Pages
▼
Thursday, June 6, 2013
CÁC BỆNH ĐỒNG HÀNH VỚI CHU KỲ KINH NGUYỆT
Theo Tuần Báo Mới
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường "Cứ đến mỗi tháng" không xuất hiện những triệu chứng đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có người bị một số bệnh "đồng hành" với chu kỳ kinh nguyệt, tuy ít gặp, nhưng rất dễ chuẩn đoán nhầm, vì vậy nên cần đặc biệt lưu ý.
1/ Hen kỳ kinh nguyệt
Đặc điểm của loại hen này là nó trùng với kỳ kinh nguyệt, thường bắt đầu phát tác 3- 4 ngày trước hôm "thấy" kinh, mức độ tăng nặng dần, hiệu quả điều trị bằng thuốc không rõ rệt, nhưng sau khi "sạch" kinh được một hai hôm thì sẽ giảm dần, và bình phục rất nhanh. Để đến trước kỳ kinh nguyệt sau, tình trạng phiền toái trên lại tái tiếp diễn. Cách phát sinh của nó có liên quan với quá trình tổng hợp protagiandin F. Prostagiandin (tiền liệt tuyến tố) có rất nhiều loại khác nhau, nhưng prostagiandin gây tác dụng đối với cơ trơn (smooth muscle) cuống phổi chủ yếu là 2 loại là F2a và F28. loại F2a. có tác dụng làm căng (co rút cơ trơn) loại F28 ngược lại có tác dụng làm chùng (nới giản cơ trơn). Nồng độ prostagiandin F2a. trong huyết tương thời kỳ kinh nguyệt tăng lên rõ rệt, dẫn tới cơ trơn cuống phổi bị co rút, khiến trở lực đường dẫn khí tăng lên phát tiếng hen khò khè.
2/ Mẫn da kỳ kinh nguyệt
1 -3 ngày trước khi thấy "kinh" người bệnh bị mẫn ngứa da khắp cơ thể. 1 -2 ngày sau khi "sạch" kinh triệu chứng trên giảm dần cho tới khi chấm dứt. Tới kỳ kinh nguyêt sau, hiện tượng trên lại tái phát. Chứng mẫn da (rash) rất đa dạng, như mụn nhọt (papule), mụn nước, thủy đậu (bled), mề đai (nettle rash) v..v.. và cũng có thể phát sinh tình trạng xuất huyết dưới da (purpura).
Nguyên nhân dẫn tới mẫn da kỳ kinh nguyệt là do trước khi xuất hiện kinh nguyệt, lượng progosterone nội tiết của buồng trứng tăng lên, cơ thể xảy ra phản ứng tự vệ đối với sự biến đổi hormone progesterone dẫn đến việc mụn ngứa để "thải độc", nên còn gọi là viêm da do miễn dịch tự thân đối với progesterone (proluton).
3/ Ho ra máu kỳ kinh nguyệt
Cơ thể do trong khí quản hoặc trong cuống phổi có bám màng trong tử cung "di thực" tới, và dưới tác dụng của estrin (estrogenic hormone), có thể xảy ra sự biến hóa giống như với màng trong tử cung, gây nên phản ứng bong tróc, từ đó phát sinh ho ra máu trong kỳ kinh nguyệt. Có thể điều trị bằng thuốc tránh thai (contraceptive).
