Đơn vị 731 (Unit 731) đã sử dụng biện pháp vũ khí sinh hóa, vi khuẩn cực độc, phẫu thuật đáng sợ... cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người vô tội.
Ẩn dưới cái tên “Cục Phòng chống Dịch bệnh và Xử lý Nước
của Đạo quân Quan Đông”, Unit 731 (Đơn vị 731) của Nhật Bản đã trở nên
khét tiếng với việc thực hiện hàng loạt các tội ác chiến tranh đáng sợ
trong Thế chiến thứ II.
Không cần dùng đến súng
đạn để giết người, phương tiện mà Đơn vị 731 đã sử dụng là… vũ khí sinh
hóa, các loại vi khuẩn gây bệnh cực độc, gây ra cái chết cho hàng trăm
ngàn người trong lịch sử.
Sự ra đời của “đơn vị sát nhân”
Năm
1930, Shiro Ishii - một sĩ quan cấp cao của quân đội Nhật sau 2 năm đi
nghiên cứu ở các nước phương Tây nhận thấy, các nước lớn đã bắt đầu có
động thái quan tâm về lĩnh vực sinh hóa. Ông đã trở về nước và đề xuất
thành lập một đơn vị chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này.
Hình ảnh tướng Shiro Ishii.
Được
sự ủng hộ của đại tá Chikahiko Koizumi, người sau này trở thành Bộ
trưởng Bộ Y tế Nhật Bản (1941-1945), 2 năm sau đó, đơn vị Togo đã ra đời
trong bí mật để tiến hành nghiên cứu các hóa chất và điều tra sinh học ở
Mãn Châu, Trung Quốc.
Bức ảnh của lãnh đạo và các nhà nghiên cứu Đơn vị 731.
Năm
1936, theo sắc lệnh của Hoàng gia Nhật, đơn vị đã được mở rộng và gia
nhập vào đội quân Quan Đông với cái tên Cục Phòng chống Dịch bệnh và Xử
lý Nước hay gọi tắt là Đơn vị 731. Trụ sở của đơn vị này đặt tại quận
Bình Phòng, thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Tại đây, đơn vị này đã
gây ra tội ác dã man với những nghiên cứu phục vụ cho khoa học và cho vũ
khí chiến tranh sinh hóa.
Hai
hoạt động chính của “đơn vị sát nhân” này là sinh thiết (lấy một miếng
mô nhỏ nơi bị bệnh, cắt mỏng, xem trên kính hiển vi để nhận định tế bào
của mô đó có thay đổi cấu trúc nhân hay không) và lên kế hoạch tổ chức
các cuộc tấn công bằng vũ khí sinh hóa - cướp đi hàng trăm ngàn mạng
người.
Những "vật thí nghiệm" đầu tiên
Với
việc đóng quân trên lãnh thổ nước khác và tham chiến trong Thế chiến
thứ II, các nhà khoa học của Nhật Bản có một nguồn “vật thí nghiệm” vô
cùng dồi dào. Phần lớn nạn nhân là người dân vô tội và tù binh.
Một vị bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật sống.
Họ
cho các nạn nhân lây nhiễm nhiều loại bệnh tật khác nhau, sau đó gom
tất cả lại và tiến hành sinh thiết mà không gây mê. Những nhà khoa học ở
đây được “thoải mái” giải phẫu sống bệnh nhân, họ cắt bỏ những phần cơ
quan không cần thiết để tiện bề nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh và mặc kệ
bệnh nhân sẽ bị hoại tử hay nhiễm trùng đến chết.
Không
chừa bất cứ một ai: nam giới, nữ giới, người già hay trẻ em đều trở
thành vật thí nghiệm giúp nhà khoa học đưa ra kết quả nghiên cứu nhanh
chóng. Nhiều thí nghiệm rùng rợn chỉ nghe đã thấy sởn gai óc đã được họ
thực hiện liên tục: cắt tay, chân tù nhân để nghiên cứu sự mất máu; đôi
khi ghép tay - chân lại với cơ thể nhưng… thay đổi vị trí trái phải,
hoặc sẽ để không như vậy để nghiên cứu sự hoại tử và thối rữa.
Một nữ nạn nhân.
Không
chỉ vậy, những "nhà nghiên cứu" này còn thực hiện một cuộc thí nghiệm
“toàn diện” đến man rợ, họ lần phẫu thuật dạ dày, thực quản, não, phổi,
gan… của các nạn nhân, gây ra cái chết cho hàng loạt tù nhân.
Ken
Yuasa - một bác sĩ phẫu thuật người Nhật từng ở trại thí nghiệm đã nói,
có ít nhất hơn 1.000 người đã tham gia vào các cuộc sinh thiết. Và số
nạn nhân là con số gấp hàng chục lần như thế.
Các cuộc tấn công bằng vi trùng
Bên
cạnh đó, trong trại thí nghiệm cũng có một “sân chơi” lớn gọi là Anda.
