Khám phá.vn/Mai Tân - Theo Truetv
Alice Crimmins, một người phụ nữ đẹp và hấp dẫn, thường được nhắc tới với những vụ bê bối tình cảm bất ngờ bị khởi tố vì có liên quan đến việc giết hại hai đứa con của mình.
“ Một người đàn bà hư hỏng như Alice thì có thể làm bất cứ điều gì.” Công tố viên đã nói về người đàn bà này như vậy khi trực tiếp điều tra vụ án.
Vụ việc quan đến Alice Crimmins bị phát hiện vào năm 1965 và kéo dài cho tới tận 12 năm tiếp sau đó.
Cái tên Alice Crimmins đã trở thành chủ đề nóng thu hút độc giả của các tờ báo lá cải giữa sau những năm 1960 và hết những năm 1970.
Cuộc sống hôn nhân
Gia đình Alice Crimmins sống trong quận Queen của thành phố New York. Chồng Alice, Edmund Crimmins là một thợ sửa máy bay. Alice ở nhà chuyên lo những công việc nội trợ và chăm lo cho cậu con trai Eddie Jr, 5 tuổi và cô con gái út Alice Marie 4 tuổi. Alice hay gọi con gái là Missy.
Vợ chồng Crimmins khá lệch nhau về ngoại hình, Edmund là một người đàn ông to cao, bụng phệ, trong khi đó vợ ông lại là một người đàn bà nhỏ nhắn và hấp dẫn với mái tóc đỏ, đôi mắt xanh nhạt.
Cuộc hôn nhân của họ đã có những năm tháng đầu hạnh phúc. Tuy nhiên những năm sau đó, do công việc, Edmund liên tục phải đi xa, ít dành thời gian cho gia đình. Điều này khiến Alice rất cô đơn và thất vọng. Cô nhanh chóng tìm đến sự an ủi ở những người đàn ông khác trong các cuộc tình vụng trộm. Họ chia tay nhau vài năm sau đó.
Sau khi chia tay, Alice làm hầu bàn cho một cửa hàng đồ uống, cuộc sống của cô hoàn toàn khác trước. Cô có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần hơn và bắt đầu cặp với Anthony Grace, một người đàn ông lớn tuổi nhưng rất giàu có. Anthony là một chủ thầu xây dựng lớn, bạn bè ông có nhiều thành phần, từ những chính trị gia nổi tiếng tới những tên lưu manh nhất New York.
Một lần, Alice cùng Anthony đi dự tiệc trên một con tàu sang trọng, mải vui với người tình, cô quên mất mình phải quay về đón Eddie và Missy.
Quá giờ đón, người giữ trẻ gọi cho Edmund Crimmins. Edmund đón bọn trẻ và đưa chúng về nhà mẹ vợ mình, bà Alice Burke. Anh giận dữ đòi khởi kiện Alice vì sự vô trách nhiệm này. “Cô ta không đủ tư cách để chăm sóc bọn trẻ.”
Một tuần sau đó, vụ việc được đưa ra tòa giải quyết. Tuy nhiên, Alice không bị phạt hay bị mất quyền nuôi con.
Người mẹ thờ ơ
Một buổi sáng nắng nóng ngày 14/7/1965, Alice bất ngờ gọi cho chồng mình để thông báo việc mất tích của Eddie và Missy. Cảnh sát cũng nhận được tin hai đứa trẻ đã mất tích.
Thông báo mất tích được dán tại nhiều điểm công cộng sau một ngày tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Hai thám tử Gerard H. Piering và George Martin được điều đến ngôi nhà của Alice để thu thập thêm thông tin vụ mất tích.
Tại phòng bọn trẻ hay chơi, cửa sổ hàng ngày vẫn hay đóng đã bị mở toang, có thể hai đứa trẻ đã bị bắt cóc qua cánh cửa đó. Họ nghi ngờ đây là một vụ bắt cóc có tính toàn trước.