4/ Đau khớp gối kỳ kinh nguyệt
Đau khớp gối ở phụ nữ thường xảy ra trước khi "thấy tháng" chừng một tuần lễ, hết chu kỳ kinh nguyệt, triệu chứng đau nhức này sẽ mất dần. Trước kỳ kinh nguyệt, sự mất cân bằng về tỷ lệ estrin sẽ ảnh hưởng tới quá trình bài tiết bình thường của nước, muối trong cơ thể; đồng thời, trước kỳ kinh nguyệt chị em thường căng thẳng về mặt tinh thần, khiến sự nội tiết hai loại hormone khác có liên quan mật thiết với sự chuyển hóa muối, nước trong cơ thể - antidiuretic hormone và cortical hormone cũng xuất hiện sự lệnh lạc làm cho sự bài thải muối, nước bị giảm thiểu, gây phù nước phần đệm mỡ trong khớp gối (kneecap) gây đau nhức. Tới kỳ kinh nguyệt sau lại tái diễn. Chứng bệnh này, không cần điều trị đặc biệt gì, chỉ tránh vận động mạnh và kỵ ăn uống quá mặn.
5/ Chảy máu cam kỳ kinh nguyệt
Ở một số phụ nữ có hiện tượng trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt bị chảy máu cam (nosebleed) mang tính chu kỳ, có những trường hợp cá biệt tuy không trùng với kỳ nguyệt mà hằng tháng hoặc cứ cách một khoảng thời gian lại đổ máu cam một lần. Hiện tượng này gọi là "kinh nguyệt ngược", còn trong y học gọi là "kinh nguyệt mang tính thay thế (Compensation). Nguyên nhân bởi vì tại vị trí đặc biệt nào đó của tế bào thượng bì trên niêm mạc mũi quá nhạy bén đối với sự thay đổi của mức độ estrin trong cơ thể trước khi thấy "tháng", sự nội tiết estrin diễn ra khá mạnh, và giống như màng trong tử cung, niêm mạc mũi cũng bị sung huyết, sưng tấy và xảy ra xuất huyết mang tính chu kỳ khi mức độ estrin hạ xuống rất nhanh.
6/ Viêm khoang miệng hay loét ngứa cửa mình
Trước khi "thấy tháng" chừng 1- 3 ngày, niêm mạc khoang miệng hoặc ngoài cửa mình bị mủn loét ngứa rát rất khó chịu. Bôi các loại thuốc thông thường không công hiệu, nhưng sau khi "sạch" kinh thì hiện tượng phiền toái trên mất dần, và cứ lập đi lập lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Có ý kiến cho rằng cách phát bệnh của nó cũng giống như chứng mẩn da (rash) kỳ kinh nguyệt
7/ Tức ngực kỳ kinh nguyệt
Còn gọi là hiện tượng "tràn khí ngực" (pneumothrax) kỳ kinh nguyệt. Có những phụ nữ phổi không có bệnh tật gì, nhưng cứ tới kỳ kinh nguyệt lại phát sinh hiện tượng tràn khí ngực, mang tính chu kỳ rất khó chịu. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại chứng vị trí sai khác của màng trong tử cung, là do tế bào màng trong tử cung theo máu hoặc tuần hoàn lymph dịch chuyển cấp tới phổi hoặc màng ngực, và thế là tới mỗi kỳ kinh nguyệt, màng trong tử cung bám trên phổi và màng ngực cũng xuất hiện những biến đổi mang tính chu kỳ như mang trong tử cung bình thường, dẫn tới tràn khí ngực (tức ngực) kỳ kinh nguyệt.
90% - 95% tràn khí ngực kinh nguyệt xảy ra bên ngực phải, với những trường hợp tràn khí ngực nhẹ có thể tự khỏi. Mang bầu hoặc dùng thuốc ức chế rụng trứng (như thuốc tránh thai chẳn hạn) có thể ngăn chặn được chứng bệnh này.
8/ Phù khí tung cách kỳ kinh nguyệt
Phù khí tung cách (màng ngăn dọc ngực) phát sinh trong kỳ kinh nguyệt, về cách phát sinh cũng giống như trường hợp tràn khí ngực kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện chủ yếu của phù khí tung cách là tức ngực, đau ngực, thở hít khó khăn và phù khí dưới da ở cổ. Thấy rất rõ dải không khí hai bên tung cách hằn trên ngực, phát tán theo chu kỳ kinh nguyệt.
No comments:
Post a Comment