chuyencamcuoi.blogspot.com -
Đau gót chân là một bệnh rất phổ biến. Người bệnh thường cảm thấy đau dưới gót chân hoặc cảm thấy đau khi đứng (viêm gân), nơi gân kết nối với xương gót chân. Mặc dù đau gót chân có thể nghiêm trọng, nó hiếm khi là một mối đe dọa đối với sức khỏe. Đau gót chân nhẹ thường tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau có thể kéo dài và trở thành mãn tính.
Đau gót chân là một bệnh rất phổ biến. Người bệnh thường cảm thấy đau dưới gót chân hoặc cảm thấy đau khi đứng (viêm gân), nơi gân kết nối với xương gót chân. Mặc dù đau gót chân có thể nghiêm trọng, nó hiếm khi là một mối đe dọa đối với sức khỏe. Đau gót chân nhẹ thường tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau có thể kéo dài và trở thành mãn tính.
Xương ở bàn chân con người, có 26 cái, trong đó xương gót chân là lớn nhất. Xương ở gót chân được tạo ra thật vững chắc để có thể nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Khi chúng ta đi bộ hoặc chạy, sức nặng của cơ thể sẽ tác động lên đôi bàn chân. Các chuyên gia cho biết sức nặng của cơ thể gây áp lực trên chân khi đi bộ là 1,25 lần trọng lượng cơ thể của chúng ta, và 2,75 lần khi chạy. Do đó, gót chân rất dễ bị tổn thương, và cuối cùng là đau.
Phần lớn các trường hợp đau gót chân, thường là do viêm khớp , nhiễm trùng, một vấn đề tự miễn, chấn thương, các vấn đề về thần kinh, hoặc một số nguyên nhân khác (làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể).
Dấu hiệu và triệu chứng của đau gót chân
Cơn đau của gót chân đến từ từ, không gây ảnh hưởng gì đến những khu vực chung quanh. Và thường bắt đầu từ một đôi giày phẳng. Giày dép bằng phẳng có thể kéo căng gan bàn chân đến một mức độ mà khu vực này trở nên sưng (viêm).
Trong hầu hết các trường hợp đau gót chân, và cơn đau thường hướng về phía trước của gót chân.
- Đau sau khi vận động
- Triệu chứng có khuynh hướng tồi tệ hơn, sau khi ra khỏi giường vào buổi sáng.
- Hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi trong ngày.
- Những lúc hoạt động, tình trạng đau có thể được giảm bớt một chút. Tuy nhiên, sau đó có thể đau nhiều hơn vào cuối ngày.
- Triệu chứng có khuynh hướng tồi tệ hơn, sau khi ra khỏi giường vào buổi sáng.
- Hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi trong ngày.
- Những lúc hoạt động, tình trạng đau có thể được giảm bớt một chút. Tuy nhiên, sau đó có thể đau nhiều hơn vào cuối ngày.
Các nguyên nhân gây ra đau gót chân
Đau gót chân không phải là một chấn thương bất chợt , mà là do kết quả của việc gân của gót chân bị căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều ngày.
Những nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là:
1/ Viêm gân của gót chân. Gân của bàn chân là một sợi dây chằng chạy từ ( xương gót chân) đến đỉnh của bàn chân. Khi gân của gót chân bị kéo dài quá xa sợi mô mềm, sẽ gây ra sự sưng viêm, thường thường là ở nơi những sợi gân dính vào xương gót chân. Đôi khi vấn đề cũng có thể xảy ra ở giữa bàn chân.
Bệnh nhân cảm thấy đau thốn dưới gót chân, đặc biệt là sau thời gian dài nghỉ ngơi. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bắp chân, nếu các gân bàn chân bị thắt chặt quá.
2/ Viêm túi hoạt dịch. Nguyên nhân có thể do việc bước một cách khó khăn hoặc cứng nhắc trên đôi giày cao gót. Cũng có thể do áp lực từ giày dép. Bệnh nhân thường cảm thấy đau sâu bên trong gót chân hoặc ở mặt sau của gót chân. Đôi khi do các gân của bàn chân bị sưng lên. Và cơn đau ngày càng nhiều hơn.
