Pages
▼
Sunday, June 30, 2013
TIỂU ĐƯỜNG VÀ THAI NGHÉN
Mới Magazine
Một số phụ nữ sắp có con mắc bệnh tiểu đường, cho dù trước đó không bị rắc rối này, loại bệnh tiểu đường này liên quan đến những thay đổi hormone trong thời gian mang thai và thường trôi qua sau khi sinh nở. Mặc dù vậy không được phép coi thường, bởi vì, bệnh không được chữa trị có thể nguy hiểm cả với tính mạng người mẹ cũng như đứa con.
1/- Có phải tuyệt đối kiêng đường?
Không. Glucosic (đường đơn) không thể thiếu. Năng lượng xuất hiện từ Glucosic, nhờ nó tất cả tế bào của cơ thể có thể hoặt động. Quá trình này được sự trợ giúp của insuline - hormone do tuyến tụy sản xuấ. Khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất insuline hoặc tạo ra số lượng không đủ, nồng độ đường trong máu sẽ tăng một cách nguy hiểm. Khi ấy người ta nói đến bệnh tiểu đường.
2/- Biến cố có xuất hiện thường xuyên?
Không thường xuyên. Chỉ 3 - 4 phần trăm các bà mẹ tương lai mắc bệnh. Nguyên nhân: do hoặt động của insulin bị rối loạn hoặc bị những hormone thai kỳ khác chủ yếu là lactogen (cần thiết để sản xuất sữa) hủy diệt.
3/- Khi ấy tiểu đường kéo dài suốt thời gian mang thai?
Không. Thường mãi đến thời điểm (khoảng tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ) bệnh mới bộc lộ. Theo thông lệ, bệnh tự rút trong vòng 6 - 8 tuần sau khi sinh con. Tiếc rằng, một nửa số phụ nữ đã mắc, tương lai có thể sẽ bị tiểu đường loại 2 với đặc điểm insulin hoặt động bất thường.
4/- Có dễ phát hiện?
Dễ. Tất cả bà mẹ tương lai có sự chăm sóc của bác sĩ sãn khoa, đều được làm xét nghiệm máu nhằm phát hiện tiểu đường. Bác sĩ chỉ định thực hiện hai lần - thời điểm khởi đầu thai kỳ và giữa thai kỳ tuần thứ 24 - và 28 của thai kỳ. Trong lần xét nghiệm đầu, người ta kiểm tra số lượng glucosic trong máu lúc đói (chưa ăn).
Kết quả dưới 100mg/dl được coi là hợp lý. Nếu xét nghiệm khởi đầu thai kỳ được bác sĩ xác định nồng độ cao hơn mức chuẩn, vào thời điểm giữa ba tháng thứ 2 và thứ 3, đối tượng sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm gọi là áp lực glucosic. Công việc dựa trên hai lần lấy mẫu thử máu: khi chưa ăn gì và hai giờ khi uống dung dịch nước pha 75% glucosic. Kết quả dưới 140 mg/dl được coi là hợp lý. Trường hợp cao hơn, có nghĩa cơ thể đối tượng không chịu áp lực của glucosic và buộc phải chữa trị bệnh tiểu đường thai nghén.
5/- Như vậy cần kiểm soát nồng độ đường cho đến lúc sinh con?
Đúng. Chỉ thường xuyên kiểm soát, mới có thể phát hiện kịp thời. Việc hạ thấp và bình thường hóa nồng độ glucosic trong máu là cần thiết đối với sự phát triển an toàn của thai nhi. Ngoài loại kiểm soát bằng xét nghiệm máu ở bệnh viện, người mẹ tương lai cũng có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà với máy đo độ glucosic - thiết bị giống chiết bút bi, dùng chích vào đầu ngón tay.
6/- Cần thiết phải áp dụng thực đơn đặc biệt?
Cần thiết. Đối tượng cần lưu ý bản thân ăn món gì và định lượng. Ngoài ra, cần theo dõi cân nặng. Nên ăn 5 - 6 bữa ăn nhỏ/ngày, bảo đảm đủ chất. Tốt nhất thịt màu trắng, thịt nạc, cá. Các sản phẩm có hạt, rau (nhất là rau có màu xanh, bởi chúng giàu magesium - nguyên tố hổ trợ cơ thể hấp thụ đường, hạ thấp nồng độ glucosic trong máu). Thay mỡ động vật bằng dầu olive và dầu hướng dương. Tránh những món ăn giàu năng lượng và đường: tránh bánh ngọt, chocolate....Uống nhiều nước 2 - 2.5 lít nước/ngày (không uống nước có ga).
Với đối tượng không may.
1/- Có cần phải thay đổi lối sống?
Cần thiết. Vận động với bệnh tiểu đường đóng vai trò quan trọng. Trong thời gian tập luyện cơ thể để sử dụng glucosic trong máu và cải thiện việc vận chuyển máu đến các tế bào. Để nồng độ đường trong máu hạ thấp, chỉ cần duy trì chế độ 5 lần đi bộ, mỗi lần 30 phút. Nổ lực khởi động tất cả nhóm cơ bắp, thí dụ bơi lội hoặc aerobic cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời.
2/- Có phải uống thuốc?
Có hoặc không cần. Trong nhiều trường hợp, áp dụng thực đơn hợp lý và vận độn đã đủ để hạ thấp nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, với một số trường hợp cần phải bổ sung insulin (do bác sĩ sản khoa trực tiếp chăm sóc chỉ định).
3/- Liệu bệnh có gây biến chứng?
Có thể. Tiểu đường thai nghén không được chữa trị có thể nguy hiểm đối với người mẹ (bởi tạo điều kiện thuận lợi để xuất hiện sự viêm nhiễm hệ tiết niệu, đường sinh sản).
4/- Tiểu đường thai nghén có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ sơ sinh?
Có. Nếu bệnh không được quan tâm thích đáng. Nồng độ đường trong máu cao của người mẹ có nghĩa, thai nhi cũng bị tương tự, trong khi tình trạng này có thể gây ra khuyết tật phát triển những đứa con của người mẹ bị tiểu đường thường có cân nặng lớn hơn bình thường (có thể hơn 4 kg, lúc chào đời), bởi insulin phát huy tác dụng tương tự hormone tăng trưởng chiều cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ trong thời gian nằm trong bụng mẹ có nồng độ đường trong máu cao khi trưởng thành mắc bệnh tiểu đường laoại 1 và 2 cao hơn đối tượng đối chứng.
5/- Đối tượng nguy cơ:
Bản thân béo phì hoặc gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
Đã bị tiểu đường trong lần có thai trước
Tuổi trên 35
Tăng cân nhiều trong ba tháng đầu của thai kỳ. (Theo Medic)
No comments:
Post a Comment