Pages

Monday, April 21, 2014

Cần làm gì khi có động đất

 


Chuyện Cấm Cười - Theo Dân Trí
 

Động đất là một thiên tai, thảm họa khó có thể dự báo trước được, tuy nhiên, có một số vấn đề chúng ta có thể thực hiện được trước khi động đất, trong khi động đất, sau khi động đất để phòng tránh, giảm nhẹ những thương tích và thiệt hại do động đất gây ra.

 

Trước khi có động đất
- Những vật dụng trong nhà nên được cố định vững chắc. Các phương tiện sinh hoạt như truyền hình, gương soi. máy vi tính... nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Các bức tranh, gương soi trang điểm... nên được đặt xa giường ngủ.
- Đặt các đồ dùng nặng trong nhà như kệ sách, tủ đựng chén bát... ở xa các cửa và những nơi thường đi lại để khi chúng bị ngả không làm chướng ngại vật cản lối thoát ra ngoài. Chúng cũng nên được cố định dính chặt vào tường vách.
- Vật dụng trong nhà bếp nên được cố định, gắn chặt vào mặt đất, vách tường hay mặt bàn.
- Những đồ dùng nặng, thường dễ bể vở cũng nên để gần mặt đất.
- Bố trí một nơi trong nhà dễ thoát hiểm, di chuyển đến để dự trữ nước uống, thức ăn đóng hộp,  đèn pin, pin, máy thu thanh, bông băng y tế, thuốc men... cần thiết. Cần kiểm tra, thay thế, bổ sung nguồn dự trữ này thường xuyên khi chúng hết hạn.
- Chọn một nơi quy ước bảo đảm an toàn ở trong nhà để tập trung các thành viên gia đình nếu mọi người không ở cùng một nơi khi động đất xảy ra.
Trong khi có động đất
- Nếu động đất xảy ra khi ở trong nhà, cần nhanh chóng chui xuống một gầm bàn lớn hay gầm giường vì nó có thể chống chịu được nhiều vật rớt bị đổ đè ép lên người. Khi nhà bị sập vẫn có khoảng không khí để thở. Nếu bàn hay giường có chuyển động, cần bò di chuyển đi theo bàn hoặc giường.
- Nếu không có gầm bàn, gầm giường thì tìm một góc phòng hay cửa để đứng, nên tránh xa các cửa kính.
- Cần tránh xa những đồ vật trong nhà có thể rơi xuống.
- Che kín mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn do vật dụng bị vở rơi trúng.
- Nếu nguồn điện lưới bị cắt, dùng đèn pin dự trữ để soi sáng. Không nên dùng nến hay diêm để thắp sáng vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
- Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, cần tránh xa các tòa nhà và đường dây dẫn điện. Nên tìm chỗ trống để đứng an toàn.
- Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, phải ngừng ngay xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện và đường trên cầu.
Đặc biệt, khi đang ở trong các tòa nhà cao tầng lúc có động đất nên chú ý:
- Tuyệt đối không được dùng thang máy di chuyển vì khi có động đất thì thường hay kèm theo tỉnh tràng mất điện, nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt ở trong đó.
- Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
- Nghiên cứu thực tế cho thấy có khá nhiều người bị thương vong do cố tìm cách chạy ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay tức thì hoặc chạy sang các khu vực khác cùng tòa nhà để thoát hiểm. Hầu hết các trường hợp bị thương vong có liên quan tới động đất do bị vách tường bị đổ ngã, các mảnh kính bị vỡ và bắn vào người.
Sau khi có động đất
- Kiểm tra xem có ai bị thương tích không. Đừng nên di chuyển ngay người bị thương trừ các trường hợp họ ở gần các dây điện hay những nơi nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người bị hiện thượng ngưng thở.
- Khi nhà cửa bị sập, cần tạo nên tiếng động để phát tín hiệu kêu cứu.
- Chuẩn bị tinh thần và phương án để đón nhận các trận dư chấn, đó là những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa mới xảy ra. Tuy mức độ động đất nhỏ hơn nhưng chúng vẫn có thể gây ra những thương tích.
- Mở máy thu thanh để theo dõi có tin tức gì khẩn cấp thông báo không.
- Động đất có thể làm đứt dây điện, nổ đường dẫn khí gas hay đường dẫn nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, nên mở cửa sổ và tắt đường dẫn gas, đừng mở thêm máy nào và tìm cách ra khỏi bên ngoài. Thông báo cho các nhà chức trách biết tình hình.
- Tìm đến nơi an toàn đã chọn để tụ họp, tập trung và tính toán đầy đủ các phương án khắc phục hậu quả.
Vừa qua, sau trận động đất mạnh 7 độ Richter xảy ra lúc 20 giờ 55 phút ngày 24 tháng 3 năm 2011 tại khu vực biên giới nước Myanmar-Lào-Thái Lan đã gây chấn động cấp 5 tại Hà Nội và cấp 6 tại Tây Bắc theo thang MSK-64 được gọi là dư chấn. Dư chấn là các động đất xảy ra sau trận động đất chính, nhằm cân bằng lại trạng thái ứng suất sau khi động đất chính đã xảy ra. 

Dư chấn thường xảy ra ở khu vực lân cận cả về không gian lẫn thời gian với trận động đất chính. Đứng trước thực trạng tình hình này, cộng động người dân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và xây dựng các phương án để chủ động phòng chống, giảm nhẹ thảm họa động đất và dư chấn động đất có thể xảy ra. 
                                                                              
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

No comments:

Post a Comment