Pages

Sunday, June 23, 2013

ĐỂ TIM BẠN ĐƯỢC YÊN VUI

 

Theo Elle Việt Nam


Thời còn bé, tôi sống ở một thị trấn nhỏ, nơi mọi người đều quen biết nhau. Nếu bạn hỏi đường vào nhà ai đó, rất có thể bạn sẽ được nghe kể luôn tên của bố mẹ, con cái, thậm chí cả những chuyện từ xửa từ xưa. Lạ một điều là người dân ở nơi ấy có thể quên rất nhiều chuyện trong quá khứ của mình, nhưng không bao giờ quên câu chuyện nhà hàng xóm. Vậy là cuộc đời của mỗi cư dân nơi đây lại được lưu trữ trong ký ức của một người khác.
 
Rồi gia đình tôi chuyển tới một thành phố lớn. Con người ở thành phố lớn ít để ý tới chuyện của người sống bên cạnh, vừa vì người ta thích chọn lối sống riêng tư, vừa vì họ quá bận rộn để kịp để ý xem người sống gần mình đã gặp chuyện gì. Thế nhưng, điều ấy không có nghĩa là chúng ta ngừng quan tâm tới đời tư của những người khác.
 
Mục được nhiều người đọc nhất trên các trang báo mạng có lẽ chính là mục chuyện đời tư, hậu trường của các ngôi sao. Vị thế độc tôn của các chuyên mục ấy thường chỉ mất đi tạm thời khi... xăng tăng giá. Các ngôi sao đều biết chắc rằng cuộc đời họ sẽ được báo chí ghi lại. Họ không cần phải nhớ đến những gì xảy ra với mình, và trong một số lúc, họ còn không được phép quên.
 
Gần đây, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý khi một bài phỏng vấn cô được đăng lên. Scandal cách đây cả nửa thập kỷ của Linh lại được đem ra khuấy lại. Cô ca sĩ trẻ ngay lập tức phản ứng dữ dội trước những thông tin mà cô cho là xuyên tạc lời nói của mình và khiến khán giả có ác cảm với cô. Thế nhưng, đấy không phải là lần đầu tiên những người viết báo đem chuyện không may của cô ra để nói, cứ như thể đời cô chỉ có từng đấy sự.
 
Rồi khi chuyện của Hoàng Thùy Linh chưa nguội, một Thùy Linh khác lại xuất hiện dày đặc trên các trang báo. Ca sĩ Thái Thùy Linh được trao danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2012 vì những nỗ lực đóng góp của cô cho chương trình từ thiện vì trẻ em nghèo, bạn bè ai cũng mừng cho cô. Thế nhưng, bỗng dưng có một người đem chuyện cô làm mẹ đơn thân ra để chế giễu việc cô được trao giải thưởng này. Cô ca sĩ thường ít khi bình luận chuyện thị phi đến lúc ấy cũng không thể im lặng.
 
Bình luận về quá khứ, lối sống, về lựa chọn của một người khác lúc nào cũng dễ dàng. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta làm gì có ai chưa từng mắc sai lầm, không ai chưa từng phải đứng trước những lựa chọn… Và tất nhiên, không ai trong chúng ta mong muốn việc bị người đời đem ra bình luận, phán xét.
Ta cũng có thể nói: “Người nổi tiếng mà, phải chấp nhận thôi!”. Thế nhưng, trước chữ “nổi tiếng” kia, ta vẫn thấy chữ “người”. Chẳng lẽ người nổi tiếng là một giống loài khác, để ta có quyền đối xử với họ khác với bạn bè, hàng xóm của mình?
 
Ta cũng có thể nói, “Dư luận phản ứng như vậy, có phải tôi đâu”. Song dư luận chẳng phải là sự góp thành của rất nhiều ý kiến cá nhân hay sao? Cổ nhân từng dạy, “hãy trao cho người khác những điều mình mong muốn được nhận”, một chút vị tha của ta tạo thành sự vị tha của cả một cộng đồng. Ta không quyết định được việc mọi người nhớ gì về mình, nhưng có thể chọn cách nhớ về người khác.