Ngay khi tiếp xúc với Alice, thám tử Piering đã nhận ra điểm gì đó bất thường trong thái độ của người đàn bà xinh đẹp này. Cả hai đứa con bị bắt cóc, nhưng Alice không khóc cũng không tỏ ra hoảng hốt. Tiếp hai thám tử, Alice trang điểm rất kĩ, trang phục gọn gàng và đi một đôi giày khá cao. Cô khác hẳn một người mẹ đang cố gắng tìm con mình.
“Người phự nữ này là mẹ bọn trẻ?”, Piering quay sang nói với Martin với giọng ngờ vực. “Để tôi thẩm vấn cô ta.”
Sau khi thu thập lời khai, hai thám tử cùng cảnh sát tìm kiếm những khu vực có khả năng. Họ nhanh chóng tìm thấy cô bé Missy trong một cái hố không sâu tại bãi đất trống cách đó vài dặm. Cô bé đã bị bóp cổ cho đến chết.
Tin vào cảm giác bất thường của mình khi tiếp xúc với Alice, Piering nghĩ Alice có liên quan đến vụ này, ông lên một kế hoạch bất ngờ.
Alice được đưa đến khu vực bãi đất trống mà không biết trước mình sẽ được nhìn thấy điều gì.
Xác một cô bé nằm sấp trên đất, tóc tết gọn gàng. Cô bé mặc một chiếc áo thun trắng và quần nhỏ màu vàng, một sợi dây thắt quanh cổ cô bé.
Edmund sụp xuống khi nhìn thấy đứa trẻ. Piering nghe tiếng Alice nói rất nhỏ rằng, “ Đó là Missy.”
Hai vợ chồng được cảnh sát hỗ trợ đưa quay trở lại xe. Alice hoàn toàn không khóc. Cô ngồi im trong xe không nói gì.
\
Với kinh nghiệm nhiều năm, thám tử Piering đã cảm thấy có điều gì đó bất thường từ người phụ nữ xinh đẹp Alice Crimmins. Chắc chắn cô ta có liên quan đến cái chết của hai đứa trẻ.
Suốt thời gian phát hiện cái xác của Missy, Alice không biểu hiện bất cứ cảm giác đau buồn nào, cô hoàn toàn im lặng. Cô chỉ bắt đầu khóc khi trở về nhà và đối diện với ống kính truyền hình với các câu hỏi dồn dập từ phía các phóng viên.
Theo thám tử Piering, “Người đàn bà này không quan tâm đến con cái. Cô ta lạnh lùng khi nhìn thấy xác con mình, chỉ cố khóc trước ống kính để tỏ vẻ đau buồn với ý định che đậy tội ác.”
Khi cảnh sát có mặt vào sáng hôm sau để thu thập thêm thông tin, họ đã thực sự nổi giận khi phải chờ đợi người phụ nữ này trang điểm thật kĩ rồi mới tiếp họ. “Một người mẹ hư hỏng. Không đau khổ và lo lắng như những bà mẹ khác. Cô ta quan tâm đến diện mạo của mình hơn là bọn trẻ.”
Vài ngày sau đó, xác cậu bé Eddie được tìm thấy. Gia đình Crimmins bất hạnh tổ chức tang lễ cho hai đứa trẻ xấu số trong sự thờ ơ, vô cảm của Alice.
Alice nhanh chóng quay lại cuộc sống hàng ngày, nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa…, cô không quên những bữa tiệc cùng với bồ của mình tại các quán rượu và câu lạc bộ đêm.
Hành vi này của cô thực sự trở thành tâm điểm của mọi sự nghi ngờ. Người ta nghi ngờ cô có liên quan đến cái chết của hai đứa bé. Chồng cô Edmund thì khẳng định điều đó.
Edmund Crimmins cho biết, từ khi chia tay, anh đã bí mật cài máy nghe trộm từ phòng ngủ xuống đến tầng hầm đế có thể theo dõi Alice. Anh đã bắt được cô cùng với người tình ngay tại nhà nhiều lần.
