danong.com - Đầu
tư hết vốn liếng cá nhân, chi tiêu phóng khoáng khi kinh doanh khởi
sắc, thậm chí nhiều doanh nhân trẻ còn sử dụng thẻ tín dụng cá nhân
trong kinh doanh. Về lâu dài, những việc này đều gây hại cho doanh
nghiệp.
Khi Hagan Major 26 tuổi bắt đầu mở công ty mua bán quảng cáo trực tuyến từ hơn 10 năm trước, anh không biết chút gì về tài chính.
“Chúng tôi rót tất cả tiền của vào công ty và không rút một đồng nào cho mình… công ty chỉ phải mua bữa trưa cho chúng tôi”, anh Major – đồng sáng lập tập đoàn truyền thông YellowHammer tại New York cho hay. Hơn thế nữa, ranh giới mập mờ giữa tài chính công ty và tài chính cá nhân của anh khiến cho cả công ty lẫn chủ nhân của nó phải đau đầu. Anh nói: “Việc đó khiến các vấn đề thuế má trở nên thực sự phức tạp”. Sau lần vô tình sử dụng số An sinh xã hội của mình thay vì mã số thuế của công ty để mua quảng cáo mạng hồi năm 2007, Major đã nhận được một hóa đơn thanh toán khổng lồ từ cơ quan thuế vụ liên bang IRS: Anh nợ nước Mỹ khoản truy thu thuế 60.000 USD trong doanh thu công ty. “Mà tôi thì đã ăn hết số tiền nộp thuế rồi”, anh nói.
Major không phải chủ doanh nghiệp trẻ duy nhất từng phạm sai lầm về tài chính cá nhân.
Dưới đây là 7 sai lầm về tài chính cá nhân phổ biến mà các doanh nhân trẻ hay mắc phải, và cách tránh những sai lầm này.
Đầu tư quá đà vào doanh nghiệp
Để tỏ vẻ chuyên nghiệp, nhiều doanh nhân trẻ tiêu cả tiền tiết kiệm của mình một cách khá phóng khoáng. Họ có thể thuê một văn phòng sang trọng hay mua những thiết bị đắt tiền. Những khoản chi quá đà cho doanh nghiệp không thực sự cần thiết có thể khiến bạn tiêu lẹm vào tài khoản cá nhân của mình, bà Alexa von Tonbel - sáng lập và CEO của trang LearnVest.com chuyên cung cấp tài chính cá nhân trực tuyến cho phụ nữ - cho biết. Bạn có thể đốt sạch cả vốn liếng của mình trước khi bán được một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đó cũng là khi các doanh nhân trẻ ngày càng dấn sâu hơn vào vòng luẩn quẩn của chính mình.
Thay vào đó, “hãy chi tiêu từng đồng bạn có cho việc tạo dựng sản phẩm thật sự tốt và đưa nó đến trước mặt khách hàng”, bà von Tobel nói. “Nếu sản phẩm của bạn không tốt, đừng hi vọng công ty của bạn sẽ có tiến triển gì.”
Tối giản hóa tính hình thức
Tất cả các doanh nhân trẻ thường chọn đường tắt trong các vấn đề pháp lý và kế toán. Có lẽ họ biết một luật sư hay một chuyên gia tài chính mà họ có thể nhờ giúp họ lấy giấy phép hay nhìn qua cho họ cuốn sổ cái. Nhưng những hành động này có thể có tác động ngược. Hãy thuê một ai đó có chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể mà bạn cần.
Ví dụ, một sai lầm trong kế toán có thể khiến bạn phải trả một khoản thuế cá nhân lớn hơn nhiều so với thực tế. Và khi các khoản tài chính cá nhân của bạn trở nên lộn xộn, các nhà đầu tư sẽ ngần ngại không muốn đầu tư vào doanh nghiệp của bạn, và bạn lại phải tự bỏ tiền túi cho công ty của mình.