Bài MOONIE MUN - Ảnh Richard Schultz/Corbis


Thời còn bé, tôi sống ở một thị trấn nhỏ, nơi mọi người đều quen biết nhau. Nếu bạn hỏi đường vào nhà ai đó, rất có thể bạn sẽ được nghe kể luôn tên của bố mẹ, con cái, thậm chí cả những chuyện từ xửa từ xưa. Lạ một điều là người dân ở nơi ấy có thể quên rất nhiều chuyện trong quá khứ của mình, nhưng không bao giờ quên câu chuyện nhà hàng xóm. Vậy là cuộc đời của mỗi cư dân nơi đây lại được lưu trữ trong ký ức của một người khác.
Rồi gia đình tôi chuyển tới một thành phố lớn. Con người ở thành phố lớn ít để ý tới chuyện của người sống bên cạnh, vừa vì người ta thích chọn lối sống riêng tư, vừa vì họ quá bận rộn để kịp để ý xem người sống gần mình đã gặp chuyện gì. Thế nhưng, điều ấy không có nghĩa là chúng ta ngừng quan tâm tới đời tư của những người khác.
Mục được nhiều người đọc nhất trên các trang báo mạng có lẽ chính là mục chuyện đời tư, hậu trường của các ngôi sao. Vị thế độc tôn của các chuyên mục ấy thường chỉ mất đi tạm thời khi... xăng tăng giá. Các ngôi sao đều biết chắc rằng cuộc đời họ sẽ được báo chí ghi lại. Họ không cần phải nhớ đến những gì xảy ra với mình, và trong một số lúc, họ còn không được phép quên.
Gần đây, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý khi một bài phỏng vấn cô được đăng lên. Scandal cách đây cả nửa thập kỷ của Linh lại được đem ra khuấy lại. Cô ca sĩ trẻ ngay lập tức phản ứng dữ dội trước những thông tin mà cô cho là xuyên tạc lời nói của mình và khiến khán giả có ác cảm với cô. Thế nhưng, đấy không phải là lần đầu tiên những người viết báo đem chuyện không may của cô ra để nói, cứ như thể đời cô chỉ có từng đấy sự.
Rồi khi chuyện của Hoàng Thùy Linh chưa nguội, một Thùy Linh khác lại xuất hiện dày đặc trên các trang báo. Ca sĩ Thái Thùy Linh được trao danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2012 vì những nỗ lực đóng góp của cô cho chương trình từ thiện vì trẻ em nghèo, bạn bè ai cũng mừng cho cô. Thế nhưng, bỗng dưng có một người đem chuyện cô làm mẹ đơn thân ra để chế giễu việc cô được trao giải thưởng này. Cô ca sĩ thường ít khi bình luận chuyện thị phi đến lúc ấy cũng không thể im lặng.
Bình luận về quá khứ, lối sống, về lựa chọn của một người khác lúc nào cũng dễ dàng. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta làm gì có ai chưa từng mắc sai lầm, không ai chưa từng phải đứng trước những lựa chọn… Và tất nhiên, không ai trong chúng ta mong muốn việc bị người đời đem ra bình luận, phán xét.
Ta cũng có thể nói: “Người nổi tiếng mà, phải chấp nhận thôi!”. Thế nhưng, trước chữ “nổi tiếng” kia, ta vẫn thấy chữ “người”. Chẳng lẽ người nổi tiếng là một giống loài khác, để ta có quyền đối xử với họ khác với bạn bè, hàng xóm của mình?
Ta cũng có thể nói, “Dư luận phản ứng như vậy, có phải tôi đâu”. Song dư luận chẳng phải là sự góp thành của rất nhiều ý kiến cá nhân hay sao? Cổ nhân từng dạy, “hãy trao cho người khác những điều mình mong muốn được nhận”, một chút vị tha của ta tạo thành sự vị tha của cả một cộng đồng. Ta không quyết định được việc mọi người nhớ gì về mình, nhưng có thể chọn cách nhớ về người khác.