“Alice không chỉ là một người đàn bà hư hỏng trong quan hệ hôn nhân, cô ấy còn rất nham hiểm.”
Một phần lý do khiến thám tử Piering nghỉ ngờ người đàn bà này chính một số bằng chứng ông thu thập được và cài chi tiết mâu thuẫn trong lời khai của Alice.
Alice Crimmins khóc trước các phóng viên
Lần đầu bước vào căn phòng của bọn trẻ, Piering đã di chuyển một chiếc đèn bàn trên kệ tới khu vực của sổ với hi vọng tìm ra cách mà hung thủ đang mang bọn trẻ đi, ông phát hiện chiếc đèn đã được lâu chùi một cách cẩn thận mặc dù một số đồ đạc khác trên kệ rất bụi.
Theo lời khai của Alice, trước hôm xảy ra vụ mất tích, cô và bọn trẻ vẫn còn ăn tối cùng với nhau. Hôm đó chúng ăn một số đồ ngọt và đồ đông lạnh có sẵn vì cô không có nhiều thời gian chuẩn bị sau khi từ chỗ làm về.
Tuy nhiên, Alice lại khai với cảnh sát ngày hôm sau rằng cô và bọn trẻ đã ăn thịt bê tối hôm đó.
Khám nghiệm tử thi của Missy, cảnh sát thấy trong dạ dày cô bé có ít mì ống, không hề có thịt như lời khai của Alice. Có thể hung thủ đã cho Misy ăn một chút trước khi ra tay.
Cũng theo lời khai của Alice, cô khai rằng mình đã đổ xăng tại trạm xăng Gulf lúc 9h tối hôm đó. Nhưng theo lời nhân viên ở đấy, hôm đó trạm xăng đóng cửa từ lúc 5h để tiếp nhiên liệu.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho biết, Missy đã chết khoảng 6 đến 12 tiếng trước khi được phát hiện và không quá 2 tiếng sau bữa ăn.
Alice khai rằng tối hôm đó cả nhà ăn tối lúc 7h30 và cô còn kiểm tra bọn trẻ trước khi đi ngủ.
Alice đã nói dối hay nhầm lẫn về thời gian? Liệu bọn trẻ đã bị bắt cóc và hung thủ đã cho chúng ăn trước khi giết chúng?
Không có bằng chứng cụ thể để buộc tội Alice. Cảnh sát đã bị mất theo dõi cô trong hơn một năm.
Họ theo dõi những hoạt động hàng ngày của Alice và nghiên cứu những cuộn băng nghe lén do Edmund cung cấp với hi vọng tìm ra chi tiết nào đó liên quan. Nếu Alice là kẻ giết người, cô ta phải có đồng phạm vì địa điểm và thời gian tìm thấy xác bọn trẻ cho biết chúng đã được di chuyển trước đó.
Từ những cuốn băng, cảnh sát thực sự bất ngờ về sự hư hỏng, buông thả của người mẹ trẻ này.
Edmund đã gây sự với Alice ngay tại nơi làm việc khiến Alice bị sa thải. Cô vất vả tìm kiếm những công việc tạm bợ và trở nên thất nghiệp trong một thời gian dài. Điều này đẩy cô đến với rượu và trở nên thù hằn với cảnh sát khi biết họ đang cố buộc tội cô liên quan đến giết người.
Một năm rưỡi sau cái chết của bọn trẻ, công tố viên Nat Hentel nhận được một bức thư với nội dung cung cấp thông tin vụ án từ một người không kí tến và ngày 30/11/1966.
Nhân chứng cho biết họ đã có mặt gần khu nhà Alice đêm trước khi xác cô bé Missy được tìm thấy. Lúc đó khoảng 2h sáng. Họ nhìn thấy một người phụ nữ ôm một chiếc chăn màu trắng, tay dắt một đứa trẻ đang theo sau một người đàn ông cao lớn, tóc đen, mũi to. Người này quay lại nói lớn yêu cầu cô đi nhanh hơn.
