Pages

Saturday, January 18, 2014

5 Bí quyết chọn nghề

 7 Gorgeous Fishing Villages in The US ...

 Theo Tuần Báo Mới

www.chuyencamcuoi.blogspot.com - Nghề nghiệp là phương tiện mưu sinh, là chỗ đứng của mỗi người trong xã hội và cũng là lĩnh vực để mỗi người có thể thực thi năng lực của mình và phát triển năng khiếu bẩm sinh.

Tuổi trẻ tràn đầy ước mơ. Ai cũng muốn chọn cho mình một nghề nghiệp thích hợp, để có thể bảo đảm một cuộc sống tương lai tốt đẹp. Thế nhưng do thiếu kinh nghiệm sống và còn hạn chế về kiến thức, khi lựa chọn nghề nghiệp, không ít các bạn trẻ thường chỉ chú ý đến những nét hấp dẫn bên ngoài của nghề nghiệp, không (hoặc không biết cách) phân tích kỹ những đặc điểm bản thân, lựa chọn nghề nghiệp một cách bồng bột, cuối cùng cảm thấy chán nản và đau khổ vô cùng.

Theo từ điển phân loại nghề nghiệp quốc tế, hiện tại trên thế giới có tới 3 vạn nghề khác nhau. Vậy thì chúng ta có thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp nào và lấy gì làm căn cứ?

Lựa chọn nghề nghiệp là một việc hệ trọng và rất phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Nhưng xét về tâm lý, để có thể lựa chọn nghề nghiệp một cách sáng suốt, chúng ta nên chú ý đến những mặt sau đây.

Tính tình đó là những đặc tính tâm lý và những hành vi tương đối ổn định của một người trưởng thành.

Tính tình con người muôn hình, muôn vẻ. Căn cứ vào khuynh hướng hoặt động tâm lý, Junge - nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy sĩ đã chia tính tình thành 2 loại chính:

"Tính tình hướng nội" và 

Tình tình hướng ngoại". 

Người hướng nội có những đặc điểm như sau:

Trầm lặng, ít nói, cẩn thận, trong công việc và học tập thường có thói quen suy nghĩ chính chắn trước khi hành động, thế giới nội tâm phong phú; nhưng nhãn quan của những người này thường hẹp hòi và hay mặc cảm tự ti.

Còn người hướng ngoại có đặc điểm thích cởi mở, thích nói chuyện và tranh luận, năng động, nhạy bén trong công việc và học tập, nhưng tình cảm hay thay đổi và thiếu kiên trì.

Như vậy, nếu một người có tính tình hướng nội mà chọn nghề giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa hoặc những ngành nghề, đòi hỏi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại người, thì sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ.

Còn người tính tình hướng ngoại, sở trường về xã giao, suy nghĩ linh hoạt sẽ rất thích hợp với những ngành nghề hoặt giao tiếp. Thế nhưng, nếu lại yêu cầu một người có tính hướng ngoại đi làm công việc đánh máy chữ hoặc quản lý tài liệu trong thư viện, thì sẽ khó có đủ tính kiên nhẫn để hoàn thành công việc.

Khí chất, đó là những đặc trưng tâm lý bẩm sinh. Trong sinh hoạt hằng ngày người ta thường gọi là "tính tình", "tính khí"...Có người tính tình sôi nổi, hăng hái, mạnh mẽ, nhanh nhẹn; có người bình tĩnh, trầm lặng, chín chắn, chậm chạp.... đó là những loại khí chất khác nhau.

Khí chất còn tùy thuộc cả vào giới tính.

Nam giới thường  hăng hái, gan dạ, dũng mãnh, tinh thần chiến đấu cao, vô tư, thoải mái....

Nữ tính thường từ tốn, e thẹn, nhút nhát, đa sầu, đa cảm...

Các nhà tâm lý gọi mức độ phụ thuộc của khí chất vào gìới tính là "tính độ". Và giữa từng cá nhân, sự khác biệt về tính độ, cũng tương đối lớn.

Thí dụ: ở những cô gái hoặc bé gái có tính độ tương đối mờ nhạt (ít nữ tính), có thể phát hiện thấy khá nhiều đặc tính về khí chất của nam giới;

Còn ở những chàng trai hoặc chú bé có tính độ yếu (nam tính yếu), sẽ rất dễ nhận thấy "những nét con gái". Nam giới nói chung có "khí chất mạnh", thích hợp với những công việc đòi hỏi cường độ cao về thể lực và trí  não, như chiến đấu ngoài mặt trận, thi đấu thể dục, thể thao, làm việc trong các ngành cơ khí, xây dựng, địa chất, luyện kim....

Nữ giới nói chung có "khí chất yếu", thích hợp với công việc văn thư, tài vụ, quãn lý...