Bài MOONIE MUN - Ảnh Richard Schultz/Corbis
- See more at: http://www.elle.vn/content/de-tim-minh-yen-vui#sthash.rqIQTO9o.dpuf
Thời còn bé, tôi sống ở một thị trấn nhỏ, nơi mọi người đều quen biết nhau. Nếu bạn hỏi đường vào nhà ai đó, rất có thể bạn sẽ được nghe kể luôn tên của bố mẹ, con cái, thậm chí cả những chuyện từ xửa từ xưa. Lạ một điều là người dân ở nơi ấy có thể quên rất nhiều chuyện trong quá khứ của mình, nhưng không bao giờ quên câu chuyện nhà hàng xóm. Vậy là cuộc đời của mỗi cư dân nơi đây lại được lưu trữ trong ký ức của một người khác.
Rồi gia đình tôi chuyển tới một thành phố lớn. Con người ở thành phố lớn ít để ý tới chuyện của người sống bên cạnh, vừa vì người ta thích chọn lối sống riêng tư, vừa vì họ quá bận rộn để kịp để ý xem người sống gần mình đã gặp chuyện gì. Thế nhưng, điều ấy không có nghĩa là chúng ta ngừng quan tâm tới đời tư của những người khác.
Mục được nhiều người đọc nhất trên các trang báo mạng có lẽ chính là mục chuyện đời tư, hậu trường của các ngôi sao. Vị thế độc tôn của các chuyên mục ấy thường chỉ mất đi tạm thời khi... xăng tăng giá. Các ngôi sao đều biết chắc rằng cuộc đời họ sẽ được báo chí ghi lại. Họ không cần phải nhớ đến những gì xảy ra với mình, và trong một số lúc, họ còn không được phép quên.
Gần đây, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý khi một bài phỏng vấn cô được đăng lên. Scandal cách đây cả nửa thập kỷ của Linh lại được đem ra khuấy lại. Cô ca sĩ trẻ ngay lập tức phản ứng dữ dội trước những thông tin mà cô cho là xuyên tạc lời nói của mình và khiến khán giả có ác cảm với cô. Thế nhưng, đấy không phải là lần đầu tiên những người viết báo đem chuyện không may của cô ra để nói, cứ như thể đời cô chỉ có từng đấy sự.
Rồi khi chuyện của Hoàng Thùy Linh chưa nguội, một Thùy Linh khác lại xuất hiện dày đặc trên các trang báo. Ca sĩ Thái Thùy Linh được trao danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2012 vì những nỗ lực đóng góp của cô cho chương trình từ thiện vì trẻ em nghèo, bạn bè ai cũng mừng cho cô. Thế nhưng, bỗng dưng có một người đem chuyện cô làm mẹ đơn thân ra để chế giễu việc cô được trao giải thưởng này. Cô ca sĩ thường ít khi bình luận chuyện thị phi đến lúc ấy cũng không thể im lặng.
Bình luận về quá khứ, lối sống, về lựa chọn của một người khác lúc nào cũng dễ dàng. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta làm gì có ai chưa từng mắc sai lầm, không ai chưa từng phải đứng trước những lựa chọn… Và tất nhiên, không ai trong chúng ta mong muốn việc bị người đời đem ra bình luận, phán xét.
Ta cũng có thể nói: “Người nổi tiếng mà, phải chấp nhận thôi!”. Thế nhưng, trước chữ “nổi tiếng” kia, ta vẫn thấy chữ “người”. Chẳng lẽ người nổi tiếng là một giống loài khác, để ta có quyền đối xử với họ khác với bạn bè, hàng xóm của mình?
Ta cũng có thể nói, “Dư luận phản ứng như vậy, có phải tôi đâu”. Song dư luận chẳng phải là sự góp thành của rất nhiều ý kiến cá nhân hay sao? Cổ nhân từng dạy, “hãy trao cho người khác những điều mình mong muốn được nhận”, một chút vị tha của ta tạo thành sự vị tha của cả một cộng đồng. Ta không quyết định được việc mọi người nhớ gì về mình, nhưng có thể chọn cách nhớ về người khác.


