Pages

Wednesday, October 16, 2013

Những thành công kỳ lạ của nền y học phương Đông

 

chuyencamcuoi.blogspot.com - Theo tổ chức Y tế Thế giới (OMS) cứ hai người Pháp, lại có một người đã phải nhờ tới châm cứu, mát-xa Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Yoga và những kỹ thuật khác phát sinh từ môn khí công nổi tiếng.

Phải chăng hiệu quả "theo mốt" như một số người của phái bảo thủ nói? Thực tế là những liệu pháp đó tới từ châu Á, và thường đạt được những kết quả rất tốt, trong việc điều trị những căn bệnh, những cơn đau mà các loại thuốc phương Tây tỏ ra bất lực.

Giải thích điều đó ra sao? Trong những trường hợp nào thì quay về những liệu pháp đó? Kết quả sẽ ra sao? Làm thế nào để đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra?

Bà Famay mỗi lần ra khỏi nhà đều đeo kính đen. Dù cho ánh sáng Mặt trời có yếu, bà vẫn thấy nhức đầu ghê gớm. Bà đã qua nhiều đợt phân tích, kể cả chụp sọ não - tất cả đều vô ích! "Bệnh nhức đầu vẫn tái phát", bác sĩ gia đình kết luận, đó là một cách nói kiểu "bác học" để che giấu việc không tìm ra được nguyên nhân và lại tiếp tục cho một toa thuốc khác. Đã hàng năm nay, bà đã ngốn cả đống thuốc, "ngoài ra, tôi còn bị đau lưng mãn tính, ăn khó tiêu, vọp bẻ, mất ngủ. Họ đã gửi tôi tới ba chuyên gia với ba toa thuốc khác nhau. Bao tử của tôi đã trở thành một nhà máy hóa chất...". Tôi thấy không có hiệu quả gì, nên đã tìm đến một thầy thuốc châm cứu. Ông ta nghe bệnh rất lâu, xem mạch cả hai tay và đặt hàng loạt câu hỏi: "Tóm lại ông ta muốn tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề của tôi". Cứ sau 15 ngày, bà lại tái khám, ông ta lại khám và điều chỉnh những huyệt châm cứu. Sau vài tuần, bà ngủ được, ít nhức đầu. Sau một năm, bệnh nhức đầu đã khỏi hẳn.

Trong thế kỷ mới này, sức khỏe của chúng ta phải chăng đến từ châu Á, nơi mà thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh hơn, dược phẩm có tác dụng lâu dài hơn, liệu pháp có tính tự nhiên hơn?

Đã có bao nhiêu người muốn tìm hiểu những con đường y học cổ xưa đó? Không thống kê! Người ta ước tính khái quát, những phương pháp trị bệnh dựa vào tự nhiên gồm có châm cứu rất phổ bịến và liệu pháp vi lượng đồng căn, liệu pháp thực vật, nắn xưong... hiện đang được thực hiện tại 78 quốc gia.  Theo báo cáo của OMS về y học cổ truyền (tháng 5/2002), 40% người Bỉ, 42% người Mỹ và tới 70% người Canada đã sử dụng những liệu pháp ngoại lai. Ở Pháp thì 75% dân số ít nhất cũng đã phải dùng tới nó một lần.  Hơn 1/3 thầy thuốc nội khoa đã kết hợp với một phần liệu pháp bên ngoài.  Đúng là hơn một thế kỷ qua, ngoại khoa đã có những bước nhảy vọt, nhiều bệnh được đẩy lùi, tuổi thọ đã tăng lên nhanh.  Nhưng ngành y học đối chứng đang gặp nhiều trở ngại.  Xóa nạn tử vong ở trẻ em, kéo dài tuổi thọ, nhưng nó lại kéo theo nghiều căn bệnh chức năng và mãn tính.

Liệu pháp đối chứng là cách điều trị, tìm ra nguyên nhân.  Những nguyên nhân rõ rệt trong sự rối loạn về giấc ngủ, tiêu hóa, hô hấp, tính dục... và những bệnh tâm thần như căng thẳng, lo âu, trầm uất... là gì? Ngành y học- về y tế không có gì hơn là tăng thêm thuốc và kéo theo một số hậu quả phụ.

Y học phương Đông, dù có những sự khác nhau, nhưng đều có một điểm chung: không tìm cách chữa một cơ thể hoàn chỉnh, riêng biệt. Mỗi bệnh nhân có một thể trạng riêng, một phản ứng riêng với những yếu tố ngoại lai.  Hơn nữa, ngoài việc phòng bệnh, nghệ thuật trị bệnh Đông phương nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi người về sức khỏe của riêng mình coi như kết quả của việc giữ vệ sinh cá nhân.  Ở Paris, từ hai năm nay, trung tâm "Những thời kỳ của cơ thể" đã được thành lập trên cơ sở phưong pháp dưỡng sinh với 1.200 hội viên, chưa kể những môn võ thuật, khí công... Dominique Casays, Giám đốc cơ quan, nhà châm cứu được đào tạo tại Y khoa Trung Quốc nói: Dựa vào những kết quả đã đưọc chứng minh ở nhiều nơi khác, chúng tôi muốn chữa trị cho căn bệnh thầm kín của người phương Tây, bị ngập đầu vào công việc: liên tục chạy theo thời gian đã qua hoặc sắp tới, chúng ta sống bên cạnh cơ thể mình, do đó nó co lại, đau đớn.  Nếu người ta đặt nó vào "trong hiện tại" nó sẽ tìm thấy lại nền tảng và sức mạnh của nó".

Những người hoài nghi cho rằng: nếu nó không có lợi thì cũng không làm hại gì.  Họ gộp vào đó tất cả: thầy thuốc, chiêm tinh học, từ tính học, trùm các giáo phái.. Sự lên án đó không phải vô căn cứ.  Ví dụ một số tín đồ của môn khí công ví các "sư phụ" như các vị có phép thần thông.  Người ta có thể tìm thấy lá thuốc bán ở góc phố, coi như phụ gia ăn uống.  Ở Mỹ hơn 18 người đã bị chết sau khi uống cây Ma Hoàng kéo dài để chữa bệnh sung huyết phổi. Ở Bỉ có tới 70 người đã uống một loại thuốc nấu từ một loại lá cây Trung Hoa (nam mộc hương) để chữa bệnh mập phì, đã phải ghép thận hoặc lọc máu.

Tổ chức OMS, từ lâu đã đánh giá cao những liệu pháp cổ truyền, đồng thời cũng lưu ý tới nguy cơ để cho chúng phát triển bừa bãi. Ở các nước phát triển, cần phải có những luật lệ quy định cho việc tổ chức hành nghề, các liệu pháp được thực hiện, kiểm tra chặt chẽ các loại thuốc đã chế biến.  Ở các nước đang phát triển, nó là nguồn đièu trị cho tới 80% dân số.  Nên hòa nhập nó vào nền y học quốc gia (như Trung Hoa, Hàn Quốc và Việt Nam) để giữ gìn lâu dài những hiểu biết truyền thống và tính đa dạng sinh học. (Theo Tuần Báo Mới)

No comments:

Post a Comment