Không trả lương cho mình
Cũng như Major, các chủ doanh nghiệp trẻ định ăn mì qua ngày và bỏ hết vốn liếng của mình vào doanh nghiệp mà không định lấy lại một xu nào. Việc này tuy có thể giúp tiền chảy vào doanh nghiệp - chưa nói đến việc mở rộng nguồn vốn có thực sự cần thiết hay không – nhưng sẽ khiến mọi thứ thêm rối rắm khi công ty phải trả tiền thuê nhà và tiền ăn cho bạn. Vậy bạn nên làm gì? Hãy trả cho mình một khoản lương dù chỉ rất khiêm tốn, để bạn có thể duy trì khoản tài chính cá nhân của mình độc lập với tài chính công ty. Và cũng đừng quá hăng hái trả ngay cho mình một mức lương nhiều con số 0. Bạn cần để dành một khoản tiền đủ cho doanh nghiệp hoạt động trong những thời điểm khó khăn.
Không lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất.
“Những người trẻ tuổi thường tự cho mình là siêu nhân cao 14 feet và ngăn được súng đạn”, ông Johnson, chuyên gia chiến lược cấp cao tại công tư vấn quản lý tài chính Signature nói. Nhưng rõ ràng họ không phải như vậy, nên họ cần lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất. Hãy lên kế hoạch tìm người kế nhiệm và một vài hình thức đảm bảo giúp công ty tiếp tục hoạt động khi bạn không thể điều hành được nữa. Ông Johnson khuyên bạn nên lập một “giấy ủy quyền có thể hủy ngang” – một dạng di chúc, giúp công ty tránh khỏi những vụ kiện tụng tốn kém có thể diễn ra nhằm tìm ra người thay bạn điều hành công ty.
Nếu bạn là một thành viên hợp danh hoặc công ty của bạn có thể bán đi dễ dàng, bạn nên thiết lập một “thỏa thuận mua bán”. Thỏa thuận bắt buộc này quy định cách giải quyết khi một đồng sáng lập qua đời, trong đó có điều khoản bảo hiểm có thể mang lại vốn tài chính cho công ty một khi có chuyện không hay xảy ra với một trong những người sáng lập.
Không tách biệt tài sản công ty và tài sản cá nhân
Cho dù là khoản vốn vay bảo đảm cá nhân hay sử dụng bất động sản để vay thế chấp, tận dụng tài sản cá nhân vì mục đích kinh doanh là việc không thể chấp nhận được. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, chủ nợ có thể tịch thu những tài sản cá nhân này để thế nợ. Bạn chỉ nên sử dụng tài sản công ty để thế chấp, do vậy, nếu tình hình kinh doanh có trở nên bi quan, bạn cũng không phải chịu trách nhiệm cá nhân cho khoản vay đó.
Sử dụng thẻ tín dụng cá nhân cho mục đích kinh doanh
Sử dụng thẻ tín dụng cá nhân khi ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền cũng là việc làm đầy rủi ro. Không những bạn có thể phải tự nạp những khoản tiền khôgn đáng, việc lẫn lộn giữa tài khoản công ty và cá nhân cũng có thể hủy hoại doanh nghiệp của bạn. Thử nghĩ xem: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn bị kiểm toán? Trong trường hợp đó, bạn cần phải cung cấp bản ghi chi phí kinh doanh trong vòng ít nhất 3 năm trở lại. Thay vào đó, hãy sử dụng một thẻ tín dụng kinh doanh và chỉ sử dụng nó cho những khoản chi cần thiết của công ty.
Chiếm đoạt ngân quỹ công ty
Nếu công ty có 2 hay 3 tháng doanh thu vượt trội, chủ doanh nghiệp, đặc biệt là những người trẻ sẽ trở nên tự tin thái quá. Những người ít kinh nghiệp sẽ bắt đầu sử dụng ngân quỹ công ty một cách bừa bãi. Có thể họ cần một chiếc ô tô, thế là họ mua ngay một chiếc tốt nhất, và rồi nhận ra việc kinh doanh những tháng sau đó không khởi sắc được như vậy. Nhiều doanh nhân trẻ đã hủy hoại công ty của chính mình bằng cách này.
