Pages

Tuesday, January 28, 2014

Nên ăn nhiều tỏi ngày Tết

 

Theo Dân Trí

Năm mới tết đến, nhà nhà chuẩn bị các loại món ăn và không thể thiếu tỏi - một gia vị cho món ăn và là một sản phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, là một vị thuốc tự nhiên xanh tốt nhất, thậm chí còn vượt cả nhân sâm.
 

Chống ung thư: Nghiên cứu phát hiện, trong tỏi hàm chứa các hợp chất lưu huỳnh có thể thúc đẩy đường ruột sản sinh ra một loại chất xúc tác, thông qua nhiều con đường  như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn chất béo hình thành ô xy hóa và chống đột biến… để tẩy trừ các chất trong đường ruột dẫn đến ung thư hoặc khối u trong đường ruột. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa  kết luận được rốt cuộc là cẩn sản sinh ra bao nhiêu chất xúc tác như thế mới có hiệu quả phát huy chống khối u của tỏi.

Tác dụng chữa trị liệt dương: Có nghiên cứu cho biết, tỏi đích thực có tác dụng chữa trị liệt dương. Tỏi có lợi cho tuần hoàn máu, điều này rất quan trọng đối với chức năng “đứng lên” của chú nhỏ, bởi vì tỏi có thể kích thích cơ thể sản sinh ra chất xúc tác hỗn hợp nitric oxide.

Chống lão hóa: Trong tỏi có một số thành phần tương tự như vitamin E và vitamin C, có tác dụng  chống lại ô-xy hóa, ngăn chặn lão hóa.

Chống mệt mỏi: Chuyên gia nghiên cứu phát hiện, thịt lợn là một trong những thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin B1 sẽ kết hợp với chất allicin hàm chứa trong tỏi, từ đó có thể  phát huy tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, phục hồi thể  lực.

Bảo vệ tim mạch: Theo kết quả nghiên cứu của bệnh học hiện hành, bình quân mỗi người ăn khoảng 20g tỏi sống/ngày, tỉ lệ phát bệnh tim mạch thấp hơn nhiều so với những người không có thói quen ăn tỏi.

Chống huyết khối: Nghiên cứu phát hiện tinh dầu trong tỏi có tác dụng chống sự kết dính tiểu cầu, đạt được hiệu quả phòng chống hình thành huyết khối.

Giảm mỡ máu: Kết quả nghiên cứu lâm sàng thể hiện, người thử nghiệm mỗi ngày ăn 50g tỏi, liên tục trong 6 ngày, sau đó  kiểm tra cho thấy  triglyceride và LDLcholesterol thấp hơn đáng kể so với hàm lượng trước khi thử nghiệm.

Giảm thấp độ dính kết của máu:
Rất nhiều nghiên cứu cho biết, hút thuốc và nghiện rượu sẽ làm tăng thêm độ kết dính của máu, nhưng nếu đồng thời ăn cùng với tỏi sống thì sẽ phần nào đó giảm bớt đi được tác dụng không tốt này.

Giảm huyết áp:
Người bị cao huyết áp mức độ nhẹ, nếu mỗi ngày ăn một ít tỏi ngâm dấm vào buổi sáng sớm, đồng thời uống hai thìa dấm, nửa tháng sau huyết áp của người bị bệnh sẽ giảm thấp. Ngoài ra, người bị huyết áp cao nếu thường xuyên ăn tỏi cũng có ích giảm thấp huyết áp.

Tác dụng diệt vi khuẩn: Tỏi  là loại thực vật thiên nhiên chống vi khuẩn phổ biến, trong tỏi chứa 2% allicin, mà allicin lại có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh nhờ làm rối loạn sự trao đổi chất của vi khuẩn.

Khả năng diệt khuẩn của tỏi là 1/10 của penicillin, đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như viêm màng não, viêm phổi, khuẩn liên cầu và cả bạch hầu, kiết lỵ, thương hàn, phụ thương hàn, khuẩn que kết hạch vv , tỏi đều có tác dụng khống chế hoặc diệt khuẩn rõ rệt.

Ngoài ra, tỏi còn có thể giết chết nhiều loại ký sinh trùng, vì vậy người ta mới nói ăn tỏi sống là một biện pháp hữu hiệu để phòng chống cảm và phòng chống viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên nên lưu ý allicin rất dễ bị phá hỏng ở nhiệt độ cao, từ đó sẽ mất đi tác dụng diệt khuẩn.

Cải thiện trao đổi chất đường: Nghiên cứu chứng thực, ăn tỏi sống có tác dụng nâng cao sức chịu đựng chất đường glucose của người bình thường,  đồng thời còn có thể thúc đẩy tuyến tụy bài tiết và tăng thêm mức độ lợi dụng của mô tế bào đối với glucose, từ đó giảm thấp đường huyết.

Chống dị ứng: Mỗi ngày ăn tỏi sống có thể giảm nhẹ mức độ phản ứng do dị ứng, đặc biệt là do nhiệt  độ thay đổi gây ra dị ứng. Cách tốt nhất là ăn tỏi sống mấy tuần trước khi mùa dị ứng đến (mùa xuân và mùa đông).

Theo Dân trí

No comments:

Post a Comment