Pages

Saturday, October 19, 2013

Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt



 Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt 1

Theo Màn Ảnh Sân Khấu

Những kẻ sát nhân liệu có tuân theo một công thức toán học?


Tội phạm nói chung và những kẻ giết người hàng loạt nói riêng luôn là mối lo ngại của xã hội. Nhiều thành phần trong số này tỏ ra độc ác, tàn nhẫn, manh động, sẵn sàng giết người đôi khi chỉ vì... sở thích.

Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, tìm ra cách để dự đoán, ngăn chặn hành vi phạm tội của những kẻ giết người hàng loạt. Sau nhiều năm, có vẻ như họ đã có câu trả lời…
Kẻ sát nhân nổi tiếng…
Thập kỉ 80 của thế kỉ XX, cả nước Liên Xô và người dân vùng Rostov, Ukraine luôn sống trong nỗi sợ hãi. Lý do là bởi một trong những kẻ giết người man rợ nhất lịch sử nước này liên tiếp gây án và cảnh sát chưa tìm được thủ phạm.

Các nạn nhân của hắn hầu hết là những thanh thiếu niên trẻ tuổi, bị cưỡng hiếp rồi giết chết. Người ta gọi hắn là “gã đồ tể của vùng Rostov”.
Từ 1978 - 1990, hắn đã giết chết 53 phụ nữ và trẻ em. Chỉ đến khi Bộ Nội vụ Liên Xô cử nhân viên điều tra chuyên nghiệp vào cuộc, kẻ sát nhân mới sa lưới. Danh tính của hắn được lộ ra ánh sáng - Andrei Chikatilo.

Lớn lên tại Ukraine, tuổi thơ của Andrei Chikatilo chìm trong ám ảnh của Chiến tranh Thế giới thứ II. Hắn trở thành một kẻ nhút nhát, tính khí thất thường khi trưởng thành. Từng là giáo viên tại một số trường học địa phương nhưng những ức chế dồn nén tích tụ lâu trong tâm hồn đã khiến Andrei Chikatilo trượt dài trên con đường tội phạm. 

Hắn gây án từ tháng 12/1978 với nạn nhân đầu tiên là cô bé 9 tuổi Lena Zakotnova. Sau khi thoát tội do cảnh sát bắt nhầm nghi phạm, Andrei bắt đầu nhởn nhơ, giết người theo sở thích cuồng loạn của mình.

Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt 2
Hắn gây án liên tục, rồi đột nhiên im bẵng một thời gian để tránh cảnh sát nghi ngờ và theo dõi. Tới tháng 5/1985, hắn quay lại với thú vui “bệnh hoạn”. Kẻ sát nhân hành động rất dã man, hắn sẵn sàng cưỡng hiếp rồi giết chết nạn nhân, vứt xác xuống sông... gieo rắc nỗi kinh hoàng đặc biệt với các phụ nữ và trẻ em.

Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt 3
Phải cho tới năm 1990, Andrei Chikatilo mới sa lưới pháp luật. Nạn nhân cuối cùng của hắn là cô gái Svetlana Korostik (22 tuổi). “Gã đồ tể của Rostov” bị xét xử tháng 4/1992, bị tòa tuyên tới 40 án tử hình. 

Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt 4

Tới ngày 9/9/1992, hắn bị hành quyết, kết thúc cuộc đời của một kẻ giết người hàng loạt nổi tiếng nhất thế giới.

… tới công thức “cầu thang ma quỷ” … 

Câu chuyện về Andrei Chikatilo cũng như rất nhiều kẻ sát nhân khác đã thôi thúc sự nghiên cứu của giới khoa học về cách thức ngăn chặn tội phạm kiểu này. 
Năm 2012, hai nhà khoa học Mỹ, Mikhail Sim Kim và Henry thuộc ĐH California đã công bố thí nghiệm của họ. Theo đó, thời gian gây án của một tên sát nhân có thể dự đoán trước bởi công thức toán học "cầu thang ma quỷ".
Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt 5

Đối tượng của nghiên cứu trên chính là Andrei Chikatilo. Theo Kim và Henry, họ cho rằng động cơ giết người của Chikatilo xuất phát từ những cơn động kinh. Mỗi khi lên cơn, trong não sẽ có một số tế bào thần kinh tập trung và bùng nổ, khiến ham muốn giết người nảy sinh trong não bộ. 

Vì thế, mỗi lần gây án chẳng khác nào một liều thuốc an thần với kẻ phạm tội. Chu kì động kinh cũng không rõ rệt, có khi liên tục, nhưng cũng có khi hàng năm trời. Chiếu lại thời gian trong vụ án của “gã đồ tể vùng Rostov”, họ nhận ra nó hoàn toàn trùng khớp với công thức “cầu thang ma quỷ”.

Trong toán học, công thức trên được dùng để dự đoán các hiện tượng mà tần suất xảy ra phụ thuộc vào yếu tố nội tại bên trong, chẳng hạn như các cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán, thiên tai, động đất… 

Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt 6

Nếu kết quả nghiên cứu của Kim và Henry là chính xác, giới cảnh sát có thể được giúp ích rất nhiều khi tìm ra nhịp điệu gây án của những kẻ giết người hàng loạt.

Công thức "ma quỷ" của những kẻ giết người hàng loạt 7
Tuy nhiên, khi thí nghiệm trên được công bố, nó vấp phải không ít những ý kiến trái chiều, chưa đồng thuận. Điển hình là nhà khoa học thần kinh Pustilnik. Bà công nhận kết quả nghiên cứu của Kim và Henry đúng nhưng nó chưa đủ tầm khái quát. 

Mỗi người có một đồng hồ sinh học khác nhau và câu chuyện Andrei Chikatilo chỉ là ngẫu nhiên, tình cờ mà thôi. Muốn chứng minh và sử dụng nó, cần thêm nhiều thí nghiệm về nhiều tên sát nhân khác nữa.

Vậy là cho tới thời điểm này, công thức “cầu thang ma quỷ” có phải là lời giải ngăn chặn tội phạm giết người hàng loạt hay không vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Thời gian sẽ trả lời tất cả…(Theo Màn Ảnh Sân Khấu)
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Howstuffworks, Livescience, Dailymail, Wikipedia...

No comments:

Post a Comment