Những phụ nữ có tính độ thấp có thể trở thành những vận động viên hàng đầu hoặc những nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc.

những phụ nữ có tính độ cao thích hợp với những nghề như thiết kế thời trang, thư ký, chỉnh hình thẩm mỹ...

Còn những người có tính độ trung bình, bất kể nam hay nữ, thì có thể thích ứng với tất cả các loại nghề nghiệp.

Năng lực. Đó là những nhân tố tâm lý cần thiết để hoàn thành tốt những công việc hoặc nhiệm vụ nhất định.

Thí dụ: một bác sĩ muốn dùng ống nghe để khám tim, phổi cho bệnh nhân, thì cần có khả năng cảm thụ tương đối tốt về cường độ âm thanh.

Còn như muốn trở thành nhạc sĩ, thì khả năng cảm nhận về sự biến đổi của âm thanh phải hết sức tinh tường.

Muốn trở thành một thợ rèn giỏi, phải có khả năng phân biệt chính xác về màu sắc của ngọn lửa trong lò.

Còn muốn trở thành một họa sĩ, thì ngoài khả năng và tri giác không gian tinh tế, có khả năng suy tưởng hình tượng phát triển cao...

Muốn trở thành nhà khoa học cần có khả năng quan sát, khả năng lý giải, khả năng suy nghĩ trừu tượng, có trí nhớ tốt....

Muốn trở thành một vận động viên cần có thể lực phát triển tốt.

Hứng thú. Hứng thú có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi một người thực hiện công việc mà cảm thấy hứng thú, thì có thể phát huy tới 80-90% tài năng của mình; có thể làm việc trong suốt thời gian dài, mà vẫn hăng say, cần mẫn, không cảm thấy mệt mỏi.

Còn khi phải làm một việc mà mình ghét, thì chi có khoảng 20-30 năng lực được phát huy và rất chóng mệt mỏi.

Nhân cách

"khí chất", "tính cách", "năng lực", và "hứng thú" là những đặc trưng tâm lý học và tâm thần học không hoàn toàn giống với nhân cách hiểu theo nghĩa đạo đức xã hội và dùng trong sinh  hoặt hàng ngày.

Nhìn chung, sự khác biệt về khí chất, hứng thú và năng lực có liên quan mật thiết tới những yếu tố di truyền ("bẩm sinh").

Khí chất, tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng không thể phân ra tốt - xấu.

Mỗi loại khí chất đều có "sở trường" và "sở đoản".

Thí dụ: những bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu, không thể có khí chất chậm chạp, hay do dự, quá thận trọng....

Thế nhưng, khi điều trị những bệnh nhân không phải cấp cứu, thì lại cần những bác sĩ có tính cẩn thận, có thói quen quan sát kỹ lưỡng, suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định.

Trong những thành phần cấu tạo nên nhân cách, tình tình có vai trò vô cùng quan trọng. Tính tình có thể phân tốt xấu.

Thí dụ: như cần cù, dũng cảm, khiêm tốn, quan tâm đến người khác....là những đặc tính tốt trong tính tình.

Còn lười biếng, hèn nhát, kiêu căng, ích kỷ....là những tính xấu.

Tính tình có liên quan đến ý chí và phẩm chất xã hội của mỗi con người.

Tính tình tốt không phải là một thứ bẩm sinh, phải tu dưỡng và rèn luyện mới có thể có được.

Chính vì vậy, người ta mới nói: "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"'

Khí chất và tính tình có quan hệ mật thiết. Khí chất ảnh hưởng đến sự hình thành của tính tình, nhưng tính tình lại có khả năng che giấu và cải tạo khí chất.

Thí dụ: một người vốn tính khí nóng nảy, hấp tấp thiếu kiên trì trong công việc, nhưng do muốn trở thành một thầy thuốc giỏi, anh ta quyết tâm rèn luyện và cuối cùng đã sửa đổi được những nhược điểm về khí chất của mình.

Các nghiên cứu cho thấy, trong thời kỳ trẻ tuổi khí chất bộc lộ tương đối rõ nét, tuổi càng cao thì tác dụng khống chế của tính tình càng lớn. Đến một độ tuổi nhất định, khí chất và tính tình hòa với nhau thành một thể thống nhất, khi đó có thể nói rõ, cái gì là khí chất bẩm sinh, cái gì là tính tình trong nhân cách của một con người.

Như vậy có thể thấy, để lựa chọn chính xác ngành nghề, trước hết cần tìm hiểu đầy đủ về mình - xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng những đặc trưng tâm lý của mình. Tiếp theo là quyết tâm bắt tay hành động, kiên trì tu dưỡng và rèn luyện để cải thiện tinh tình và nhân cách của mình.

Muốn thành công trong sự nghiệp, không những cần có tài năng và hứng thú, mà còn cần phấn đấu kiên trì, như người xưa đã dạy:

"Có chí, thì nên"





No comments:

Post a Comment