Từ góc nhìn khoa học, ở hoàn cảnh nhất định, con người chúng ta có một phần xấu xa và độc ác.
Gần đây, mọi người xôn xao về một thử nghiệm về lòng
tin con người của nghệ sĩ Marina Abramovic trong tác phẩm "Rhythm 0,
1974" vào năm 1974. Marina bảo với khán giả rằng, cô sẽ không cử động,
không chống cự trong suốt 6 tiếng đồng hồ, khán giả muốn làm gì cô cũng
được.
Cô đặt 72 thứ khác nhau trên bàn, từ
những thứ nhẹ nhàng, vui tươi như bông hoa cài tóc, dải lụa, lông chim
v..v.. cho đến thứ có thể gây đau đớn, thương tích cho cô như lược, gai
bông hồng, roi da, kéo, chai rượu, dao mổ và cả một cây súng đã lên
nòng. Khán giả tùy nghi sử dụng 72 thứ đó lên người cô.
Marina nói:
"Ban đầu, khán giả đã rất nhẹ nhàng, có phần nhút nhát, nhưng chiều
hướng bạo lực càng ngày càng nhanh chóng. Dần dần, mọi người dùng kéo
cắt phăng quần áo, ghim gai hoa hồng vào bụng, nhục mạ, chĩa súng vào
đầu tôi và một người đã lấy nó đi". Cô nói thêm: "Như
kế hoạch, sau đúng 6 tiếng, tôi đứng dậy và bắt đầu đi về phía đám
đông. Mọi người đã bỏ chạy, bỏ chạy khỏi một cuộc đối đầu thật sự (với
tôi)".
Có thể nói, cuộc thử nghiệm trên đã khiến cho nhiều người hiểu hơn về "lòng người" trong hoàn cảnh cụ thể. Phải chăng, con người đã bộc lộ bản chất xấu xa, thói hư tật xấu của mình qua thử nghiệm này?
Dưới
góc nhìn khoa học, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử
nghiệm nhằm chỉ ra cho mọi người thấy, trong trường hợp/hoàn cảnh nhất
định, chúng ta có thể trở nên xấu xa như thế nào. Cùng điểm lại một vài
thử nghiệm bộc lộ bản tính tiêu cực của con người qua bài viết dưới đây.
1. Hung hãn, thích bạo lực
Các
nhà khoa học đã chỉ ra được rằng, mỗi con người chúng ta sinh ra đều có
tiềm thức đấu đá, tranh giành lẫn nhau. Gene này được di truyền từ thời
xa xưa, có tên khoa học là monoamine oxidase (MAOA). Tuy nhiên, càng
tiến hóa, con người càng có xu hướng "nghiện" bạo lực.
Hình ảnh miêu tả thí nghiệm BDE.
Vào
năm 1961, nhà khoa học tâm thần Albert Banduara thuộc ĐH Stanford, Mỹ
đã tiến hành thí nghiệm BDE (Bobo Doll Experiment - tạm dịch Cuộc thử
nghiệm bằng búp bê Bobo) với những đứa trẻ nhỏ. Mục đích của nhà nghiên
cứu là tìm hiểu về hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng bắt
chước hành vi người lớn.
Trong
thí nghiệm, ông đã chọn 72 đứa trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi tham gia, chúng
được chia thành nhiều nhóm: nhóm chơi ghép hình, còn lại chơi nhiều trò
chơi khác. Không lâu sau đó, nhóm lớn tuổi hơn đã bắt đầu có hành vi
hành hung búp bê Bobo (có chiều cao khoảng 1,5m) như cào mặt, đánh
đập... đi kèm với đó là lời nói lăng mạ búp bê.
Sau
đó, nhóm được đưa vào phòng khác cũng có búp bê Bobo, nhưng ở đây, các
em được phép đùa nghịch, lắp ghép, tháo dỡ Bobo nếu muốn. Khi chúng đang
hào hứng chơi, bất ngờ, những người lớn bắt các đứa trẻ dừng chơi, bỏ
lại tất cả đồ và đi ra ngoài. Kết quả là, họ đã phát hiện ra rất nhiều
hành vi bạo lực với búp bê như hành hạ, "khám phá" bên trong búp bê
Bobo.
Một nghiên
cứu năm 2008 đã chỉ thêm ra, con người ưa thích bạo lực như tình dục hay
ma túy. Tiến hành nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy,
bộ não chuột phản ứng mạnh mẽ và kèm theo đó là hành vi hung hăng đáng
sợ khi bị tranh giành đồ ăn, thức uống. Chính bản tính hung ác là nhân
tố quyết định việc sống sót và khả năng duy trì giống nòi.
Giáo sư Craig Kennedy tại trường ĐH Vanderbilt (Mỹ) giải thích: “Tính
hiếu chiến có ở hầu hết các sinh vật có xương sống. Nó cần thiết cho
việc tìm kiếm và chiếm giữ nguồn tài nguyên quan trọng như bạn tình,
lãnh thổ và thức ăn”. Nhà sinh vật học David Carrier thuộc ĐH
Utah (Mỹ) nói thêm: "Có thể nói, loài người chắc chắn được xếp hạng là
một trong những loài hiếu chiến nhất trên Trái đất".
