(afamily.vn) 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai sẽ phát triển bệnh tiểu đường tại một số thời điểm trong tương lai.
Tiểu đường thai kỳ
là một loại của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Nó thường được
chẩn đoán bởi các xét nghiệm được thực hiện giữa tuần 24 và 28 của thai
kỳ. Theo Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ, bệnh tiểu đường thai nghén ảnh
hưởng đến 4% các phụ nữ mang thai.
Trong khi
các bác sĩ không chắc chắn những gì đã gây ra bệnh tiểu đường trong thời
kỳ mang thai thì nhiều người tin rằng kích thích tố từ nhau thai có thể
đã ngăn chặn hoạt động insulin ở người mẹ, dẫn đến những bất thường về
mức độ đường trong máu.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong
tiểu đường thai kỳ, người mẹ mang thai cần nhiều insulin hơn và nhiều
lần tuyến tụy của người mẹ đã không thể có đủ insulin để cung cấp cho
đường trong máu.
Tiểu đường thai kỳ là một loại của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
Tiểu đường thai kỳ là một loại của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ, đó là:
- Người mẹ nhiều hơn 25 tuổi
- Trong gia đình có người bị tiểu đường
- Mẹ bị thừa cân khi mang thai
- Người mẹ có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Các triệu chứng của bệnh là không nhìn thấy được, do đó mà bác sĩ chỉ tìm thấy bệnh tiểu đường thai kỳ
thông qua các thử nghiệm sàng lọc glucose. Bên cạnh đó các chuyên gia
cũng chỉ ra một vài dấu hiệu như: tăng cảm giác ngon miệng, liên tục
buồn đi tiểu, bị giảm cân mặc dù đã rất thèm ăn, ăn nhiều.
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đến việc mang thai và em bé sau này?
Điều
quan trọng là cần phải giữ cho lượng đường trong máu của cơ thể mẹ
trong tầm kiểm soát bởi vì mẹ có quá nhiều đường trong máu sẽ dẫn đến hạ
đường huyết trong máu của bé. Lượng đường trong máu người mẹ quá cao
cũng làm cho em bé phát triển nhanh, gây ra khả năng khó sinh, khi sinh
có thể dẫn đến một xương bị gãy hoặc tổn thương thần kinh. Tuy nhiên cả
hai nguy cơ này đều được chữa lành với 99% trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó thì trẻ của những bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ sau này có nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 cao.
Điều trị và biện pháp khắc phục hậu quả đối với bệnh tiểu đường thai kỳ
- Lên kế hoạch ăn uống: Các
chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lên kế hoạch cho bữa ăn đáp ứng
nhu cầu calo của bạn và kiểm soát lượng đường trong máu. Việc dùng
insulin để giảm lượng đường cũng sẽ không ảnh hưởng đến em bé.
- Tập thể dục: Các
nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập vừa phải giúp cải thiện khả năng
của người mẹ để xử lý glucose, giữ lượng đường trong máu trong kiểm
soát. Các hoạt động như aerobic, đi bộ hay bơi lội mỗi ngày sẽ rất có
lợi cho bạn.
- Điều trị bằng thuốc: Khoảng 15% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ cần thuốc. Hầu hết các bệnh nhân bắt đầu với thuốc uống thay vì tiêm.
Tiểu đường thai kỳ có làm tăng nguy cơ cho bệnh tiểu đường trong tương lai?
Khoảng một phần ba đến một nửa số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
sẽ có nguy cơ tái phát ở lần mang thai sau. Và lên đến 50% phụ nữ mắc
tiểu đường thai sẽ phát triển bệnh tiểu đường tại một số thời điểm trong
tương lai.
No comments:
Post a Comment