Bài MOONIE MUN - Ảnh Richard Schultz/Corbis
- See more at: http://www.elle.vn/content/de-tim-minh-yen-vui#sthash.rqIQTO9o.dpuf


Thời còn bé, tôi sống ở một thị trấn nhỏ, nơi mọi người đều quen biết nhau. Nếu bạn hỏi đường vào nhà ai đó, rất có thể bạn sẽ được nghe kể luôn tên của bố mẹ, con cái, thậm chí cả những chuyện từ xửa từ xưa. Lạ một điều là người dân ở nơi ấy có thể quên rất nhiều chuyện trong quá khứ của mình, nhưng không bao giờ quên câu chuyện nhà hàng xóm. Vậy là cuộc đời của mỗi cư dân nơi đây lại được lưu trữ trong ký ức của một người khác.
Rồi gia đình tôi chuyển tới một thành phố lớn. Con người ở thành phố lớn ít để ý tới chuyện của người sống bên cạnh, vừa vì người ta thích chọn lối sống riêng tư, vừa vì họ quá bận rộn để kịp để ý xem người sống gần mình đã gặp chuyện gì. Thế nhưng, điều ấy không có nghĩa là chúng ta ngừng quan tâm tới đời tư của những người khác.
Mục được nhiều người đọc nhất trên các trang báo mạng có lẽ chính là mục chuyện đời tư, hậu trường của các ngôi sao. Vị thế độc tôn của các chuyên mục ấy thường chỉ mất đi tạm thời khi... xăng tăng giá. Các ngôi sao đều biết chắc rằng cuộc đời họ sẽ được báo chí ghi lại. Họ không cần phải nhớ đến những gì xảy ra với mình, và trong một số lúc, họ còn không được phép quên.
Gần đây, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý khi một bài phỏng vấn cô được đăng lên. Scandal cách đây cả nửa thập kỷ của Linh lại được đem ra khuấy lại. Cô ca sĩ trẻ ngay lập tức phản ứng dữ dội trước những thông tin mà cô cho là xuyên tạc lời nói của mình và khiến khán giả có ác cảm với cô. Thế nhưng, đấy không phải là lần đầu tiên những người viết báo đem chuyện không may của cô ra để nói, cứ như thể đời cô chỉ có từng đấy sự.
Rồi khi chuyện của Hoàng Thùy Linh chưa nguội, một Thùy Linh khác lại xuất hiện dày đặc trên các trang báo. Ca sĩ Thái Thùy Linh được trao danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2012 vì những nỗ lực đóng góp của cô cho chương trình từ thiện vì trẻ em nghèo, bạn bè ai cũng mừng cho cô. Thế nhưng, bỗng dưng có một người đem chuyện cô làm mẹ đơn thân ra để chế giễu việc cô được trao giải thưởng này. Cô ca sĩ thường ít khi bình luận chuyện thị phi đến lúc ấy cũng không thể im lặng.
Bình luận về quá khứ, lối sống, về lựa chọn của một người khác lúc nào cũng dễ dàng. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta làm gì có ai chưa từng mắc sai lầm, không ai chưa từng phải đứng trước những lựa chọn… Và tất nhiên, không ai trong chúng ta mong muốn việc bị người đời đem ra bình luận, phán xét.
Ta cũng có thể nói: “Người nổi tiếng mà, phải chấp nhận thôi!”. Thế nhưng, trước chữ “nổi tiếng” kia, ta vẫn thấy chữ “người”. Chẳng lẽ người nổi tiếng là một giống loài khác, để ta có quyền đối xử với họ khác với bạn bè, hàng xóm của mình?
Ta cũng có thể nói, “Dư luận phản ứng như vậy, có phải tôi đâu”. Song dư luận chẳng phải là sự góp thành của rất nhiều ý kiến cá nhân hay sao? Cổ nhân từng dạy, “hãy trao cho người khác những điều mình mong muốn được nhận”, một chút vị tha của ta tạo thành sự vị tha của cả một cộng đồng. Ta không quyết định được việc mọi người nhớ gì về mình, nhưng có thể chọn cách nhớ về người khác.


Bài MOONIE MUN - Ảnh Richard Schultz/Corbis
- See more at: http://www.elle.vn/content/de-tim-minh-yen-vui#sthash.rqIQTO9o.dpuf



No comments:

Post a Comment