Pages

Friday, August 8, 2014

Chuyện tình và tiền của đàn ông

 


Chuyện Cấm Cười - Theo Tuần Báo Mới


Sự hào phóng của đàn ông cũng không phải là không có nguyên tắc. Khi đàn ông không yêu phụ nữ, họ cũng tính toán từng ly, từng tí một. Như vậy tiền và tình của người đàn ông có quan hệ mật thiết không? Nó chỉ không thể tách rời nhau mà còn bổ sung cho nhau nữa.

Một người đàn ông tiêu tiền vì một phụ nữ chưa chắc đã chứng tỏ anh ta yêu cô ấy. Nhưng nếu một người đàn ông yêu một phụ nữ thì họ thích nhìn người mà họ yêu ăn mặc thật đẹp, thật xinh (đàn ông yêu bằng mắt) do vậy các nàng muốn gì được nấy. Trong suy nghĩ của đàn ông, có lúc tiền chỉ là vấn đề giản đơn nên họ đã nhiệt tình hào phóng, nhưng không phải bao giờ cũng vậy.

Có câu nói rằng sự tôn sùng lớn nhất của người đàn ông đối với phụ nữ chính là việc cầu hôn cô ta. Nếu như sau khi kết hôn anh ta đem hết tiền bạc của mình giao cho vợ giữ thì sự tôn sùng đó càng được tăng lên. Nếu không tại sao trong gia đình, phụ nữ  ai cũng thích có được cái quyền lực đó? Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ nắm kinh tế trong gia đình nhưng khi phải tiêu tiền vì việc gì đó cho mình thì lại rất tiếc, nhưng sở dĩ vẫn thích giữ tiền vì họ thích cảm giác được tôn trọng và có địa vị như thế.

Vấn đề ở chỗ không phải là người đàn ông nào cũng đưa hết tiền cho vợ giữ. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy đàn ông không đưa tiền cho vợ vì 3 điều sau: Đàn ông sợ phụ nữ giữ tiền không tốt; Đàn ông sợ cô ấy lấy tiền chung lo cho việc riêng và đàn ông sợ việc tiêu tiền của họ bị mất tự do. Bất luận là một nguyên nhân nào thì tất cả các điều trên, đều khiến phụ nữ cảm thấy ấm ức trong lòng và hoàn toàn không thoải mái dù không thể nói ra.

Nếu như chồng lấy tiền vì lý do chính đáng thì vợ sẽ hoàn toàn đồng ý và dĩ nhiên vợ không hỏi gì, đã tự nguyện đưa tiền cho chồng (người phụ nữ nào cũng cho mình là thấu tình đạt lý). Thế nhưng khi người chồng muốn lấy tiền để làm một việc gì đó mà không muốn nói với vợ (ví dụ như đi đâu đó, làm gì đó với bạn bè chẳng hạn) thì tất nhiên là anh ta phải nghĩ cách nói dối vợ: Như vậy đương nhiên là người chồng đã bị mất tự do.

Đừng tưởng nam giới giao tiền cho phụ nữ một cách vô tư, bởi kỳ thực đó là kế của họ. Phụ nữ cầm được tiền thì cho là đã giữ được chồng rồi, cam tâm tình nguyện nhận làm kẻ "nâng khăn, sửa túi", làm bà quản gia mà không cần để ý khi ra khỏi nhà và ở bên ngoài anh chồng làm gì, do vậy đàn ông thường cảm thấy vui mừng.

Nhưng vấn đề nhạy cảm là chuyện tiền của ông chồng giao hay không giao cho vợ giữ rõ ràng đã không phải là việc quan trọng nhất. Nếu chồng, ngay cả việc mình có bao nhiêu tiền mà cũng không nói cho vợ biết, đó mới là tín hiệu nguy hiểm. Cái căn bản nhất trong đạo vợ chồng là "chia - hương (chia ngọt - sẻ bùi) thì làm gì có sự tôn trọng và san sẻ lẫn nhau; lại càng không thể nói tới tình yêu được. Nhưng lại có những người đàn ông khi gặp hoàn cảnh gian khổ thì bắt vợ cùng chịu đựng, nhưng khi thành công thì không muốn chia vui cùng vợ.

Có một phụ nữ nọ có chồng làm ăn rất lớn. Chị muốn mua sắm gì anh sẵn sàng cung cấp tiền cho, từ cái áo mấy trăm đô, đến đôi giày trên 1,000 đô, hay thỏi son cũng bằng cả tháng lương của một người. Nhưng anh ta tuyệt đối không để cho vợ biết cuối cùng mình có bao nhiêu tiền, có người nói là vì anh ta muốn phòng ngừa những rắc rối về việc phân chia tài sản nếu phải ra tòa ly hôn.

Do vậy, việc quy định bồi thường về kinh tế cho phụ nữ khi ly hôn trong luật hôn nhân mới: Khi phụ nữ tuổi già sức yếu không được chồng yêu nữa thì giữ tiền của anh ta cũng được (tất nhiên đó là hạ sách). Thiếu một chút tình yêu của nam giới thì cũng không đến mức khó sống, nhưng phải bồi thường cho người phụ nữ một số tiền để họ có cuộc sống tối hơn, tự do một chút, con cái được chăm sóc tốt hơn và bản thân họ cũng thoải mái hơn. Đó chính là góp một phần để giải quyết câu chuyện vốn gây ra nhiều rắc rối là tiền và tình vậy.


No comments:

Post a Comment