Pages

Thursday, September 18, 2014

Bài thuốc của người dân tộc chữa khỏi hàng trăm ca tiểu đường


Thừa hưởng bài thuốc quý trị tiểu đường ông nội truyền lại, ông Trần Đình Tuấn đã cứu chữa thành công cho hàng trăm ca bệnh tiểu đường.

 
 Bài thuốc này xuất phát từ đồng bào dân tộc Xơ Đăng, gồm những thảo dược quý hiếm từ núi rừng Tây Nguyên.

Theo thời gian, nguồn thảo dược dần khan hiếm, ông Tuấn (SN 1962, ở thôn An Lạc 1, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) lại mày mò tìm kiếm các vị thuốc thay thế có công dụng tương tự để bài thuốc không bị thất truyền.


Cơ duyên với bài thuốc quý


Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông Trần Đình Tuấn sống trong vòng tay bảo bọc, che chở của ông bà nội.

Theo lời kể của ông Tuấn, ông nội tôi phát hiện bị tiểu đường nên người yếu đi hẳn. Thấy vậy, già làng ở đó đã lên rừng hái lá, sắc thuốc cho ông uống. Chẳng biết những loại cây rừng ấy là gì nhưng hơn hai tháng sau, bệnh tình của ông tôi thuyên giảm rõ rệt”.

Để trả ơn cứu mạng của đồng bào Xơ Đăng, hai ông cháu nhất quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà, chăm chỉ của hai ông cháu, già làng đã truyền lại nguyên gốc bài thuốc trị chứng tiểu đường.

Sau này khi về quê, cụ Phước nhiều lần tái phát bệnh đều tự hái thuốc chữa trị. Năm 2005, ông Tuấn được ông nội truyền lại công thức bài thuốc. Biết ông nội rất tâm huyết với bài thuốc Nam này nên ông ra sức miệt mài học hỏi, lên rừng hái thuốc, chọn cây, phơi sao, ghi nhớ kỹ liều lượng.


Bài thuốc của người dân tộc chữa khỏi hàng trăm ca tiểu đường
 Ông Tuấn chia sẻ về bài thuốc quý trị tiểu đường học được từ đồng bào dân tộc Xơ Đăng.


Năm 2008, ông bắt đầu theo nghề bốc thuốc và chỉ chữa tiểu đường, lúc đầu là chữa cho bà con lối xóm, rồi đến nhân dân trong xã, huyện. Thuốc uống giảm bệnh, tiếng lành đồn xa nên bệnh nhân từ các huyện trong tỉnh cũng nườm nượp kéo về.


Không những thế, nhiều người ở tận TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang… cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh.

Đến nay, thuốc của ông Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Những năm gần đây, nhiều bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị nhưng số lượng thảo dược trong nhà có hạn nên ông không giúp được nhiều. Nhìn người bệnh lặn lội hàng trăm cây số đến nơi nhưng lại về tay không, ông vô cùng áy náy. Vậy là, ông lại lặn lội lên rừng tìm thuốc.


Ông cho biết: “Bài thuốc của đồng bào Xơ Đăng độc đáo là ở những vị thuốc và cách kết hợp chúng.

Công thức thì từ lâu tôi đã khắc ghi trong lòng. Cái khó là những cây thuốc ấy chỉ có ở những vùng núi cao Tây nguyên, muốn tìm kiếm không dễ chút nào. Tôi thường lặn lội lên tận vùng núi giáp ranh Bình Định - Gia Lai tìm kiếm nhưng cũng không được nhiều.


Bệnh thuyên giảm sau nửa năm dùng thuốc


Ông Tuấn cho biết, bài thuốc trị tiểu đường của đồng bào Xơ Đăng:

Gần chục vị, trong đó phân nửa là thảo dược lấy từ Tây Nguyên với các tên gọi theo tiếng dân tộc.


Vài năm gần đây, các loại thảo dược này ngày càng khan hiếm. Để duy trì được công việc chữa bệnh cứu người, ông Tuấn phải ngược xuôi lên Tây Nguyên tìm thuốc. Ông lên các bản làng nhờ đồng bào đi tìm và gửi xuống rồi trả tiền công cho họ. Hiện tại công việc vận chuyển thuốc được con gái của ông hiện đang sống tại Gia Lai phụ giúp.


Nhận thấy việc tìm thuốc như vậy khiến công việc trở nên bị động, ông Tuấn nghĩ tới việc tìm kiếm các thảo dược thay thế. Các vị thuốc này chẳng những phải có ở miền xuôi mà yêu cầu bắt buộc phải có công dụng tương tự các thảo dược trên cao nguyên.

Để làm được điều này, ông Tuấn đã phải ròng rã tìm kiếm cả năm trời. “Có loại cây thuốc chỉ có đặc điểm gần giống thôi nên sau khi lấy về nhà tôi phải sơ chế kỹ, bảo quản trong điều kiện thích hợp thì mới phát huy cái lợi và loại bỏ cái hại của vị thuốc…”.


Sau khi lấy thảo dược về, ông Tuấn trực tiếp sơ chế từng loại cây, rễ. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh mỗi bệnh nhân mà ông có cách pha trộn thuốc theo nhiều tỷ lệ khác nhau.


Tuy có sự thay đổi dược vị, liều lượng nhưng bài thuốc trị tiểu đường của ông gồm chủ yếu một số vị sau:

Dây khổ qua rừng (mướp đắng): Cả dây và lá thái thành đoạn, khoảng 15g. Cây bồ ngót: Cả cành và lá thái thành lát mỏng, khoảng 20g. Dây xấu hổ (trinh nữ): Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 15g. Lá lốt: Cả cành và lá, thái thành đoạn, khoảng 10g. Dây lạc tiên: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20. Dây lưỡi đồng: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20g.


Tất cả đều được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, trộn đều, cho vào 4 chén (bát) nước giếng, đun sôi nhỏ lửa còn lại 1 chén, uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn. Nước 2 cho vào 3 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,8 chén, uống vào buổi trưa trước khi ăn. Nước 3 cho vào 2 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,6 chén, uống vào buổi tối trước khi ăn.


Cụ thể với những bệnh nhân sức khỏe yếu, ông Tuấn cho nhiều vị thuốc có công dụng bồi bổ.


Với những người mạnh khỏe thì có thể cho thêm nhiều vị thuốc trị bệnh.


“Bài thuốc này làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do tiểu đường gây ra.


Đồng thời, nó giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.

Tác dụng hạ đường huyết của các vị thuốc chỉ có giới hạn, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có cách dùng thuốc thích hợp.

Vì đặc điểm căn bệnh, bệnh nhân thông thường phải mất đến nửa năm dùng thuốc mới có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh kiêng ăn uống đồ ngọt và phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường trong máu để điều chỉnh phù hợp”, ông Tuấn cho biết.


Về bài thuốc trị tiểu đường của ông Tuấn, lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: “Bài thuốc này có một số vị có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường.


Trong đó, tác dụng mạnh nhất là dây khổ qua rừng. Đây là loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta.

Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc.

Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường...; có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.


Cây bồ ngót cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam điều trị đái tháo đường. Còn các vị còn lại như lá lốt, dây mắc cỡ, dây lạc tiên… có tính hàn, giải độc, tiêu viêm. Có lẽ ông Tuấn sử dụng các vị thuốc này để điều trị các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường”.


Theo Gia đình và xã hội

No comments:

Post a Comment