Trong nhiều thập kỷ qua, ý tưởng về một chiếc ô tô có thể bay lượn trên không chỉ là điều viễn tưởng, nhưng nay nó đã trở thành hiện thực.
Mới đây, hãng chế tạo Arizona
Krossblade (Mỹ) giới thiệu một sản phẩm độc đáo, đó là chiếc xe hơi có
thể bay trên không trung như một chiếc máy bay trực thăng.
Mẫu concept
có tên Skycruiser là một chiếc máy bay hybrid động cơ điện, nó có
thể “biến hoá” từ chiếc xe hơi thành trực thăng 4 cánh quạt,
bay lượn một cách thoải mái và ổn định như một chú chim.
Từ khi anh em nhà Wright chế ra
chiếc máy biết bay Kitty Hawk đầu tiên vào năm 1903 đến nay, ngành
hàng không đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu vô
cùng to lớn vượt xa sức tưởng tượng của con người thời đó.
Các ý tưởng sáng chế ngày càng phong
phú, đa dạng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin.
Máy bay ngày nay
là phương tiện giao thông hữu hiệu nhất trong việc rút ngắn thời gian
và không gian, đưa lại lợi ích to lớn về kinh tế, có thể đến được hầu
như khắp nơi trên bề mặt trái đất, mang tải được những lượng hàng hóa
nặng mà các phương tiện giao thông khác không thể sánh bằng…
Thế nhưng,
chúng không thể đứng yên trên không và cất hạ cánh mà không có đường
băng ở mặt đất.
Trực thăng có thể đứng yên trên
không và đáp xuống mặt đất ở bất cứ vị trí nào nhưng có tốc độ
bay chậm, kết cấu nặng nề, phức tạp, tốn nhiên liệu, không bay được xa
và sức chuyên chở có hạn. Để bù lại những khiếm khuyết của hai loại
phương tiện trên, các nhà sáng chế đã có ý tưởng độc đáo là cho ra đời
một loại vừa là máy bay, vừa là ô tô.
Để có được mẫu xe bay này, các kỹ sư
đã phải nghiên cứu suốt hàng chục năm. Chiếc Skycruiser thành công cũng
là nhờ thành quả của chiếc V-20 Osprey.
Nó là một dạng chuyển đổi
qua lại. Để cất cánh, bốn cánh tay đòn bố trí đối xứng dưới cánh
chính được thả ra, 4 cánh quay trên 4 cánh tay đòn đó cùng quay không
khác gì chiếc trực thăng để tạo lực nâng cho xe bay.
Điều đặc biệt là tất cả bốn cánh
quay được lắp trên bốn cánh tay đòn có thể thu vào thân nhờ hệ
thống điều khiển chính xác.
Khi đã đạt độ cao nhất định, nếu bay
bằng trên không, các cánh tay đòn được thu vào thân, lúc này trông xe
bay như một chiếc máy bay thông thường. Lực đẩy được tạo từ một cánh
quạt dọc trục nằm ở đuôi xe, hoạt động nhờ hai động cơ điện, mỗi chiếc
150 mã lực.
Trên Skycruiser, động lực làm quay 4
cánh quay chính là 4 động cơ điện, công suất mỗi chiếc 80 mã lực.
Để ổn định hướng và chống gió cạnh, ở phần đuôi có một cánh quạt
hoạt động nhờ một động cơ 10 mã lực.
Theo Krossblade, sử dụng những
động cơ nhỏ có khả năng gia tốc tốt hơn, đáp ứng các kiểu chuyển
động đột ngột nhanh hơn so với những động cơ to và nặng.
Thực ra Skycruiser không phải là ý
tưởng mới mẻ gì. Từ những năm 50 của thế kỷ trước đã có
người đưa ra ý tưởng này, đồng thời mô tả hoạt động của nó, nhưng
mãi đến nay mơ ước đó mới thành hiện thực.
Mẫu thử nghiệm 5 chỗ ngồi
Skycruiser với động cơ điện chỉ là một trong hàng chục mẫu xe bay đã
được phát triển thành công hiện nay.
Thiết kế cánh quạt gấp đem lại cho
Skycruiser khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và treo ở những địa điểm chật
hẹp mà không làm mất đi tính linh động của một chiếc máy bay bình
thường.
Nhằm tăng tầm bay và độ tin cậy, các động cơ điện được cấp điện
bởi một động cơ đốt trong 400 mã lực, có thể sản sinh ra dòng điện để
sạc vào ắc quy 12kW.
Thêm vào đó, những cánh quạt giúp xe bay lên thẳng
được thu vào đằng sau còn có tác dụng giảm lực cản khí động, được thiết
kế thừa về mặt công suất còn làm tăng sự an toàn cho chiếc xe bay này.
Trên mặt đất, đôi cánh có sải cánh
9,5m được thu vào, động cơ điện đặt trên mỗi bánh xe giúp chiếc xe có
thể lướt đi với vận tốc tối đa 112 km/h, biến Skycruiser thành một chiếc
xe ô tô không tồi cho những chuyến dã ngoại gần, dù cho nó có chiều dài
tới 8,4 mét.
Theo công bố của Krossblade,
Skycruiser có thể đạt được vận tốc hành trình ở chế độ cánh
cố định 505 km/h và 160km/h khi trọng tải có ích 455 kg khi bay.
Nó có thể bay liên tục 1.620 km với 5 người ngồi bên trong, thời
gian bay từ Los Angeles tới San Francisco chỉ hết 1h10’.
Mặc dù Skycruiser vẫn còn đang là mẫu thử nghiệm, mẫu không người lái SkyProwler đã khá hoàn chỉnh. Đó là mẫu UAV có nguyên lý hoạt động tương tự SKYCRUISER với 4 cánh quay, có thể đạt vận tốc hành trình 90 km/h và thực hiện các động tác nhào lộn trên không.
Theo Một Thế Giới
No comments:
Post a Comment