Anh Vũ (RFA)
-
Mới đây, trước nhu cầu giao dịch thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt
Nam tăng lên khá lớn, phía Doanh nghiệp TQ đã kiến nghị Ngân hàng Nhà
nước VN cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN.
Nếu được chấp nhận, việc làm này sẽ dẫn đến các rủi ro gì?
Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cho biết: Hiệp hội doanh nghiệp TQ tại VN, Ngân hàng Công thương TQ đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước VN cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN.
Lợi, hại khi sử dụng Nhân dân tệ ở VN
Lý do mà phía doanh nghiệp TQ đưa ra là, thị trường biên mậu Việt - Trung, ước tính kim ngạch thanh toán bằng Nhân dân tệ đã đạt khoảng 15 tỉ USD. Tuy vậy, đa số giao dịch thanh toán nói trên được thực hiện ở VN thông qua con đường không chính ngạch.
Theo họ, nếu việc thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN được thực hiện chính ngạch thì Ngân hàng Nhà nước VN có thể quản lý, giám sát nguồn vốn này một cách hiệu quả.
Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang A, Nguyên Viện trưởng Viên phản biện IDS cho rằng: cần làm rõ 2 khía cạnh có thể trong kiến nghị này, đó là phía TQ đề nghị cho dùng tiền mặt NDT hay là dùng đồng NDT chỉ để thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu giữa hai nước hoặc cả hai?
Từ Hà nội TS. Nguyễn Quang A nhận xét:
“Trong kiến nghị đó của họ có thể nói không rõ, nếu họ kiến nghị để cho dùng tiền mặt thì điều đó cần phản đối là việc hiển nhiên. Còn tôi thì tôi nghĩ họ đề nghị dùng đồng NDT để thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Nếu thế thì theo tôi về mặt kinh tế không có gì lớn lao cả, vì nó sẽ thúc đẩy việc buôn bán giữa hai nước. Theo tôi kiến nghị như thế là điều dễ hiểu và bình thường chứ không có gì phải lên án hay phản đối cho lắm”.
Từ Sài gòn, TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập cho rằng: đây không phải là vấn đề mới, vì NHNN đã có quy định rõ ràng. Ông lưu ý đây là chủ trương trong chính sách gặm nhấm của phía TQ.
TS. Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi:
“Vừa qua chúng ta đã thấy hiện tượng TQ đề nghị VN cho 1.000 xe du lịch vào VN, rồi đặc khu kinh tế Vũng Áng và gần đây nhất là thành lập Viện Khổng tử ở VN. Tôi cho đó là các thách thức chính trị. Cùng với trào lưu mở rộng và xâm lăng về văn hóa, về kinh tế thì chắc chắn bước tiếp theo là TQ sẽ xâm lăng về vấn đề tiền tệ để tìm cách trói buộc nền kinh tế VN. Một lúc nào đó nếu VN không thỏa mãn các thách thức chính trị thì phía TQ sẽ gia tăng sức ép hơn, kể cả sức ép về quân sự.”
Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng NDT
Khi được hỏi những rủi ro nào kinh tế VN có thể gặp phải khi chấp nhận đề nghị của phía TQ?
TS. Phạm Chí Dũng cho rằng, đề xuất này của Trung Quốc không chỉ nằm trong chiến lược quốc tế hóa đồng NDT để thay thế đồng đô la Mỹ, mà theo ông đây là hành động xâm lăng về kinh tế.
TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Vấn đề sử dụng đồng NDT ở VN chắc chắn sẽ tăng nhập siêu. Thứ 2 là việc giao dịch bằng đồng đô la Mỹ thì có thể tiến hành nhập khẩu máy móc công nghệ từ bất kỳ quốc gia nào và các thị trường khác nhau. Nhưng nếu VN chấp nhận thanh toán bằng đồng NDT, thì lúc này sẽ hạn chế khả năng đa dạng hóa, tìm kiếm máy móc thiết bị từ nước ngoài. Và với sự chiếm lĩnh của đồng NDT ở VN thì TQ có thể thoải mái tìm cách gắn nhãn các sản phẩm của nước mình theo giao dịch chính ngạch ở các cấp độ và chủng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Và đây cũng là cơ hội cho TQ, vừa bành trướng được kinh tế thương mại vừa thải công nghệ cũ của mình.”