Người đàn ông ôm chiếc chăn trắng đặt ở ghế sau cùng với người phụ nữ và đứa trẻ. Chiếc xe di chuyển hướng tới đại lộ Kissen.
Một năm rưỡi sau cái chết của bọn trẻ, công tố viên Nat Hentel nhận được một bức thư với nội dung cung cấp thông tin vụ án từ một người không ký tên.
Theo thông tin nhân chứng cung cấp, hung thủ có thể là một phụ nữ cùng một người đàn ông trung tuổi với dáng vẻ cao to, tóc đen.
Cảnh sát tỏ ra lạc quan hơn với hi vọng thông tin sẽ giúp ích nhiều cho cuộc điều tra đang bế tắc.
Điều tra 39 căn hộ trên khu vực được xác định là nhà của nhân chứng, đối chiếu nét chữ trong bức thư nặc danh với nét chữ thu được của các đối tượng, bước đầu cảnh sát xác định được danh tính của nhân chứng là Sophie Earomirski.
Sophie Earomirski là một người phụ nữ trung tuổi có chút vấn đề về trí nhớ.
Khi các nhà điều tra đặt câu hỏi về những thông tin liên quan đến bức thư cung cấp thông tin vụ án, Sophie nói rằng mình có thể nhận diện người đàn bà tối hôm đó chính là Alice Crimmins.
Sophie biết Alice sống cùng khu phố và biết rõ cô hơn thông qua những thông tin báo chí cung cấp liên quan đến vụ án.
Dựa trên thông tin của Sophie, cảnh sát đặt ra giả thiết Alice đã giết những đứa trẻ của mình với sự hỗ trợ của người tình.
Alice từng khai nhận với thám tử Piering rằng đêm trước hôm xáy ra vụ mất tích, cô có gọi điện đến quán bar Capris và nói chuyện với Anthony Grace.
Có thể Alice đã gọi điện để thông báo cho Anthony mình đã giết Missy trong lúc nóng giận, cậu bé Eddie đã nhìn thấy điều đó. Alice cần sự hỗ trợ của Anthony để giải quyết chuyện này ?
Cái chăn màu trắng Sophie nhìn thấy Alice và người đàn ông lạ mang đi đêm hôm đó chính là cô bé Missy và đứa trẻ được dắt đi là Eddie.
Dựa trên đặc điểm người đàn ông được nhắc đến trong bức thư, ngoài Anthony, cảnh sát tập trung điều tra người đàn ông có tên là Joseph Rorech. Rorech là một trong số những người tình của Alice trong thời gian đó.
Cảnh sát đã kiểm tra những cuộn băng nghe trộm cuộc điện thoại giữa Alice và Rorech. Tuy nhiên, Alice không hề đề cập chi tiết nào liên quan đến cái chết của bọn trẻ.
Tiến hành thẩm vấn Rorech, Rorech cho biết Alice đã từng nhắc với mình về việc kiện tụng của chồng cũ liên quan đến hai đứa trẻ. Alice nói rằng thà giết bọn trẻ còn hơn giao chúng cho chồng cũ.
Lời khai của Rorech có thể buộc tội Alice. Tuy nhiên, sau đó Rorech đã liên hệ lại với cảnh sát và phủ nhận lời khai của mình, đồng thời đưa ra bằng chứng ngoại phạm đêm hôm đó của mình.
Ngày 11/9/1967, hai năm hai tháng sau cái chết của Missy và Eddie, Alice Crimmins bị bắt vì bị nghi ngờ liên quan đến cái chết của Missy. Chưa có bằng chứng buộc tội Alice giết Eddie vì giám định y khoa không đưa ra được kết quả giám định cụ thể với cái xác đang phân hủy.
Báo chí lại được dịp nhắc tới người phụ nữ này khi đăng tin Alice bị bắt giữ trong bộ trăng phục bó sát, gợi cảm. Họ nhắc đến Alice như một biểu tượng mới của cuộc cách mạng sex ở Mỹ.
