Pages

Wednesday, February 5, 2014

Nhân sâm: một huyền thoại dươc thảo

 

Chuyện Cấm Cười - Theo Tin Tức Cao Niên

 
Nhân sâm (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền mà các tác dụng dược lý như: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống căng thẳng, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể…đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu chứng minh

 
Nhân sâm thuộc chi họ sâm ,một số loại cây thân thảo củ rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm (kể cả một số loại động vật như con hải sâm, sâm đất v.v.).
 
Vài nét lịch sử về nhân sâm

Từ thờì xa xưa nhất của lịch sử Trung quốc (3000 năm trước Công nguyên) vua Phục Hi trong cuốn Kinh dịch, vua Thần Nông trong cuốn Bách thảo và vua Hoàng Đế trong cuốn Nội kinh đểu đã nhắc nhở tới nhân sâm như là một thần dươc.

Nhân sâm mọc trong khe núi, có tên nhân sâm vì củ nhân sâm có hình dáng con người







Theo y sĩ Đào Hoằng Cảnh (452-536) thì “nhân sâm có công dụng trị ngũ thương, an thần, giảm xúc động, trị hồi hộp, làm sáng mắt, tăng thần và gia tăng trí năng. Dùng lâu sẽ làm gia tăng tuổi thọ”. 

Y sư Cát Hồng đời Đông Tấn nhấn mạnh rằng Nhân Sâm có tác dụng kéo dài tuổi thọ và tránh bệnh tật

Y sư Trương Trọng Cảnh ,y tổ của Trung Y học, xem nhân sâm là vị bổ dưỡng. Theo cuốn sách nổi tiếng Thương Hàn Luận thì nhân sâm làm đổ mồ hôi, giảm sốt và gia tăng nội lực cho bệnh nhân

Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân (1518-1593) đời Minh đã phân loại 5 loại sâm, mỗi loại dùng để chữa trị một tạng trong ngũ tạng. Theo đó 

 Nhân sâm (Panax Ginseng) bổ tì, 

 Sa sâm (Adenophora Polymorpha) bổ phế,

Huyền sâm hay nguyên sâm (Scrophularia Oldhami) bổ thận, 

Đan sâm hay xích sâm (Salvia Miltiorrhiza) bổ tâm, 

Quyền sâm hay tử sâm (Polygonum Bistorta) bổ can.

Ngoài Trung Quốc, nhiều quốc gia Á châu khác cũng có sâm như Hàn quốc, Nhật Bản. 

Chính nhờ ảnh hưởng của Trung Quốc truyền sang Hàn quốc, rồi từ Hàn quốc sang Nhật Bản, từ đó nhân sâm được phổ biến rộng rãi. 

Nhân sâm được trồng nhiều kể cả Bắc lẫn Nam Hàn. Ngày nay Hàn quốc là một nước sản xuất nhân sâm có hạng trên thế giới.  

Tại Hàn quốc người ta phân loại hồng sâmbạch sâm

mỗi loại có nhiều hạng tốt xấu khác nhau. Từ hạng nhất (thiên), hạng nhì (địa), hạng ba (hảo), hạng tư (vĩ), lại còn có loại to, nhỏ, vụn v.v…  

Hồng sâm là loại củ sâm to (nặng ít nhất 37g) đã qua bào chế sao tẩm với các phụ gia cũng là thuốc Bắc rồi đem chưng cách thủy và sấy khô đóng vào hộp gỗ.  

Bạch sâm là loại sâm không đủ tiêu chuẩn để chế hồng sâm, sâm này khô và trắng, chỉ dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng sau đó phơi khô rồi đóng vào hộp giấy.




            Hồng sâm




Vào đầu thế kỷ thứ 18, nhờ ở công trình  nghiên cứu của cha Jartous người ta mới  phát hiện ra là nhân sâm cũng mọc khắp nơi trong rừng núi Bắc Mỹ. 

Loại sâm này đươc xếp vào loại Panax Quinquefolium (lá năm cánh) tức là sâm Hoa  kỳ, bán sang Trung quốc rất được giá, nên vào năm 1715  dân chúng bắt đầu    đổ xô đi đào bới nhân sâm  (Ginseng Rush)





                                                   Sâm Hoa kỷ

.
Sâm Hoa kỳ và sâm Á châu có hiệu năng khác nhau. Theo nhà khảo cứu Albert Leung (Hoa kỳ) thì sâm Hoa Kỳ được coi có tính mát hoặc có khi có tính hàn gần như đối nghịch với sâm Á châu có tính ấm hay nhiệt. 

Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt,hạ hỏa. Thành ra dùng sâm phải nắm vững được tính của nó, nếu không sẽ không những vô hiệu mà còn nguy hại nữa.

Phân loại sâm. 
 
1-Cùng chi họ Panax (sâm) có nhiều loại sâm khác nhau  trong Đông y:
  • Nhân sâm (Panax Ginseng – Araliaceae): được mô tả sớm nhất, theo lịch sử Y học Cổ truyền của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên. vị thuốc khác
  • Đảng sâm (Codonopis sp. Campanulaceae): mọc và sản xuất ở Thượng Đảng.
  • Huyền sâm (Sorophularia Miq. Scrophulariaceae): có màu đen.
  • Đan sâm (Salviae multiorrhizae Lapiataceae): có màu đỏ.
  • Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius Malvaceae): mọc và sản xuất ở Bố Trạch.
  • Sa sâm (Launae pinnatifida Compositae/Adenophora verticulata): “sa” là cát, sâm này mọc ở vùng đất cát.
  • Thổ cao ly sâm (Talinum crassifolium Portulacaceae)
  • Nam sâm (Schefflera octophylla Araliaceae)
  • Sâm rừng (Boerhaavia respens L.Nyctaginaceae).
  • Bàn long sâm (Spiranthes sinesis Orchdaceae).
  • Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax Pseudo Ginseng) bổ can vị
  • Sâm Nhật Bản (Panax Joponicum) dùng để thay thế khi không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ vị.
  • Sâm Hoa Kỳ (Panax Quinquefolium): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. 
  • Sâm Tây Bá Lợi Á (Siberia Ginseng) còn gọi là sâm Liên Xô.


Tất cả các loại nêu trên đều có tác dụng bổ, nhưng việc sử dụng không đơn giản, có loại đã được nghiên cứu, có loại còn được dùng theo kinh nghiệm, nhưng quan trọng khi sử dụng phải nắm vững được dược tính của nó, nếu không, không những không hiệu quả mà đôi khi còn nguy hại nữa. …


2- Tại Việt Nam có nhiều dươc thảo mang tên sâm đươc sử dụng rất lâu đời, nhưng với những công dụng khác nhau

Bố Chính Sâm: mọc ở Phú Yên. Hải Thượng Lãn Ông dùng phối hợp với thuốc khác để trị ho, sốt, gầy mòn. Hiện nay dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ sốt. 

Sâm Cau: mọc nhiều dưới tán rừng xanh Lạng Sơn, Hòa Bình đến Đồng Nai. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, dùng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, người già tiểu són,… 

Sâm Đại Hành: mọc hoang ở khắp nơi , thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa ngoài da, chốc đầu, tổ đĩa,… 

Sâm Hoàn Dương: mọc nhiều ở vùng núi cao nguyên , dùng để trị viêm phế quản phổi, mụn nhọt, ho, tắc tia sữa,… 

Sâm mây: mọc nhiều ở Bắc Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. dùng làm thuốc bổ. 

Sâm Ngọc Linh: còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (Panax Vietnamensis Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kontum và Quảng nam ở độ cao 1500 đến 2100m. Cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.


 
 
 
                                           Núi Ngọc Linh- vủng sâm nguyên thủy tại Việt Nam
 
Theo Y hoc Cổ truyền khi nếm nhân sâm thì” Tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam” (trước tiên có vị ngọt, sau đó thấy đắng rồi lại ngọt và ngọt);

Còn sâm Việt Nam hay Sâm Ngọc Linh khi nếm vào thấy “ Tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ, khổ” (nếm thấy đắng, sau vẫn thấy đắng và đắng). 

Đó là sự khác biệt giữa nhân sâm và sâm Việt Nam, còn về tác dụng thì cũng như nhau: dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, phục hồi sức khỏe, tăng sức chịu đựng và giải độc.

 
Dược tính của nhân sâm
 
Theo Y học hiện đại, dược tính của nhân sâm căn cứ trên các tác dụng của một số hóa chất được gọi là nhân sâm tính (ginsenosodes ) cũng như vào tác dụng của các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng trong nhân sâm như: saponin sterolic, glycoside panaxin, tinh dầu (làm nhân sâm có mùi đặc biệt), các vitamin B1 và B2, các acid béo như acid panmitic, stearic và linoleic, các acid amin và hàm lượng germanium cao.