Khi Hagan Major 26 tuổi bắt đầu mở công ty mua bán quảng cáo trực tuyến từ hơn 10 năm trước, anh không biết chút gì về tài chính.
“Chúng tôi rót tất cả tiền của vào công ty và không rút một đồng nào cho mình… công ty chỉ phải mua bữa trưa cho chúng tôi”, anh Major – đồng sáng lập tập đoàn truyền thông YellowHammer tại New York cho hay. Hơn thế nữa, ranh giới mập mờ giữa tài chính công ty và tài chính cá nhân của anh khiến cho cả công ty lẫn chủ nhân của nó phải đau đầu. Anh nói: “Việc đó khiến các vấn đề thuế má trở nên thực sự phức tạp”. Sau lần vô tình sử dụng số An sinh xã hội của mình thay vì mã số thuế của công ty để mua quảng cáo mạng hồi năm 2007, Major đã nhận được một hóa đơn thanh toán khổng lồ từ cơ quan thuế vụ liên bang IRS: Anh nợ nước Mỹ khoản truy thu thuế 60.000 USD trong doanh thu công ty. “Mà tôi thì đã ăn hết số tiền nộp thuế rồi”, anh nói.
Major không phải chủ doanh nghiệp trẻ duy nhất từng phạm sai lầm về tài chính cá nhân.
Dưới đây là 7 sai lầm về tài chính cá nhân phổ biến mà các doanh nhân trẻ hay mắc phải, và cách tránh những sai lầm này.
Đầu tư quá đà vào doanh nghiệp
Để tỏ vẻ chuyên nghiệp, nhiều doanh nhân trẻ tiêu cả tiền tiết kiệm của mình một cách khá phóng khoáng. Họ có thể thuê một văn phòng sang trọng hay mua những thiết bị đắt tiền. Những khoản chi quá đà cho doanh nghiệp không thực sự cần thiết có thể khiến bạn tiêu lẹm vào tài khoản cá nhân của mình, bà Alexa von Tonbel - sáng lập và CEO của trang LearnVest.com chuyên cung cấp tài chính cá nhân trực tuyến cho phụ nữ - cho biết. Bạn có thể đốt sạch cả vốn liếng của mình trước khi bán được một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đó cũng là khi các doanh nhân trẻ ngày càng dấn sâu hơn vào vòng luẩn quẩn của chính mình.
Thay vào đó, “hãy chi tiêu từng đồng bạn có cho việc tạo dựng sản phẩm thật sự tốt và đưa nó đến trước mặt khách hàng”, bà von Tobel nói. “Nếu sản phẩm của bạn không tốt, đừng hi vọng công ty của bạn sẽ có tiến triển gì.”
Tối giản hóa tính hình thức
Tất cả các doanh nhân trẻ thường chọn đường tắt trong các vấn đề pháp lý và kế toán. Có lẽ họ biết một luật sư hay một chuyên gia tài chính mà họ có thể nhờ giúp họ lấy giấy phép hay nhìn qua cho họ cuốn sổ cái. Nhưng những hành động này có thể có tác động ngược. Hãy thuê một ai đó có chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể mà bạn cần.
Ví dụ, một sai lầm trong kế toán có thể khiến bạn phải trả một khoản thuế cá nhân lớn hơn nhiều so với thực tế. Và khi các khoản tài chính cá nhân của bạn trở nên lộn xộn, các nhà đầu tư sẽ ngần ngại không muốn đầu tư vào doanh nghiệp của bạn, và bạn lại phải tự bỏ tiền túi cho công ty của mình.
