Đi tìm lời giải làm thế nào để giúp não bộ loại bỏ thói quen xấu và tạo lập những tính tốt...
Con người chúng ta không ai hoàn hảo 100%. Ở một khía cạnh nào đó, ai cũng có những thói quen xấu như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, chất kích thích... Mọi người đều biết chúng không tốt nhưng lại khó từ bỏ.
Sự lợi - hại của một thói quen…
Dưới
góc nhìn khoa học, thói quen là hình thức não bộ tạo ra nhằm tiết kiệm
sức lực. Trong cuộc sống hàng ngày, trung ương thần kinh luôn tìm cách
công thức hóa, biến hầu hết mọi công việc trở thành một thói quen. Bản
năng “tiết kiệm” này mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho chúng ta bởi
thói quen giúp hoạt động của ta trở nên hiệu quả.
Thay
vì việc phải liên tục suy nghĩ về chuyện ăn uống, đánh răng, rửa mặt
hàng ngày... não bộ dành sự tập trung của mình nhiều hơn cho học tập,
làm việc và sáng tạo nhờ có các thói quen.
Tuy
nhiên, việc hình thành thói quen cũng có những mặt xấu, tiêu cực, nhất
là nếu thói quen đó là một hành vi xấu. Bởi lẽ khi hình thành thói quen,
não không cần phải suy nghĩ khi thực hiện hành động. Não bộ “thích”
điều ấy, do đó, những nỗ lực nhằm thay đổi thói quen xấu là rất khó.
… tới cơ chế hình thành thói quen…
Thói
quen được hình thành dựa trên sự kiểm soát của hạch nền (basal ganglia)
trong bộ não. Từ thập niên 1990, một số nhà khoa học đã tiến hành
nghiên cứu gọi là MIT và phát hiện vai trò của bộ phận thần kinh này.
Theo đó, họ để những con chuột khỏe mạnh và con chuột bị tổn thương hạch
nền cùng tham gia việc tìm đường thoát khỏi mê cung.
Hình ảnh mô tả hạch nền (basal ganglia) trong não bộ.
Kết
quả là sự tập trung của các con chuột bị tổn thương hạch nền qua các
lần vượt mê cung ổn định ở mức cao; trong khi các con chuột khỏe mạnh
thì sự tập trung giảm dần. Lý do rất đơn giản, đó là bởi vì các con này
đã hình thành một thói quen vượt mê cung.
Từ
những thí nghiệm đó, các chuyên gia đưa ra kết luận về cơ chế hình
thành của một thói quen. Một thói quen, bất kể tốt hay xấu sẽ ra đời nếu
thỏa mãn 3 điều kiện: sự kích hoạt, hành động và phần thưởng. Ba yếu tố
này lặp đi lặp lại tạo thành “vòng lặp thói quen” (habit loop). Số vòng
lặp càng nhiều, phản ứng của não với những thói quen càng nhanh hơn.
Sự kích hoạt trong thói quen hút thuốc chính là cảm giác buồn.
Cụ
thể, hãy cùng phân tích thói quen hút thuốc lá mỗi khi thấy buồn. Sự
kích hoạt trong thói quen này chính là cảm giác buồn. Hành động ở đây
chính là việc hút thuốc lá.
Phần thưởng mà
chúng ta nhận được là cảm giác hưng phấn, nhẹ nhõm, giảm tâm trạng buồn
bã mà việc hút thuốc mang lại. Nếu vòng lặp 3 yếu tố trên diễn ra càng
nhiều lần, thói quen hút thuốc khi buồn sẽ hình thành và dần dần ăn sâu,
không thể xóa bỏ.
Vậy đâu là bí kíp khắc phục vấn đề trên?
Nguyên tắc vàng được các nhà khoa học khẳng định: Con người không thể xóa bỏ thói quen xấu mà chỉ có thể thay đổi chúng.
Tôn chỉ của việc thay đổi này chính là thêm một hành động mới vào trong vòng lặp thói quen cũ. Điều đó có nghĩa, cần phải giữ nguyên sự kích hoạt, phần thưởng và thay đổi nhân tố hành động để tạo ra một thói quen mới.
Với
thói quen hút thuốc lá khi buồn, thay vì hành động hút thuốc lá khi có
sự kích hoạt là tâm trạng buồn, điều cần làm là tìm việc khác cũng mang
lại cảm giác nhẹ nhõm, hưng phấn, chẳng hạn như tán gẫu với bạn bè.
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng để hiện thực được việc thay đổi thói quen, hãy làm theo những bước sau đây:
Đầu tiên, cần biết rõ bạn cần thay đổi thói quen gì trong cuộc sống:
chẳng hạn hút thuốc lá, nghiện rượu, chất kích thích… Sau đó, hãy tìm
hiểu rõ 3 nhân tố trong vòng lặp thói quen mà mình cần thay đổi.
Thứ hai, hãy thử một loạt các việc làm thay thế cho hành động trong thói quen cũ. Hãy thực hiện thật nhiều các thử nghiệm cho tới khi nào bạn có được cảm giác y như khi lặp lại thói quen cũ.
Cuối cùng, lặp đi lặp lại vòng lặp thói quen mới mà bạn vừa tìm được với niềm tin tưởng tuyệt đối rằng mình sẽ làm được. Và chắc chắn, sau một thời gian, bạn sẽ làm được.
Tạm kết:
Rèn luyện não bộ với những thói quen tốt là điều không dễ nhưng không
phải là ta không làm được. Hãy bắt đầu với việc tạo lập những thói quen
tốt, lành mạnh mỗi ngày, như tập thể dục, hoàn thành công việc sớm, ngủ
đúng giờ… Những điều tốt đẹp chắc hẳn sẽ tới với bạn vào một ngày không
xa.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Art of manliness, Psychology, Wikipedia...
No comments:
Post a Comment