Cha mẹ Nhật không quá chú trọng dạy con học đọc, học chữ từ sớm vì còn rất nhiều điều tuyệt vời khác bố mẹ có thể làm cho con từ 0-3 tuổi.
Trong khi rất nhiều cha mẹ Việt đang sôi sục dạy con học chữ,
học đọc và học tiếng Anh sớm thì cha mẹ Nhật lại không quá chú trọng
dạy con từ sớm những điều đó. Bởi vì, theo các nhà giáo dục nổi tiếng
của Nhật, có rất nhiều điều tuyệt vời cha mẹ có thể làm cho con trong
giai đoạn 0 – 3 tuổi, thay vì học chữ sớm.
Dưới đây là những điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho con trong giai đoạn 0-3 tuổi:
1. Nuôi dưỡng “năng lực quan sát” và trải nghiệm trong thiên nhiên
Theo
Thầy TakahamaMasanobu (người sáng lập ra HANAMARU là một phương pháp
học tập dành cho trẻ nhỏ), từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn nền móng cho
cuộc đời của mỗi con người, là giai đoạn mà trí não của trẻ có khả năng
hấp thu nhiều nhất (đến 3 tuổi bộ não đã nặng bằng 90% trọng lượng của
não người lớn).
Năng
lực cơ bản giúp trẻ học tập sau này đều hình thành từ chính những trải
nghiệm mà trẻ được trải qua trong thời kỳ ấu thơ này. Đồng thời có rất
nhiều năng lực của trẻ chỉ có thể nuôi dưỡng và phát huy ở giai đoạn này
mà thôi. Một trong những năng lực mà trẻ vô cùng nhạy bén đó chính là
“năng lực quan sát”. Việc trẻ có cách nhìn đối với những sự vật khi quan
sát ở công viên, vườn hoa, vườn thú khác cách nhìn của người lớn chính
là một năng lực quan trọng cần được nuôi dưỡng ở thời kỳ này để chính
năng lực ấy sẽ nở hoa dưới một hình dáng khác.
Mẹ Nhật thường xuyên cùng con đi dạo để khám phá và trải nghiệm thiên nhiên cùng con. (Ảnh: Internet)
Hầu
hết các trường mẫu giáo hay nhà trẻ Nhật đều cho các em đi dạo công
viên vào mỗi sáng chính là để các em được thưởng thức không khí và ánh
nắng ban mai, được tự mình khám phá thiên nhiên. Thay vì ép trẻ học
những gì trẻ không thích hãy cố gắng nuôi dưỡng những gì trẻ có hứng
thú, cho trẻ được thỏa sức đắm mình trong thiên nhiên để trải nghiệm, để
cảm nhận thiên nhiên bằng đôi mắt của mình mới chính là những nền móng
cơ bản giúp cho quá trình học tập của trẻ sau này.
Theo đó, các “món ăn tinh thần” ở thời kỳ ấu thơ để giúp trẻ lớn lên sau này chính là:
- Được hòa mình trong thiên nhiên, quan sát mọi sự vật bằng đôi mắt của mình.
- Được trải nghiệm hạnh phúc khi tự bản thân mình suy nghĩ và làm đến cùng những gì trẻ muốn.
-
Nuôi dưỡng năng lực cảm thụ cho trẻ bằng cách nói với trẻ những tính từ
chỉ cảm xúc như bày tỏ sự ngạc nhiên, hay cảm thán trước một cảnh đẹp…
-
Hãy để trẻ được trải nghiệm những bí ẩn của thiên nhiên và sự vật để
kích thích trí tò mò của trẻ như vì sao chạm tay vào áo len thì bị giật,
thổi hơi vào kính thì kính mờ… bởi vì thời kì ấu thơ còn là thời kì
nuôi dưỡng cảm giác hay cảm thụ khoa học.
Có
rất nhiều trải nghiệm bé được làm quen từ hồi nhỏ sẽ được gặp lại khi
bé bước vào tiểu học, trung học... và khi ấy bé sẽ ồ lên thích thú "Thì
ra là như vậy. Cái hiện tượng hồi đó chính là cái này à...". Có rất
nhiều trường hợp những đam mê của một con người cũng chỉ xuất phát từ
những nhân duyên rất tình cờ và nhỏ bé.
-
Hãy ôm ấp, vuốt ve và trao cho trẻ thật nhiều cử chỉ yêu thương để trẻ
học được cách tiếp xúc với mọi người mà không sợ hãi. Ôm ấp với mẹ cũng
chính là một trải nghiệm tuyệt vời nuôi dưỡng tính nhân văn trong con
người bé sau này.
2. Mẹ hãy là người truyền cảm hứng cho trẻ
Bác
sĩ Sawaguchi Toshiyuki (Giám đốc trung tâm nghiên cứu não của con người
ở Nhật Bản) luôn đặt một câu hỏi cho các cha mẹ rằng: "Bạn có biết tất
cả những gì trẻ nói, trẻ cười đều bắt đầu từ việc bắt chước mẹ không?"
Vì thế, những lời khuyên của bác sĩ dành cho cha mẹ là:
- Nuôi con bằng sữa mẹ:
trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm nguy cơ bị chứng tự kỷ. Không cần nói
nhiều nữa chắc hầu như mọi người đều biết những ưu việt của sữa mẹ rồi.
Các cha mẹ Nhật trong một buổi khiêu vũ tập thể cùng con, các em bé được bố mẹ bế ở đằng trước để cảm nhận được sự an toàn và yêu thương của bố mẹ. (Ảnh: Internet)
-
Hãy bắt chước mẹ con Kangaroo, bế trẻ ở đằng trước. Có rất nhiều lợi
ích từ việc này như giúp trẻ và mẹ trò chuyện dễ hơn, dễ nhìn vào mắt
nhau hơn, bé cảm nhận được tình cảm của mẹ nhiều hơn…
-
Hãy để trẻ bắt chước những việc mẹ làm, những lời mẹ nói: hãy dùng từ
lặp lại nhiều lần khi nói chuyện với trẻ, hãy nói những từ hay câu ngắn
để trẻ dễ bắt chước.
-
Hãy cho trẻ chơi cùng bạn bè khi được tầm 2 tuổi để giúp trẻ nuôi dưỡng
tính xã hội, học cách điều khiển cảm xúc của bản thân và cách tồn tại
trong tập thể.
- Hãy tạo thói quen sinh hoạt có quy tắc cho trẻ khi trẻ khoảng 1 tuổi rưỡi trở đi như ngủ sớm, dậy sớm, ăn đúng giấc…
Theo Afamily
No comments:
Post a Comment