TS. Nguyễn Quang A tiếp lời:
“Nó không chỉ là vấn đề kinh tế, mà nó còn đụng chạm đến vấn đề an ninh kinh tế, tức là chính trị. Bây giờ mà chúng ta tạo điều kiện thuận lợi như thế, thì cái hàng tồn đọng sẽ tràn sang VN. Tới lúc đó các Doanh nghiệp VN mà phải cạnh tranh với các hàng hóa sản xuất tương tụ như của TQ sẽ chết như rạ. Chính vì vấn đề kinh tế như thế theo tôi phía VN không nên chấp nhận ý kiến của họ.”
Trả lời câu hỏi, theo ông phía VN nên hành động như nào trước đề nghị này từ phía TQ?
TS. Phạm Chí Dũng thấy rằng, trên đất nước VN chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền của VN là VND, còn tất cả những đồng tiền khác đều phải chuyển đổi sang đồng tiền của VN.
TS. Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi:
“Tôi cho rằng không cần phải mở rộng hơn phạm vi và mức độ sử dụng NDT trong thanh toán. Mà chỉ cần áp dụng đúng và đủ theo Quyết định số 689/NHNN ngày 7.6.2004 của Ngân hàng Nhà nước về quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và thanh toán dịch vụ trong khu vực biên giới và cửa khẩu giữa 2 nước VN và TQ”
Theo báo GDVN, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thành viên Ban tư vấn của Chính phủ đã cho rằng nếu cho thanh toán trực tiếp bằng NDT tại VN là hành động xâm phạm chủ quyền của VN, bởi nó tương tự như việc treo cờ, chỉ có thể là cờ của nước ta chứ sao có thể là cờ của nước khác được?
Bà Phạm Chi Lan khẳng định:
“Dù nó có ảnh hưởng tốt hay xấu tới nền kinh tế Việt Nam thì cũng không chấp nhận được và tôi tin rằng sẽ không có ai cho phép điều đó xảy ra”
Với thái độ hết sức thận trọng, TS. Nguyễn Quang A khuyến nghị:
“Kiến nghị của phía Trung quốc cũng khá mập mờ, đây là chuyện của phương án thứ 2 nhưng mà họ có thể hiểu đây là một phương án cả phương án thứ nhất lẫn với phương án thứ 2. Và nếu như thế thì lúc đó đồng tiền mặt NDT sẽ xuất hiện tràn lan ở VN như ở Lạng sơn hay một số nơi. Tôi nghĩ điều đó không thể chấp nhận được.”
Nói về lỗ hổng trong giao dịch biên mậu theo con đường tiểu ngạch hiện nay, khi giao dịch bằng đồng NDT ở biên giới lên đến 15 tỷ USD như phía TQ thông báo. TS. Nguyễn Quang A nhận xét:
“Phía TQ có nói đến một lượng biên mậu lên đến 15 tỷ đô la kim ngạch thì tôi nghĩ đó là con số được vống lên để nhằm thuyết phục phía VN. Tuy nhiên tôi nghĩ cái gọi là tiểu ngạch và thanh toán bằng tiền mặt có lẽ dần dần phải chấm dứt. Và dẫu thanh toán bằng loại tiền nào đi nữa thì cũng phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.”
Chủ quyền quốc gia là điều thiêng liêng và bất khả xâm phạm, nó không chỉ là chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải hay vùng trời. Chủ quyền quốc gia theo nghĩa rộng, là chủ quyền trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.v.v... Dù VN muốn có một hợp tác hai bên cùng có lợi, bình đẳng với TQ song cũng không thể chấp nhận cho TQ vi phạm chủ quyền của mình, kể cả chủ quyền về tài chính.
