Pages

Thursday, October 30, 2014

Nấu nướng thế nào để được ngon và bổ dưỡng



Nấu ăn là một nghệ thuật và cần phải đạt được 3 tiêu chuẩn: ngon, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa. Sau đây là đặc điểm của các phương pháp nấu nướng.

1/ Nấu bằng giấy bao




Nguyên tắc là gói kín thức ăn trong giấy bao bằng nhôm (hay giấy được dùng bằng acid sunfuric) để nấu mà không làm mất các chất bổ dưỡng, ngon lành của thức ăn. Có thể hấp với bếp lò thường hay bằng lò vi sóng.

- Lợi điểm về mặt dinh dưỡng. Nấu cách này thức ăn vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của nó vì được bọc kín trong giấy. Rất ít, hay không cần thêm dầu mỡ vào, do đó dễ tiêu hóa và ít calorie. Không làm mất chất khoáng và sinhj tố (nhất là sinh tố C) vì chúng được bảo vệ tốt do khi nấu thức ăn không tiếp xúc với không khí bên ngoài.

- Dùng để nấu loại thức ăn nào?

Tốt nhất là để nấu các loại cá (đặc biệt với cá trích tươi), khoai tây để nguyên vỏ, bắp non và một số trái cây khác.

2/ Nấu bằng cách chưng cất




Đây là lối nấu bằng nồi hấp. Thức ăn chính từ từ, trong môi trường ẩm, không tiếp xúc trực tiếp với nước.

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng
 
Các chất ngon ngọt và mùi vị vẫn giữ nguyên vì không bị tan trong nước. Thực tế, không làm mất chất khoáng và chất lượng đồng căn, cũng không hủy diệt hết các sinh tố (nhờ không tiếp xúc ở nhiêt độ cao). Không cần thêm chất béo (dầu mỡ) nào. Thực là một cách nấu giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên của thức ăn và rất dễ tiêu.

Dùng để nấu cho các loại rau trái mềm, thịt (thịt thăn, thịt lườn) của gia cầm và các loại cá.



3/ Nấu bằng nồi hay chảo không dính





Sử dụng các dụng cụ này không cần dùng dầu mỡ, thức ăn cũng không bám vào nồi, chảo được. Tuy thế, nên tránh không được đốt nóng quá mức và khi không có thức ăn trong đó. Thêm nữa, không được cạo nồi hay chảo bằng các dụng cụ kim khí!.

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng

Cách nấu này không cần dùng dầu mỡ, rất thích hợp cho cách ăn kiêng ít chất béo.

4/ Nấu bằng nồi áp suất




Đây là lối nấu hoàn toàn trong nồi kín, người ta gia tăng áp suất lên cao đến mức nhiệt độ từ 110 độ đến 115 độ C, giúp rút ngắn được phân nửa thời gian nấu.

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng

Thức ăn được nấu chín mà không tiếp xúc với không khí bên ngoài (không khí giờ đây là hơi nước đã bảo hòa), do đó, không bị tác động oxy hóa. Nhưng dù nhiệt độ có cao trong khi nấu, sinh tố C ở trong rau trái vẫn giữ được tốt hơn nấu bằng nồi thường.

Người ta tính ra chỉ mất 20 - 30% thay vì mất đến 30 - 35% so với lối nấu thường. Với sinh tố nhóm B, hàm lượng của chúng thay đổi theo thời gian và nhiệt độ nấu. Nấu bằng lối này, tỷ lệ mất đi 10 - 50%, bằng với lối nấu thông thường, còn các chất khoáng, thì một phần bị hòa tan trong nước.

Sẽ không thành vấn đề nếu dùng nước nấu làm canh, còn nếu muốn giữ các chất trên, thì nên dùng nồi hấp

Dùng để nấu các loại thức ăn nào?

Đây là phương pháp tốt nhất để nấu các thức ăn cẩn thời gian lâu như các món hầm, rau cải khô.

5/ Nấu bằng lò vi sóng




Đến giờ vẫn còn nhiều người nghi ngờ, thắc mắc và đôi khi còn sợ không dám sử dụng lò vi sóng. Nhưng trong thực tế, hiệu quả của vi sóng trên thức ăn đã được nghiên cứu cách nay gần 50 năm! Đây là một cách nấu rất nhanh, các làn sóng cực ngắn được phóng ra trong máy làm lay động các tế bào của thức ăn, tạo ra sức nóng làm tăng nhiệt từ bên trong ra bên ngoài của món ăn..

Dụng cụ đựng thức ăn không được dùng bằng kim loại mà phải làm bằng một chất cho các vi sóng xuyên qua được (như thủy tinh, giấy bồi, nhựa, gốm...)

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng

Nhiệt độ trong nồi tăng rất nhanh (do đó, thời gian nấu ăn ngắn, nhất là khi món ăn để nấu ít) và tương đối không cao lắm. Lối nấu này giữ sinh tố B và C, cả chất khoáng nữa. Do đó, chất dinh dưỡng được bảo vệ tương đương vói khi dùng nồi hấp.

Giá trị sinh học của các protein trong thức ăn tốt hơn so với lối nấu, luộc thông thường. Cuối cùng, lò vi sống cũng có thể giúp hâm nóng (hay nấu chín) các thức ăn mà không cần phải thêm dầu mỡ gì. Do đó, thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu.

Dùng để nấu các loại thức ăn nào?

Lò vi sóng thường dùng để hâm hay làm rã đông các món ăn, nhưng dùng rất tốt đến nấu cá, trái cây (mứt quả, đút lò....)

6/ Nấu bằng nước




Đây là biện pháp nấu các loại thức ăn mà không có cách nào khác nấu được (như nấu cơm, luộc khoai tây, luộc đậu lăng...)

Cách nấu này làm phần lớn các sinh tố B và C bị tiêu hủy bởi nhiệt, một phần khác lại bị hòa tan trong nước. Do đó, không nên nấu lâu quá. Có thể dùng nước luộc để làm canh hay có thể tính toán thế nào, khi thức ăn chín, nước đã được hấp thụ hết vào thức ăn (trườn hợp nấu cơm, rau cải khô, luộc khoai.....)

7/ Cách nướng lò




Cách nướng này không cần chất  béo (tuy nhìên, có thể xoa một lớp dầu mỏng lên cá hay thịt khi nướng). Thức ăn tiếp xúc trực tiếp với nhiêt ngay từ khi khởi sự nướng và tạo thành một lớp vỏ bọc chín bên ngoài, giữ được những chất bổ dưỡng. Nhưng nên nhớ là không nên ăn các mảnh thịt, cá nướng cháy xém vì chúng đã bị carbon hóa khi tiếp xúc quá nhiều với lửa, có thể tạo thành chất độc (liên quan đến chất hydro carbur).
Mới - Theo Santé




No comments:

Post a Comment