Không trả lương cho mình
Cũng như Major, các chủ doanh nghiệp trẻ định ăn mì qua ngày và bỏ hết vốn liếng của mình vào doanh nghiệp mà không định lấy lại một xu nào. Việc này tuy có thể giúp tiền chảy vào doanh nghiệp - chưa nói đến việc mở rộng nguồn vốn có thực sự cần thiết hay không – nhưng sẽ khiến mọi thứ thêm rối rắm khi công ty phải trả tiền thuê nhà và tiền ăn cho bạn. Vậy bạn nên làm gì? Hãy trả cho mình một khoản lương dù chỉ rất khiêm tốn, để bạn có thể duy trì khoản tài chính cá nhân của mình độc lập với tài chính công ty. Và cũng đừng quá hăng hái trả ngay cho mình một mức lương nhiều con số 0. Bạn cần để dành một khoản tiền đủ cho doanh nghiệp hoạt động trong những thời điểm khó khăn.
Không lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất.
“Những người trẻ tuổi thường tự cho mình là siêu nhân cao 14 feet và ngăn được súng đạn”, ông Johnson, chuyên gia chiến lược cấp cao tại công tư vấn quản lý tài chính Signature nói. Nhưng rõ ràng họ không phải như vậy, nên họ cần lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất. Hãy lên kế hoạch tìm người kế nhiệm và một vài hình thức đảm bảo giúp công ty tiếp tục hoạt động khi bạn không thể điều hành được nữa. Ông Johnson khuyên bạn nên lập một “giấy ủy quyền có thể hủy ngang” – một dạng di chúc, giúp công ty tránh khỏi những vụ kiện tụng tốn kém có thể diễn ra nhằm tìm ra người thay bạn điều hành công ty.
Nếu bạn là một thành viên hợp danh hoặc công ty của bạn có thể bán đi dễ dàng, bạn nên thiết lập một “thỏa thuận mua bán”. Thỏa thuận bắt buộc này quy định cách giải quyết khi một đồng sáng lập qua đời, trong đó có điều khoản bảo hiểm có thể mang lại vốn tài chính cho công ty một khi có chuyện không hay xảy ra với một trong những người sáng lập.
Không tách biệt tài sản công ty và tài sản cá nhân
Cho dù là khoản vốn vay bảo đảm cá nhân hay sử dụng bất động sản để vay thế chấp, tận dụng tài sản cá nhân vì mục đích kinh doanh là việc không thể chấp nhận được. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, chủ nợ có thể tịch thu những tài sản cá nhân này để thế nợ. Bạn chỉ nên sử dụng tài sản công ty để thế chấp, do vậy, nếu tình hình kinh doanh có trở nên bi quan, bạn cũng không phải chịu trách nhiệm cá nhân cho khoản vay đó.
Sử dụng thẻ tín dụng cá nhân cho mục đích kinh doanh
Sử dụng thẻ tín dụng cá nhân khi ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền cũng là việc làm đầy rủi ro. Không những bạn có thể phải tự nạp những khoản tiền khôgn đáng, việc lẫn lộn giữa tài khoản công ty và cá nhân cũng có thể hủy hoại doanh nghiệp của bạn. Thử nghĩ xem: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn bị kiểm toán? Trong trường hợp đó, bạn cần phải cung cấp bản ghi chi phí kinh doanh trong vòng ít nhất 3 năm trở lại. Thay vào đó, hãy sử dụng một thẻ tín dụng kinh doanh và chỉ sử dụng nó cho những khoản chi cần thiết của công ty.
Chiếm đoạt ngân quỹ công ty
Nếu công ty có 2 hay 3 tháng doanh thu vượt trội, chủ doanh nghiệp, đặc biệt là những người trẻ sẽ trở nên tự tin thái quá. Những người ít kinh nghiệp sẽ bắt đầu sử dụng ngân quỹ công ty một cách bừa bãi. Có thể họ cần một chiếc ô tô, thế là họ mua ngay một chiếc tốt nhất, và rồi nhận ra việc kinh doanh những tháng sau đó không khởi sắc được như vậy. Nhiều doanh nhân trẻ đã hủy hoại công ty của chính mình bằng cách này.
Theo CafeF
No comments:
Post a Comment