Pages
▼
Tuesday, August 12, 2014
Cách phân biệt cà phê thật và chất phụ gia dộc hại
Vài năm gần đây, ngoài chất phụ gia còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, dù đã bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông. Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn, người tiêu dùng cần có kiến thức căn bản về cà phê.
Trên thế giới hiện có 3 loại cà phê như sau:
Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, đỉnh cao của loại này là cà phê hữu cơ. Cà phê hữu cơ được chế biến từ những hạt cà phê được trồng, chăm bón một cách hữu cơ, tức là loại bỏ tất cả yếu tố vô cơ như phân hóa học, thuốc trừ sâu.....
Loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Mục đích chính của việc sử dụng hương liệu là nhằm đồng nhất hương vị của sản phẩm, dù nó được sản xuất từ nguyên liệu cà phê nào, tại quốc gia nào.
Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác nhau như socola, ca cao, chicory, các chất thay thế khác.
Riêng Việt Nam hiện nay thành phần phụ gia còn có đậu nành, bắp, bơ....
Cà phê được coi là thật khi là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm.
Việc không công bố đúng, đủ hoặc công bố sai sự thật trên bao bì sản phẩm bị coi là làm cà phê giả. Cà phê giả ở Việt Nam chủ yếu là loại cà phê thứ 3 nêu trên, nhưng trên bao bì ghi thành phần giống như loại 1.
Nguy hiểm hơn các thành phần cho thêm vào cà phê còn độc hại vì có cả các hóa chất không thể dùng cho thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cách nhận biết cà phê thật - giả: Với cà phê rang xay (pha phin): Có 2 cách có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp để kiểm soát như sau:
Cách 1: quan sát bột cà phê: Cà phê rang xay nguyên chất màu sắc và kích thước bột cà phê thường đồng nhất, bột cà phê tơi sốp.
Cà phê pha tẩm độn có màu sắc không đồng nhất do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng Bột cà phê pha tẩm không tơi sốp, độ ẩm cao hơn.
Cách 2: một thí nghiệm nhỏ, có thể tự làm ở nhà:
Đổ nước đã nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ với hai muỗng bột cà phê lên trên mặt nước trong ly và quan sát.
Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút bột cà phê bắt đầu chìm từ từ từng tí một. Khi cà phê chìm, màu nâu mới phai ra nước và tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong trẻo (do các chất tan chỉ tiết ra khỏi bột cà phê khi gặp nước sôi).
Ngược lại, cà phê giả pha độn sẽ chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức, lâu nhất cũng chỉ khoảng 5 phút. pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có khi chìm cả mãng lớn. Màu nâu đen phải ra trong nước ngay lập tức và nước đục không trong.
Hãi hùng cà phê "giả"
Với cà phê hòa tan: Phổ biến ở VN hiện nay là cà phê hòa tan 3 trong 1. Cà phê 3 trong 1 gồm có đường mía, bột kem làm từ tinh dầu cọ và cà phê hòa tan nên khi pha ra, chúng ta chỉ cảm nhận được 3 vị đó. Nếu có độn đậu nành, và bắp, để ý kỹ, có thể thấy vị béo của bắp, đậu nành trộm lẫn trong vị ngọt đường mía và hậu vị béo của tinh dầu cọ.
Cà phê có sử dụng hóa chất tạo mùi thơm sực nức ngay khi vừa mở gói ra nhưng hương thơm ấy nhanh chóng mất đi khi ly cà phê đã nguội. Cà phê thiên nhiên có hương thơm dịu nhẹ nhưng bền lâu. Khi ly cà phê đã nguội hẳn, chúng ta vẫn thấy thơm. Một lưu ý rằng cả hai yếu tố dịu nhẹ và bền lâu của hương phải đi cùng với nhau mới là cà phê thiên nhiên. Nếu thơm sộc nhưng vẫn bền hương thì sản phẩm đó có thể chứa chất cầm hương. Chất cầm hương dùng cho thực phẩm chất lượng cao thường rất đắt tiền. Loại rẻ tiền thì lại không an toàn cho sức khỏe. Dựa vào thử nếm như trên và quan sát bao bì, ta có thể biết đâu là cà phê thật và đâu là cà phê giả.
Và để tránh rủi ro, nên chọn cà phê thiên nhiên. Nếu thích cà phê hương liệu, phụ gia thì nên chọn nhãn hiệu công bố rõ ràng thành phần trên bao bì. Việc ghi rõ thành phần chất phụ gia cho thấy nhà sản xuất trung thực. Sự trung thực ấy thể hiện cam kết của họ về tính an toàn của các loại phụ gia mà họ đã cho thêm vào cà phê. (Hà Cúc/ViệtCosmo)
No comments:
Post a Comment