Tổng hợp các công trình nghiên cứu dược lý về nhân sâm có thể tóm tắt như sau:

Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương

Nhân s âm có tác dụng gây hưng phấn thần kinh.

Với liều điều trị từ 2 – 9g: làm đỡ mệt, tăng hiệu suất công tác, có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm nhanh sự chuyển động của thần kinh.

Với liều cao: gây hiện tượng quá trấn tĩnh. Đây là lý do dùng quá nhiều sâm vào buổi chiều tối làm khó ngủ.

Tác dụng đối với huyết mạch và tim

Nghiên cứu nước sắc và ly trích cồn của nhân sâm cho thấy:
 
Nồng độ nhân sâm thấp có tác dụng co bóp tim mạch và số lần co bóp tăng.

Nồng độ càng cao: tác dụng ức chế tim càng mạnh và hạ huyết áp. 

Do đó kết luận nhân sâm có hai hướng tác dụng lên hệ thần kinh thực vật:

Liều nhỏ có tác dụng như thần kinh giao cảm.

Liều lớn có tác dụng như thần kinh đối giao cảm (thần kinh phế vị)

Tác dụng đối với sự tăng trưởng và phát dục của động vật

Nghiên cứu đối chiếu hai nhóm súc vật thí nghiệm có dùng nhân sâm và không dùng nhân sâm cho thấy ở nhóm được uống nhân sâm  trọng lượng súc vật tăng, thời gian giao cấu kéo dài và  hiện tượng tình dục  rõ nét

Tác dụng đối với sức phòng chống  bệnh tật

Nghiên cứu  của các nhà khào cứu Daugolnilov , Brekhman và Phrumentov (Nga) cho biết nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật, kích thích hệ  miễn dịch làm gia tăng số lượng bạch cầu, đại thực bào và interferon giúp cơ thể chống vi khuẩn và vi-rút

Tác dụng bảo vệ cơ thể

Nhân sâm giúp giảm lượng cholesterol máu, giảm LDL-cholesterol (xấu) và tăng HDL-cholesterol (tốt), làm giãn nở các động mạch giúp cho sự tuần hoàn khỏi bị đình trệ tắc nghẽn, giảm nguy cơ bị bệnh  tim mạch. 

Nhân sâm còn hỗ trợ gan giải trừ các chất độc như rượu, ma túy…, ngăn ngừa và bảo vệ các tế bào tránh sự hủy hoại của các tia quang tuyến và bức xạ, giúp chống lão hóa.

Tác dụng đối với căng thẳng

Nhân sâm có tác dụng bảo vệ không làm thay đổi trọng lượng tuyến thượng thận, lá lách và tuyến giáp của chuột trong quá trình chịu đựng căng thẳng thực nghiệm. 

Nhân sâm có tác dụng hỗ trợ cho sự tổng hợp các glucocorticoide và mineralocorticoide trong tuyến thượng thận. Sử dụng liều nhỏ nhân sâm kéo dài giúp cho chuột gia tăng khả năng chịu đựng sự kích thích của các thay đổi liên tục nhiệt độ thật nóng và thật lạnh.

Tác dụng đối với chuyển hóa

Nhân sâm có tác dụng gia tăng sự tổng hợp protein và acid nucleic. Thực nghiệm cho thấy nhân sâm làm gia tăng hoạt động của RNA polymerase trong nhân của tế bào gan của chuột. 

Các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều xác nhận rằng nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết .


Kết luận

Tóm lại nhân sâm quả là một huyền thoại dược thảo, chắc chắn có nhiều dược tính tốt, nhưng ảnh hưởng thế nào thì còn tùy vào nhiều yếu tố khác mà khoa học chưa tìm ra được.

Thế nhưng trên thị trường lại có quá nhiều loại khác nhau, lại có nhiều thứ giả mạo, hoặc mặc dầu nhân sâm có trong công thức thuốc nhưng số lượng lại quá ít không đủ để có tác dụng.

            Cách phân biệt với nhân sâm giả

            Giả từ đậu đũa dại: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm   trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn,       nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi   tanh của đậu.

            Giả từ loại sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 –  20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp  nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên        dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.

            Giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất        dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi         tanh, vị đắng và cay chua.

            Giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to,      mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt   hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng.

            Giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần  xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân   rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi        trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.
                                                                                                                          (BS Hoàng Xuân Đi)

Thông thường sâm phải đủ 6 năm mới trưởng thành để có tác dụng tốt. Vì vậy  các nhà  chuyên  môn khuyên nên mua sâm nguyên củ, loại đã già, có độ dài cần thiết  hơn là dùng những loại sâm đã biến chế như sâm gói, kẹo sâm, trà ướp sâm,  nước sâm, sâm trong gia vị nấu ăn.

