Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Cancer Research.
Những
phát hiện mới cho biết “sự trao đổi chất chứ không phải vấn đề
cân nặng mới là liên kết chính dẫn đến sự gia tăng nguy cơ ung thư vú
ở phụ nữ sau mãn kinh".
Các chuyên gia cho biết, mức insulin cao thường xảy ra ở phụ nữ thừa cân
hoặc béo phì, nhưng một số phụ nữ thừa cân vẫn có thể có nồng độ
hormone bình thường, trong khi một số phụ nữ với cân nặng bình thường
lại có nồng độ insulin không lành mạnh về mặt trao đổi chất.
Để
đánh giá vai trò của insulin đối với nguy cơ ung thư vú, giáo sư Gunter
đã nghiên cứu hơn 3.300 trường hợp là những phụ nữ không bị mắc tiểu
đường, trong đó 497 người đã phát triển bệnh ung thư vú hơn 8 năm. Ông
phân tích các thông tin về cân nặng, mức độ insulin trong cơ thể lúc đói
và đề kháng insulin – tức là tình trạng cơ thể không phản ứng đúng cách
với insulin. Insulin là nhân tố quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa các
thức ăn đã tiêu hóa thành năng lượng. Một cơ thể không có khả năng sản
xuất insulin hoặc không thể sử dụng nó đúng cách sẽ dẫn đến bệnh tiểu
đường.
Trong nghiên cứu này, tình trạng thừa cân được xác định là chỉ số khối cơ thể
(BMI) bằng hoặc lớn hơn 25. Giáo sư Gunter cho biết: "Những phụ nữ thừa
cân nhưng lại không có dấu hiệu bất thường về chuyển hóa (đánh giá qua
đề kháng insulin) sẽ không phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư vú cao
hơn so với phụ nữ thông thường. Mặt khác, phụ nữ có cân nặng bình thường
nhưng lại gặp rối loạn chuyển hóa sẽ có nguy cơ mắc bệnh hầu như tương
đương với những người vừa bị thừa cân vừa bị rối loạn chuyển hóa".
Tuy
nhiên, giáo sư Gunter cũng nói thêm rằng mối liên kết mạnh mẽ giữa mức
độ insulin và bệnh ung thư vú này không phải là lý do để phụ nữ bỏ qua
tình trạng dư thừa cân nặng của bản thân. Bị thừa cân hay béo phì đều
làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn về insulin. Trong nghiên cứu
trên, mức insulin lúc đói cao sẽ gia tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vú, cả
với phụ nữ thừa cân hay có cân nặng bình thường.
Ngoài ra, những phụ nữ vừa thừa cân vừa bị kháng insulin có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú cao hơn 84% so với những phụ nữ thừa cân không bị kháng insulin, giáo sư Gunter cho biết.
Một nghiên cứu khác đã khám phá ra rằng có đến 10% phụ nữ với trọng lượng khỏe mạnh có thể mắc các vấn đề về insulin.
Tuy
nhiên, giáo sư Gunter cho biết hiện vẫn cần nghiên cứu thêm để giải
thích kết quả này. Insulin có thể khiến các tế bào, bao gồm cả tế bào
ung thư phát triển, do đó, đây có thể là một nguyên nhân. Một số kích
thích tố khác liên quan đến insulin cũng có thể cao hơn ở những phụ nữ
thừa cân và chúng có thể góp phần vào nguy cơ ung thư vú, Gunter cho
biết.
Các kết luận tổng thể này không gây nhiều
ngạc nhiên, theo như tiến sĩ Courtney Vito, phó giáo sư lâm sàng về ung
bướu giải phẫu tại City of Hope Cancer Center, Duarte, California cho
biết. "Chất béo vốn không trơ, nó hoạt động về mặt trao đổi chất. Tuy
nhiên, đây vẫn là một nghiên cứu thú vị", tiến sĩ Vito nói thêm.
Nghiên cứu trước đó của Gunter cũng kết luận rằng mức độ insulin cao hơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú
ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Điểm mới ở nghiên cứu này là nó đã chỉ ra
ngay cả những phụ nữ có hình thể mảnh mai cũng phải đối mặt với nguy cơ
ung thư cao hơn nếu tình trạng insulin trong cơ thể họ có vấn đề.
Các
nghiên cứu trong tương lai, theo tiến sĩ Allison DiPasquale của City of
Hope Center đề xuất, nên xem xét sâu hơn đến 4 nhóm nhỏ: phụ nữ thừa
cân có và không có vấn đề về insulin, và phụ nữ với cân nặng bình thường
có và không có vấn đề về insulin.
Trong lúc
này, cả ba chuyên gia đều đồng ý rằng để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ,
mọi phụ nữ nên thực hành một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục
thường xuyên, nhờ vậy cân nặng và tình trạng insulin sẽ luôn được duy
trì ở mức bình thường.
Afamily/(Nguồn: Health)
No comments:
Post a Comment