Phiên tòa xét xử Alice được bắt đầu vào tháng 5/1968. Thẩm phán Peter Farrell chủ trì phiên tòa.
Khi đại diện pháp y cung cấp thông tin về cái xác cô bé Missy, Alice đã bất ngờ khóc thành tiếng và ngất ngay tại tòa. Phiên tòa bị gián đoạn trước hành vị được coi là diễn kịch của Alice.
Việc Rorech với tư cách nhân chứng cung cấp thông tin việc Alice có ý định giết bọn trẻ khi xảy ra kiện với chồng cũng khiến Alice phản ứng mạnh mẽ. Cô không nghĩ người tình của mình lại có thể làm chứng chống lại mình trước tòa.
Nhân chứng quan trọng nhất là Sophie Earomirski.
Sau khi tường thuật lại những gì mình chứng kiến, Sophie đã chỉ thằng về phía Alice và tuyên bố, ‘’Chính là người phụ nữ này’’ khi được cảnh sát yêu cầu nhận diện.
Alice thừa nhận mình có nới với Rorech chuyện giết bọn trẻ, nhưng đó chỉ là trong phút nóng giận vì vụ kiện với chồng cũ.
Trong phiên tòa, ngoài những bằng chứng liên quan đến cái chết của hai đứa trẻ, những câu chuyện liên quan đến việc bồ bịch, ngoại tình bên ngoài hôn nhân của Alice cũng được nhắc tới.
Và lời kết của một công tố viên khi đề cập đến chuyện này đó là, ‘’Một người đàn bà hư hỏng như Alice Crimmins có thể làm bất cứ điều gì.’’
Khi nghe tòa tuyên bố mình có thể đối mặt với bản án cáo nhất cho tội giết cô bé Missy, Alice đã ngất đi vì sợ hãi.
Tháng 3/1971, 6 năm sau cái chết của bọn trẻ, phiên tòa xét xử Alice lại được mở lại. Lần này, Alice bị buộc tội liên quan đến cả cái chết của Eddie.
Tuyên án
Bồi thẩm đoàn trở lại phiên tòa với lời tuyên án nghiêm khắc nhất: Alice phạm tội giết người mức độ một. Nhiều người tại tòa bật khóc ngay tức khắc. Alice liên tục kêu thất thanh: “Không, trời ơi, không bao giờ!”.
Mẹ của cô ta, Alice Burke, cũng liên tục đập tay vào đầu và thét lên những lời phản đối. Người anh trai Alice cũng khẳng định không bao giờ em gái có thể ra tay sát hại các con của cô ấy. Điều đặc biệt là chồng cũ của bị cáo, Edmund Crimmins, cũng khóc và cho rằng kết luận của tòa là bất công. Nước mắt lăn trên má của Edmund.
Một người tham dự phiên tòa gào lên rằng ông ta ở bên Alice một ngày trước đó. “Giết bồi thẩm đoàn đi”, ông này hét lên.
Tuy nhiên, phiên xét xử Alice Crimmins lần hai vẫn kết thúc và người phụ nữ này phải lĩnh bản án ngồi tù suốt phần đời còn lại.
Alice Crimmins đi tù hơn 2 năm sau đó. Tới năm 1973, Alice được thả tự do. Chánh án tòa án tối cao ở Brooklyn đã xem xét lại vụ án gây nhiều tranh cãi này và tuyên bố rằng không có bằng chứng nào kết tội Alice và yêu cầu bắt đầu điều tra lại toàn bộ vụ án.
Một cuộc chiến công lý lại bắt đầu trong khi Alice được tự do với số tiền bảo lãnh alf 25.000 đô la. Tháng 2/1975, Tòa án đưa Alice ra xét xử với những lập luận và bằng chứng như những năm về trước. Alice vẫn bị kết án tù.
Năm 1977, một tờ báo đăng tin Alice đã tham gia một chương trình đặc biệt trong tù. Theo đó, cũng như các tội nhân khác, Alice được tự do vào mỗi dịp cuối tuần và được phép cưới Anthony Grace.
