Chuyện Cấm Cười - Theo Trí thức trẻ
Những bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ không mong muốn đang bám riết lấy tâm trí bạn.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy, đôi lúc chúng ta hay nghĩ vẩn vơ và không thể ngăn cản được những ý nghĩ
"lộn xộn" nảy ra trong đầu. Những suy nghĩ có phần tiêu cực này cứ lặp
đi lặp lại hàng ngày khiến chúng ta phát cáu.
Suy
nghĩ tiêu cực ở đây có thể là lo lắng về vấn đề tiền bạc, sai phạm ở
chỗ làm hoặc đơn giản chỉ là nỗi sợ không tên. Điểm chung của những suy
nghĩ này là đều rất khó kiểm soát. Phương pháp được nhiều người dùng
nhất để xử lý vấn đề này là cố gắng "xua đuổi" suy nghĩ đó ra khỏi đầu.
Tuy
nhiên, càng cố xua tan những suy nghĩ tiêu cực thì
càng khiến ta nghĩ tới nó hơn. Sau nhiều cuộc thử nghiệm, nhà tâm lý
học người Mỹ - Daniel Wegner (thuộc ĐH Harvard) đã đưa ra một số bí kíp tiềm năng để loại bỏ suy nghĩ không mong muốn đang kiên trì bám lấy tâm trí bạn.
1. Làm xao lãng sự chú ý
Cách
hiệu quả để gạt bỏ suy nghĩ khỏi tâm trí đó là cố gắng nghĩ về một vấn
đề khác, nhờ vậy bản thân bạn sẽ bị mất tập trung và quên ý nghĩ tiêu
cực lúc nào không hay.
Tuy nhiên, với phương pháp này phải lưu ý rằng, cần tập trung chuyển hướng chú ý vào một vấn đề chứ không phải ngồi nghĩ vẩn vơ. Bởi lẽ nghĩ lung tung không mục đích có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực. Do vậy bạn cần hướng tới những vấn đề cụ thể, ví dụ như chương trình TV, một bản nhạc hay công việc, nhiệm vụ nào đó.
2. Tự tạo áp lực
Một
phương pháp trực giác khác là tự tạo áp lực cho chính bản thân bạn. Cơ
sở của phương pháp này là áp lực gây ra sẽ khiến chúng ta thấy những suy
nghĩ tiêu cực đang đeo bám kia không còn là vấn đề to tát.
Thay vào đó, não bộ sẽ chỉ huy để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ được giao, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ khác. Khi tâm lý trở nên thoải mái hơn, bạn sẽ làm việc năng suất và đạt được kết quả tốt.
Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, cách này lại khiến những ý nghĩ kia
càng “dội” lại mạnh hơn. Lúc đó bạn nên để đầu óc thư giãn, làm một việc
gì cảm thấy thích thú.
3. Trì hoãn suy nghĩ
Các
nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người thường xuyên bị suy nghĩ tiêu cực
“trì hoãn” những lo lắng này lại trong vòng 30 phút, thời gian này được
gọi là “giai đoạn lo nghĩ”.
Một số trường hợp chứng minh rằng cách làm này rất hiệu quả trong việc gạt bỏ những suy nghĩ rối ren sang một bên. Vì vậy, việc “hoãn lại” những lo âu trong một khoảng thời gian cố định có thể giúp bạn thoải mái tinh thần hơn.
4. Sử dụng liệu pháp nghịch lý
Trong
trường hợp thay vì trốn tránh những suy nghĩ lo âu, ví dụ như cái chết,
bạn lại đương đầu và tập trung vào thẳng vấn đề thì kết quả sẽ như thế
nào? Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này có thể hiệu quả
trong việc xua tan những suy nghĩ dai dẳng bám lấy tâm trí bạn.
Cơ sở của liệu pháp nghịch lý được dựa trên nguyên tắc của “liệu pháp vạch trần”: những người mắc phải chứng sợ nhện sẽ dần dần được tiếp xúc với nhện cho tới khi nỗi sợ bắt đầu mất dần. Tuy nhiên, cách này không thể áp dụng cho cho người "nhát" gan.
5. Chấp nhận
Thay
vì cố gạt những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu, bạn có thể học cách chấp
nhận chúng. Một nghiên cứu để giảm buồn phiền được tiến hành năm 2005
bởi các nhà khoa học Anh đã chỉ ra: “Vật lộn với những suy nghĩ trong
đầu chẳng khác nào vật lộn trong cát lún".
Bởi vậy, mỗi người hãy xem xét những suy nghĩ của mình và tưởng tượng rằng, ý nghĩ đó đang thoát ra khỏi tâm trí bạn qua tai với những ký hiệu đặc biệt được điều khiển bởi quân lính tinh nhuệ. Đừng cố tranh cãi, trốn tránh hoặc xua đi những dấu hiệu mà hãy quan sát và để chúng hành quân trước mặt bạn.
6. Tự khẳng định bản thân
Đây là phương pháp mới của tâm lý học để chữa lành mọi chứng bệnh về tâm lý. Tự khẳng định bản thân có nghĩa là bạn cần nghĩ về những ưu điểm và có niềm tin vào bản thân mình. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn. Kết quả là bạn có thể loại bỏ những suy nghĩ không mong muốn một cách dễ dàng hơn.
7. Viết lại nỗi lo lắng
Trái
với phương pháp tự khẳng định bản thân, viết lại những suy nghĩ và cảm
xúc thầm kín nhất lại có tác dụng không chỉ về tâm lý mà còn về mặt sức
khỏe. Viết lại những cảm xúc chân thật của chính mình sẽ giúp bạn xua
tan những ý nghĩ không mong muốn.
Các phương pháp và liệu pháp kể trên dẫn tới những kết quả khác nhau tùy theo từng thử nghiệm, điểm chung của các phương pháp là không gây hại cho người tham gia. Sau một thời gian thử nghiệm, tất cả đều đem đến cho bạn nhiều sự cải thiện đáng kể trong việc ám ảnh và "vứt bỏ" bớt nỗi lo âu hàng ngày.
No comments:
Post a Comment