Chínhluanvn.org/Anh Vũ từ: RFA
Nếu được chấp nhận, việc làm này sẽ dẫn đến các rủi ro gì?
Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cho biết: Hiệp hội doanh nghiệp TQ tại VN, Ngân hàng Công thương TQ đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước VN cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN.
Lợi, hại khi sử dụng Nhân dân tệ ở VN
Lý do mà phía doanh nghiệp TQ đưa ra là, thị trường biên mậu Việt - Trung, ước tính kim ngạch thanh toán bằng Nhân dân tệ đã đạt khoảng 15 tỉ USD. Tuy vậy, đa số giao dịch thanh toán nói trên được thực hiện ở VN thông qua con đường không chính ngạch.
Theo họ, nếu việc thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN được thực hiện chính ngạch thì Ngân hàng Nhà nước VN có thể quản lý, giám sát nguồn vốn này một cách hiệu quả.
Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang A, Nguyên Viện trưởng Viên phản biện IDS cho rằng: cần làm rõ 2 khía cạnh có thể trong kiến nghị này, đó là phía TQ đề nghị cho dùng tiền mặt NDT hay là dùng đồng NDT chỉ để thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu giữa hai nước hoặc cả hai?
Từ Hà nội TS. Nguyễn Quang A nhận xét:
“Trong kiến nghị đó của họ có thể nói không rõ, nếu họ kiến nghị để cho dùng tiền mặt thì điều đó cần phản đối là việc hiển nhiên. Còn tôi thì tôi nghĩ họ đề nghị dùng đồng NDT để thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Nếu thế thì theo tôi về mặt kinh tế không có gì lớn lao cả, vì nó sẽ thúc đẩy việc buôn bán giữa hai nước. Theo tôi kiến nghị như thế là điều dễ hiểu và bình thường chứ không có gì phải lên án hay phản đối cho lắm”.
Từ Sài gòn, TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập cho rằng: đây không phải là vấn đề mới, vì NHNN đã có quy định rõ ràng. Ông lưu ý đây là chủ trương trong chính sách gặm nhấm của phía TQ.
TS. Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi:
“Vừa qua chúng ta đã thấy hiện tượng TQ đề nghị VN cho 1.000 xe du lịch vào VN, rồi đặc khu kinh tế Vũng Áng và gần đây nhất là thành lập Viện Khổng tử ở VN. Tôi cho đó là các thách thức chính trị. Cùng với trào lưu mở rộng và xâm lăng về văn hóa, về kinh tế thì chắc chắn bước tiếp theo là TQ sẽ xâm lăng về vấn đề tiền tệ để tìm cách trói buộc nền kinh tế VN. Một lúc nào đó nếu VN không thỏa mãn các thách thức chính trị thì phía TQ sẽ gia tăng sức ép hơn, kể cả sức ép về quân sự.”
Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng NDT
Khi được hỏi những rủi ro nào kinh tế VN có thể gặp phải khi chấp nhận đề nghị của phía TQ?
TS. Phạm Chí Dũng cho rằng, đề xuất này của Trung Quốc không chỉ nằm trong chiến lược quốc tế hóa đồng NDT để thay thế đồng đô la Mỹ, mà theo ông đây là hành động xâm lăng về kinh tế.
TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Vấn đề sử dụng đồng NDT ở VN chắc chắn sẽ tăng nhập siêu. Thứ 2 là việc giao dịch bằng đồng đô la Mỹ thì có thể tiến hành nhập khẩu máy móc công nghệ từ bất kỳ quốc gia nào và các thị trường khác nhau. Nhưng nếu VN chấp nhận thanh toán bằng đồng NDT, thì lúc này sẽ hạn chế khả năng đa dạng hóa, tìm kiếm máy móc thiết bị từ nước ngoài. Và với sự chiếm lĩnh của đồng NDT ở VN thì TQ có thể thoải mái tìm cách gắn nhãn các sản phẩm của nước mình theo giao dịch chính ngạch ở các cấp độ và chủng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Và đây cũng là cơ hội cho TQ, vừa bành trướng được kinh tế thương mại vừa thải công nghệ cũ của mình.”