Báo chí đăng hình “bà” Alice Grace chụp ảnh cùng chồng trên một con thuyền du lịch. Ngày hôm sau, tờ báo tiếp tục đăng hình Alice đang cùng chồng bước vào chiếc xe Cadillac màu trắng. Điều này dấy lên nhiều tranh cãi. Những chính trị gia ở New York cho rằng một tội nhân không được phép tự do như thế.
\
Những điều gây tranh cãi
Liệu Alice có thực sự gây nên những cái chết cho con mình, hay những lời buộc tội cô ta đã có nhiều vấn đề trong quá trình điều tra? Những câu hỏi đó luôn gây nên tranh cãi gay gắt. Theo những chuyên gia về tội phạm, Alice chỉ có thể gây ra các thảm án đó khi có sự trợ giúp của ít nhất 2 người. Tuy nhiên, ngoài Alice thì không ai bị kết án trong suốt các phiên tòa, từ 2 lần sơ thẩm tới phiên phúc thẩm.
Theo các nhà tâm lý học, vụ án có nhiều điều khó hiểu và phi lý.
Đầu tiên, có điều kỳ lạ trong chính trí nhớ của Alice Crimmins. Cô ta nói rằng cô cho các con ăn thịt bê lúc 7h30 sáng 13/7/1965. Sau đó cô ta đưa chúng đi chơi bằng ô tô, trở về nhà lúc 21h và cho các con đi ngủ. Alice trông chúng tới nửa đêm và đưa bé Eddie đi tắm. Missy vẫn nằm ngủ trên giường vì không muốn tắm. Sau khi bé Eddie đi ngủ, Alice chốt cửa với hệ thống khóa bằng mắt để các bé không mở tủ lạnh vào ban đêm. (Trong khi đó cảnh sát cho rằng Alice khóa cửa để ngăn các con sang phòng vì khi đó Alice đang ở với bạn trai). Alice cho chó ăn, tắm rửa và đi ngủ lúc 4h sáng.
Lời khai của Alice có những điều khó hiểu như tại sao khi các con ngủ, Alice vẫn phải ở đó trông tới đúng nửa đêm, không sớm hơn, không muộn hơn. 2 nhân viên bán xăng gần đó cho biết Alice tới đổ xăng lúc 17h30 trong khi 21h cô mới về tới nhà.
Thêm vào đó, nhiều chuyên gia cũng như 2 thành viên bồi thẩm đoàn cho biết dù Alice khăng khăng cho các con mình ăn thịt bê nhưng khám nghiệp tử khi lại không tìm được dấu hiệu gì của thịt bê trong dạ dày của Missy.
Trong khi đó, điều tra viên Gerard Piering lại tự tin về trí nhớ của mình tới mức “quên” thực hiện các phương thức điều tra cần thiết như chụp ảnh, ghi chép những gì tại hiện trường lúc đó.
Còn Joe Rorech và Sophie Earomirski lại có những trí tưởng tượng khó hiểu.
Tại phiên tòa đầu tiên, Rorech khai rằng bạn gái cũ của anh ta thú nhận “Em đã giết con”. Nhưng khi tòa tuyên Alice chỉ sát hại bé gái thì người này lại khai là bị cáo nói “Em đã giết các con”.
Nếu bị cáo thú nhận chỉ giết Missy thì Rorech không có vai trò gì trong phiên xử lần hai. Tuy nhiên Rorech lại khai rằng lúc đó Alice Crimmins nói với anh ta: “Tha thứ cho em, Joe, em đã giết con gái” và “Em không muốn giết thằng bé”. Những lời khai bất nhất của Rorech khiến nhiều việc trở nên đáng nghi ngờ.
Trong khi đó, trí nhớ của Sophie Earomirski cũng không phải là ngoại lệ. Bà này chỉ biết chắc chắn rằng người phụ nữ đó là Alice Crimmins nhưng khi nghe đoạn hội thoại thì bà lại nghe không rõ, lúc nhớ lúc không.
Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)
No comments:
Post a Comment