian bên trong nhà cơ bản sẽ được ngăn cách khỏi tất cả các nguồn nhiệt từ mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng có thể bạn cũng có thể kết hợp thêm cửa kính màu để góp phần giảm nhiệt cho ngôi nhà trong những ngày hè nóng bức.
Rèm cửa giúp giảm nhiệt và có thể ngăn tia UV xâm nhập vào không gian bên trong.
No comments:
Post a Comment