3/ Hội chứng đau xuơng cổ chân - Nguyên nhân một dây thần kinh lớn ở mặt sau của bàn chân bị chèn ép, đè nén tạo nên những cơn đau. Đây là một loại đau có thể xảy ra ở mắt cá chân hoặc bàn chân.
4/ Viêm mạn tính của gót chân. Khi cái đệm của gót chân trở nên quá mỏng, hoặc do bước chân quá nặng.
5/ Đau do xương bị rạn nứt hoặc gẫy do quá căng nén. Vì vận động quá sức, do thể thao, công việc nặng nhọc. Đặc biệt các vận động viên rất dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh này . Bệnh cũng có thể gây ra bởi chứng loãng xương .
6/ Đau do gân của xương gót chân bị đứt. Nguyên nhân của bệnh thường xảy ra ở các vận động viên thiếu niên, bởi việc hoặt động quá mức và lập đi, lập lại ở các đĩa tăng trưởng của xương gót chân.
7/ Gân của xương gót chân bị thoái hóa. Bệnh có thể trở thành kinh niên, liên quan đến sự thoái hóa của gân xương bàn chân. Đôi khi các sợi gân này không hoạt động đúng mức, vì phải chịu sự căng thẳng nhiều hơn nó có thể chịu đựng. Cuối cùng, các sợi gân này dầy lên, kém dẻo dai, tạo nên những cơn đau.
Đau gót chân cũng có thể được gây ra bởi:
- Gân của xương bàn chân bị rách. gân phía sau mắt cá chân bị rách
- Xương bị bầm
- Gout. Acid uric tăng cao trong máu quá mức, làm cho tinh thể uric bao chung quanh các khớp gây ra tình trạng viêm và đau.
- U thần kinh. Một dây thần kinh của bàn chân bị sưng lên, thường là ở giữa các ngón chân thứ hai và thứ ba.
- Viêm tủy xương. Viêm xương hay viêm tủy xương, do nhiễm trùng. Đôi khi xảy ra do biến chứng của chấn thương hoặc phẫu thuật. Trong một số trường hợp, việc nhiễm trùng có thể đi vào mô xương từ máu. Bệnh nhân bị viêm tủy xương thường cảm thấy đau sâu trong xương và co thắt các cơ chung quanh khu vực bị viêm, cũng như bị sốt .
- Bệnh thần kinh ngoại biên. là một tập hợp các rối loạn xảy ra khi dây thần kinh của hệ thần kinh ngoại vi (một phần của hệ thống thần kinh bên ngoài của não và tủy sống) bị hư hỏng. Thường được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi, do các sợi thần kinh bị thiệt hại. Bệnh thường gây ra đau và tê ở bàn tay và bàn chân. Nó cũng có thể là kết quả của đau do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, hoặc tiếp xúc với các chất độc. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh tiểu đường .
- Dáng đi của bạn. Tư thế sai khi đi bộ / chạy.
- Viêm khớp dạng thấp. Là một bệnh tự miễn dịch mạn tính (kéo dài), gây viêm và đau ở các khớp xương, các mô xung quanh các khớp, và các cơ quan khác trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường có khớp cứng và cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Khi nào thì cần gặp bác sĩ khi bị đau gót chân
- Nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Đau dữ dội kèm theo sưng gót chân.
- Có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở gót chân, cũng như đau và sốt
- Có cảm giác đau ở gót chân cũng như sốt
- Bạn không thể đi lại bình thường
- Bạn không thể bẻ cong bàn chân xuống
- Bạn không thể đứng với lưng bàn chân (bạn không thể nâng ngón chân của bạn lên)
Bạn nên sắp xếp để gặp bác sĩ ngay nếu:
- Cơn đau gót chân đã kéo dài hơn một tuần
- Đau gót chân khi bạn đang không đứng hoặc đi bộ
Chẩn
đoán đau gót chân
Một bác sĩ chuyên khoa (Podiatrist) sẽ đánh giá, thực hiện một cuộc kiểm soát thể chất, đặt các câu hỏi cần thiết về sự đau đớn. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân cho biết đã đi bộ và đứng bao nhiêu giờ trong ngày, các loại giầy, dép mà bệnh nhân thường mang, giày dép bị mòn, và các chi tiết về sức khỏe. Những điều này sẽ đủ để chẩn đoán căn bệnh. (PMANTH - Theo Medical News)
No comments:
Post a Comment