TS. Nguyễn Quang A tiếp lời:
“Nó không chỉ là vấn đề kinh tế, mà nó còn đụng chạm đến vấn đề an ninh kinh tế, tức là chính trị. Bây giờ mà chúng ta tạo điều kiện thuận lợi như thế, thì cái hàng tồn đọng sẽ tràn sang VN. Tới lúc đó các Doanh nghiệp VN mà phải cạnh tranh với các hàng hóa sản xuất tương tụ như của TQ sẽ chết như rạ. Chính vì vấn đề kinh tế như thế theo tôi phía VN không nên chấp nhận ý kiến của họ.”
Trả lời câu hỏi, theo ông phía VN nên hành động như nào trước đề nghị này từ phía TQ?
TS. Phạm Chí Dũng thấy rằng, trên đất nước VN chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền của VN là VND, còn tất cả những đồng tiền khác đều phải chuyển đổi sang đồng tiền của VN.
TS. Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi:
“Tôi cho rằng không cần phải mở rộng hơn phạm vi và mức độ sử dụng NDT trong thanh toán. Mà chỉ cần áp dụng đúng và đủ theo Quyết định số 689/NHNN ngày 7.6.2004 của Ngân hàng Nhà nước về quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và thanh toán dịch vụ trong khu vực biên giới và cửa khẩu giữa 2 nước VN và TQ”
Theo báo GDVN, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thành viên Ban tư vấn của Chính phủ đã cho rằng nếu cho thanh toán trực tiếp bằng NDT tại VN là hành động xâm phạm chủ quyền của VN, bởi nó tương tự như việc treo cờ, chỉ có thể là cờ của nước ta chứ sao có thể là cờ của nước khác được?
Bà Phạm Chi Lan khẳng định:
“Dù nó có ảnh hưởng tốt hay xấu tới nền kinh tế Việt Nam thì cũng không chấp nhận được và tôi tin rằng sẽ không có ai cho phép điều đó xảy ra”
Với thái độ hết sức thận trọng, TS. Nguyễn Quang A khuyến nghị:
“Kiến nghị của phía Trung quốc cũng khá mập mờ, đây là chuyện của phương án thứ 2 nhưng mà họ có thể hiểu đây là một phương án cả phương án thứ nhất lẫn với phương án thứ 2. Và nếu như thế thì lúc đó đồng tiền mặt NDT sẽ xuất hiện tràn lan ở VN như ở Lạng sơn hay một số nơi. Tôi nghĩ điều đó không thể chấp nhận được.”
Nói về lỗ hổng trong giao dịch biên mậu theo con đường tiểu ngạch hiện nay, khi giao dịch bằng đồng NDT ở biên giới lên đến 15 tỷ USD như phía TQ thông báo. TS. Nguyễn Quang A nhận xét:
“Phía TQ có nói đến một lượng biên mậu lên đến 15 tỷ đô la kim ngạch thì tôi nghĩ đó là con số được vống lên để nhằm thuyết phục phía VN. Tuy nhiên tôi nghĩ cái gọi là tiểu ngạch và thanh toán bằng tiền mặt có lẽ dần dần phải chấm dứt. Và dẫu thanh toán bằng loại tiền nào đi nữa thì cũng phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.”
Chủ quyền quốc gia là điều thiêng liêng và bất khả xâm phạm, nó không chỉ là chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải hay vùng trời. Chủ quyền quốc gia theo nghĩa rộng, là chủ quyền trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.v.v... Dù VN muốn có một hợp tác hai bên cùng có lợi, bình đẳng với TQ song cũng không thể chấp nhận cho TQ vi phạm chủ quyền của mình, kể cả chủ quyền về tài chính.
Chínhluanvn.org/Anh Vũ từ: RFA
No comments:
Post a Comment