Chuyện Cấm cười - Theo Trí thức trẻ
Hóc thức ăn đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
Ngày
12/6 vừa qua, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Vân Đình, Hà Nội) đã tiếp
nhận bé trai Nguyễn Việt Hà, 6 tuổi, trong tình trạng mất ý thức, ngừng
thở, ngừng tim do ăn vải bị hóc. Mặc dù được các bác sĩ dùng mọi biện
pháp để cứu chữa ngay nhưng vì được đưa đến bệnh viện quá muộn nên mọi
nỗ lực của bác sĩ đều thất bại.
Quả vải gây ra cái chết của bé Hà được các bác sĩ lấy ra trong quá trình cấp cứu.
Thực
tế, hóc dị vật trong đường thở đã khiến nhiều trẻ bị tử vong hoặc để
lại những tai biến nặng nề. Nguy cơ trẻ bị hóc luôn rình rập từ rất
nhiều tác nhân khác nhau, chưa kể tới những đồ vật xung quanh mà ngay cả
những đồ ăn tưởng chừng như vô hại đều có thể biến thành thứ nguy hiểm
có hại cho sức khỏe của bé.
Việc sơ cứu vô
cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc
bởi nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở, chỉ sau 5
phút sẽ khiến bé bị ngừng thở.
Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật
Khi
trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều
này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước
họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
- Nếu
trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì
giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm
tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
- Nếu
trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được,
không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật
can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết
1. Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
-
Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống
đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải
vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
-
Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em
bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem
có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn
chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng
thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ
trên xuống dưới liên tiếp.
- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich
- Trường hợp trẻ còn tỉnh
Để
cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2
tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay
chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương
ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên
tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến
10 lần.
- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh
Đặt
trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2
bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh
từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
Trong tình
huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu
bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở
được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến
khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
Lưu ý:
-
Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn
cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn
sót dị vật.
- Để tránh trường hợp con bị hóc
dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh
cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé
tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.
các ông bố bà mẹ trẻ nên biết
ReplyDeleteHọc đàn guitar cơ bản