Ngoài ra cũng như đối với bất cứ  loại dược thảo hữu hiệu nào nếu sử dụng     không đúng cách  thì tốt cũng hóa thành xấu. Để rộng bể tham khảo chúng tôi xin trích dẩn bài dưới đây nói về sự nguy hại của việc sử dụng bừa bãi nhân sâm nói riêng và các dươc thảo nói chung
Hại con vì nhân sâm

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nhân sâm đối với sự phát triển của trẻ, do đó không nên lạm dụng nhâm sâm cho trẻ, kể cả trà sâm. 

….Được mấy chị bạn mách, chị Nguyễn Thanh Hòa  ra sức cho cậu con trai 3 tuổi uống trà sâm với mục đích “bổ hư thanh nhiệt”. Sau hơn một tuần uống trà sâm, bệnh táo bón của con trai chị đỡ hẳn, nghĩ mình đã dùng đúng “thuốc” để “hạ nhiệt” cho con, chị Hòa cứ thế cho con uống thoải mái, thậm chí có ngày con chị uống tới 4-5 gói trà để... mát ruột, trị rôm sẩy. 

Tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau, cháu bé có biểu hiện đi ngoài nhiều hơn và thường kêu đau bụng, khi cho con đi khám chị Hòa mới biết nguyên nhân do lạm dụng trà sâm. 

Ngoài trường hợp của chị Hòa, không ít người vẫn quan niệm trẻ nhỏ đang ở thời kỳ cần phát triển nên cần bồi bổ cho trẻ bằng những “thần dược” như nhân sâm, trà sâm, trà linh chi...  


Giáo sư Hoàng Khánh Toàn cho hay, trong nhi khoa đông y, nhiều chứng bệnh rất cần dùng nhân sâm nói riêng và các loại sâm khác nói chung như đẳng sâm, cát lâm sâm, tây dương sâm, thái tử sâm. 

Chẳng hạn, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược có thể sau ốm, thiếu máu... thì đông y có sử dụng thành phần nhân sâm trong một số bài thuốc để hồi phục sức khỏe, bồi bổ cơ thể cho trẻ nhỏ. Nhưng phải dùng đúng cách, không nên lạm dụng. 

Tại Việt Nam đang có phong trào các bà mẹ cho trẻ uống trà sâm mà không biết đến tác hại của loại “thần dược” này. Theo Phó giáo sư Nguyễn Thu Nhạn, nhân sâm không phải là chất dinh dưỡng nhất thiết phải bổ sung trong quá trình tăng trưởng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 

Do sâm có tính hàn nên khi sử dụng cần kết hợp với gừng để hỗ trợ, nếu không có thể gây lạnh bụng dẫn đến đau bụng. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho rằng đối với trẻ từ việc sử dụng thuốc bổ, thuốc bệnh đến các thực phẩm chức năng nên có sự chỉ định của bác sĩ. 

 
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều cha mẹ chỉ nghe lời đồn thổi mà mua các loại thuốc bổ, thuốc kích thích tăng trưởng, ăn uống, tiêu hóa... tự ý cho con uống. Có thể những tác dụng phụ chưa nhìn thấy ngay, nhưng nếu cứ dùng thường xuyên thì sẽ gây nhiều hậu quả khác nhau. 

Giáo sư Hoàng Khánh Toàn cảnh báo, trẻ em thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùng thuốc bổ nói chung và nhân sâm nói riêng. 

Nếu tùy tiện dùng nhân sâm cho trẻ có thể làm xáo trộn quá trình dậy thì của trẻ. Những tác dụng phụ do dùng nhân sâm gây ra còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động. 

Nhiều bác sĩ khuyên rằng, trẻ không thể từ còi cọc mà trở thành béo tốt nhờ vào nhân sâm hay các thực phẩm đa chức năng khác. Nếu cần dùng thì trẻ phải được bác sĩ chuyên khoa khám xét toàn diện để xác định, chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc thể loại nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp. 

“Không chỉ với nhân sâm mà tất cả các thuốc bổ đông y khác như nhung hươu, cao hổ cốt, đương quy, kỷ tử, hoàng kỳ, thục địa... cũng phải tuân thủ triệt để nguyên tắc này", giáo sưToàn khẳng định.
 

No comments:

Post a Comment