2. "Vâng lời" thái quá
Mục
đích nghiên cứu OTA (Obedience-to-Authority - tạm dịch: nghiên cứu về
sự tuân lệnh) của nhà tâm lý học Stanley Milgram là nhằm tìm câu trả lời
tại sao con người lại phải chấp hành mệnh lệnh mặc dù có thể những lệnh
đó dẫn tới việc làm tội ác, vô nhân đạo.
Những
người tham gia trong cuộc thử nghiệm có độ tuổi từ 20-50 với trình độ
văn hóa khác nhau, mỗi người được phát một tờ giấy trong đó ghi là “giáo
viên” hoặc “học viên”.
Những "học viên" có nhiệm vụ nhớ lại một số cụm từ được đưa ra trước đó, còn "giáo viên" được gắn vào các điện cực và với mỗi câu trả lời sai thì điện cực lại giật và tăng lên 15 volt. Nếu câu tiếp theo mà sai thì dòng điện lại tăng tiếp, cao nhất là 450 volt - mức nguy hiểm. "Giáo viên" được yêu cầu không được ngừng sự tra tấn mặc dù "học viên" có gào khóc vì đau đớn.
Máy
giật điện có 30 công tắc, giữa hai mức cuối - mức nguy hiểm có ghi ký
hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy, có tới 4% người thú
nhận về mối nguy hiểm của điện giật gây chết người nhưng không có ai
dừng lại trước mức 300 volt. 27 trong số 40 người thuộc nhóm "giáo viên"
đẩy điện giật đến mức 450 volt mặc dù biết rất nguy hiểm, thậm chí có
người khi ra vẫn không dám thú nhận sự thật.
Điều
này cho thấy, khi con người bị đặt vào những tình huống phải chấp hành
mệnh lệnh của cấp trên, họ có thể bất chấp, làm điều đi ngược lại đạo
đức của chính mình.
3. Ỷ mạnh ức hiếp yếu
Nghiên
cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Arizona (Mỹ) đã chỉ ra, hành vi bắt
nạt người yếu hơn luôn có sẵn trong mỗi con người. Một nghiên cứu được
thực hiện năm 2009 với 159 học sinh phổ thông đã cho thấy, những đứa trẻ
hay bắt nạt bạn bè ở trường thì cũng bắt nạt người thân, đặc biệt là
anh em trong nhà.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, 30% nhân viên văn phòng cũng bị đồng nghiệp chơi xấu hoặc bị sếp miệt thị, chỉ trích, gây tổn hại đến danh dự. Sarah Tracy - người tham gia nghiên cứu chia sẻ: "Hành vi bắt nạt, ỷ mạnh ức hiếp yếu thường có tính chất leo thang, một khi bắt đầu, nó sẽ càng lúc một nhiều thêm".
Theo
các nhà nghiên cứu tâm lý học, nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này
chính là thái độ muốn thống trị, điều hành người khác, "lên lớp" người
đối diện như 1 cách để khẳng định vị thế và quyền lực của mình.
4. Sự thờ ơ, vô cảm
Để
chỉ ra sự thật này, 2 nhà khoa học John Darley và C. Daniel Batson đã
tiến hành một thí nghiệm. Họ đã tuyển hai nhóm sinh viên tham gia một
bài trắc nghiệm rồi yêu cầu họ đi bộ sang khu nhà khác để làm tiếp phần
hai. Trên đường đi, một diễn viên sẽ đóng vai người ốm nặng nằm trên
phố.
Những
thành viên của nhóm 1 được yêu cầu sang ngay tòa nhà kia vì đã bị muộn
giờ, còn nhóm 2 được nói rằng, họ vẫn còn thời gian. Kết quả thật bất
ngờ, khi có 40% người ở nhóm 2 đã nán lại chút thời gian để giúp đỡ nạn
nhân, còn ở nhóm 1, do quá vội vàng, chỉ có 10% số người ở lại giúp đỡ
người ốm đó.
Ở một thí nghiệm khác, nhà
tâm lý học Stanley Milgram đã nhờ 1 đứa trẻ 6 - 10 tuổi kêu khóc ở đường
và nói với người qua đường rằng nó đang bị lạc mất bố mẹ và nhờ sự giúp
đỡ.
Khi vội vã, không mấy người chịu nán lại để giúp đỡ người khác.
Kết quả là, chỉ có khoảng 40% người đứng lại hỏi thăm, trong số đó có ít người đi tìm cùng. Con số này ở thị trấn nhỏ lại càng ít hơn. Ở thành phố, có không ít người đã cho đứa bé tiền và bảo chúng vào nhà hàng gần đó để đợi cha mẹ rồi sau đó tiếp tục công việc của mình.
Tạm kết:
Các thử nghiệm, thí nghiệm và nghiên cứu trên cho thấy, trong một số
hoàn cảnh/trường hợp nhất định, con người có thể sẽ bộc lộ bản tính xấu
xa với đồng loại. Tuy vậy, cũng chính vì chúng ta là con người - nên
chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát chúng. Hãy là người có nhận
thức tốt, biết rõ đúng sai và đối xử tử tế với đồng loại trong mọi hoàn
cảnh. (Theo Trí thức trẻ)
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Spring, Livescience, Listverse, Wikipedia...
Những điều này ngày càng gia tăng trong xã hội, thật đáng ngại!
ReplyDeleteThùy Lan – Thư kí
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Các mẫu trang trí bàn Tiệc Cưới đẹp
• Hoặc Cac mau trang tri ban tiec cuoi dep