Đây là nơi thử nghiệm các vũ khí hóa sinh mới của quân đội. Các nhà
nghiên cứu đã đưa một số lượng lớn tù nhân vào "sân chơi" rồi tiến hành
thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của vũ khí qua số người chết. Sau đó, họ
sẽ tiến hành các cuộc tấn công lên cả quân đội và dân thường.
Các nhà khoa học của Đơn vị 731.
Trong
suốt Chiến tranh Thế giới II, quân đội Nhật đã triển khai các chiến
dịch chiến tranh sinh hóa trên lãnh thổ Trung Quốc như dùng máy bay rải
bọ chét nhiễm bệnh dịch hạch trên địa bàn Ninh Ba ở phía Đông và Thường
Đức phía Bắc Trung Quốc. Không lâu sau, dịch bệnh bùng phát và cướp đi
sinh mạng của hàng ngàn quân dân trong 2 năm 1940 và 1941.
Những tù nhân thiệt mạng đang được đưa đi tiêu hủy xác.
Năm
1942, ở tỉnh Chiết Giang, quân đội Nhật rải mầm bệnh thương hàn và dịch
tả trong các giếng, ao hồ gây ra đại dịch ở tỉnh này, ngay cả quân sĩ
cũng có hơn 1.700 người chết vì bệnh.
Trong
nhiều năm liền, nhiều tỉnh đã phải chịu chung số phận với Chiết Giang
khi bị quân đội Nhật tiến hành thả bom dịch hạch. Cả súc vật cũng chết,
cây trồng không sống nổi vì mắc bệnh khiến nền kinh tế cũng bị tàn phá.
Chiến tranh đã biến nhiều nơi trên đại lục thành những vùng đất chết.
Nhân viên Đơn vị 731 đang phun mầm bệnh gây dịch.
Giáo
sư Harris - tác giả của một cuốn sách về "Đơn vị Tử thần 731" cho biết,
bệnh dịch hạch mà quân đội Nhật để lại khi chiến tranh kết thúc đã bùng
phát trong khu vực Cáp Nhĩ Tân và lấy đi sinh mạng của hơn 30.000 người
từ năm 1946 - 1948.
Harris tố cáo tội danh của Đơn vị 731 trong một quyển sách.
Tuy
nhiên, Đơn vị 731 lúc bấy giờ được biết đến là một trong những cơ quan
hàng đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng thành công vũ khí sinh hóa,
đi đầu cho những bước phát triển không ai mong muốn sau này. Những hoạt
động của đơn vị tử thần kéo dài cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Sự giải tán và vụ “tẩy án” trắng trợn
Sự
bại trận của phe phát xít kéo theo sự kết thúc những tội ác chiến tranh
của Đơn vị 731. Tháng 8/1945, Nga đánh đuổi phát xít Nhật ra khỏi Mãn
Châu, đơn vị đã phải gấp rút bỏ việc trở về Nhật. Tướng Ishii ra lệnh
cho tất cả thành viên của nhóm phải “chôn bí mật xuống mồ”, tiêu hủy tài
liệu để phòng trường hợp bị vạch tội.
Những tù nhân bị thiệt mạng lên tới hàng ngàn người.
Các
nhân viên còn sót lại được phát 1 lọ hóa chất kịch độc - Kali Xyanua để
tự sát khi không may bị bắt. Nhóm này ra sức phá hủy bằng chứng tội ác
vào những ngày cuối cùng nhưng bất thành.
Sau
khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Douglas MacArthur - tư lệnh tối cao quân
Đồng Minh lúc bấy giờ đã thực hiện một hành động tẩy án trắng trợn. Ông
bí mật xóa sạch tội lỗi cho các bác sĩ thành viên 731, kể cả lãnh đạo
của họ, giấu nhẹm mọi tội ác, đổi lại, họ phải cung cấp cho Mỹ các tài
liệu, thành quả nghiên cứu của họ về chiến tranh sinh học.
Hình ảnh tướng Douglas MacArthur.
Ý
định của Mỹ lộ rõ khi họ che mắt liên quân, “ngó lơ” tội ác để vụ lợi.
Sau này, các bác sĩ, nhà khoa học từng phục vụ trong đơn vị tử thần may
mắn thoát khỏi quân Đồng Minh đa số trở thành nhà chính trị, học thuật,
doanh nhân, bác sĩ đầu ngành của Nhật Bản.
Một
số khác vẫn tiếp tục nghiên cứu “dưới trướng” của Mỹ, số không may còn
lại bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ và xét xử. Tướng Ishii, kẻ cầm đầu đã
chết do bệnh ung thư vòm họng vào năm 1959.
Những người dân vô tội chết do mắc bệnh.
Sau
này, tội ác của Đơn vị 731 cuối cùng cũng bị phanh phui, Nhật Bản đã
chính thức lên tiếng xin lỗi vì những hành động trong quá khứ và bồi
thường thiệt hại. Nhưng với hơn 10.000 người thiệt mạng tại cơ sở của
đơn vị và hơn 400.000 người dân bị giết chết gián tiếp do bệnh tật thì
vết nhơ lớn đó trong lịch sử mãi mãi vẫn không thể xóa được. (Theo Trí thức trẻ)
No comments:
Post a Comment