Sự phát tán của loại vũ khí chiến tranh này có thể là dấu chấm hết cho sự tồn tại của loài người…
Trong thời gian gần đây, quan hệ quốc tế đang trở nên căng
thẳng vì tình hình chính trị ở Syria. Sau những nghi ngờ của một số nước
phương Tây về việc về việc Syria có sử dụng vũ khí
hóa học đối với thường dân, Mỹ và các quốc gia đồng minh đe dọa sẽ sử
dụng những biện pháp can thiệp quân sự vào mảnh đất ở khu vực Trung Đông
này.
Mới đây nhất, chính quyền Mỹ đã cho công bố những báo cáo, bao gồm một loạt chứng cứ về sự tồn tại của một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/8 vừa qua.
Thi thể nạn nhân nằm la liệt trên đường phố.
Theo
đó, cuộc tấn công này đã làm 1.429 người thiệt mạng, bao gồm 426 trẻ
em. Vậy vũ khí hóa học là gì, chúng có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc
sống con người và điều gì sẽ xảy ra nếu loại vũ khí này phát tán, bùng
nổ trên toàn thế giới?
Vũ khí hóa học là gì?
Vũ
khí hóa học là một dạng vũ khí quân sự thường được sử dụng trong chiến
tranh, có khả năng hủy diệt và sát thương hàng loạt, giống như vũ khí
sinh học, vũ khí hạt nhân… Nói đơn giản, đây là tập hợp các thiết bị
quân sự có sử dụng hóa chất (ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí) khi được phát
tán sẽ gây ra tổn thương trực tiếp trên cơ thể người hoặc tử vong.
Một xưởng sản xuất vũ khí hóa học.
Tùy
theo hóa chất được sử dụng, người ta chia vũ khí hóa học thành 3 loại
chính: loại sử dụng chất độc thần kinh, sử dụng hơi cay và sử dụng chất
độc hô hấp.
Sức mạnh hủy diệt của vũ khí hóa học?
Trên
thực tế, con người biết sử dụng loại vũ khí tàn bạo này từ rất sớm.
Những phiên bản đầu tiên chính là các mũi tên tẩm độc của thổ dân da đỏ.
Thời đó, người ta đã biết tới việc bỏ độc vào nguồn nước để tiêu diệt
quân địch.
Trước
Công nguyên, người Ấn Độ đã từng vận dụng khói hơi ngạt trong các trận
chiến của mình. Ở phương Tây, các chiến binh Spartan cũng đốt gỗ trộn
với mù tạt và lưu huỳnh để tạo ra hơi cay của riêng mình dùng trong
chiến tranh.
Thời kỳ
hoàng kim của loại vũ khí này là trong hai cuộc chiến tranh thế giới và
hình ảnh tàn bạo của phát xít Đức thảm sát hàng triệu người vô tội bằng
khí độc sẽ còn ám ảnh chúng ta mãi về sau. Một số loại chất độc chính
từng được sử dụng là VX, Sarin, clo, phosgene,…
Vũ khí hóa học được sử dụng rất nhiều trong Thế chiến I.
Trong
đó, Sarin là một chất độc thần kinh, độc tính mạnh gấp 500 lần cyanide
(Hidro xyanua) và có thể giết chết một người trưởng thành trong vòng 1
phút. VX lại sở hữu khả năng hủy diệt lớn, giết chết 75% những ai bị
chất này dính lên người trong vòng 7-8 giờ đồng hồ. Phosgene có mùi cỏ
mới, sẽ gây phù phổi nếu vô tình hít phải và giết chết người bị nhiễm
trong vòng 1-2 ngày.
Cho
tới ngày nay, trên thế giới có không ít quốc gia trên thế giới tuyên bố
sở hữu kho vũ khí hóa học. Có thể kể tới như Mỹ, Ấn Độ, Iraq, Nhật Bản.
Gần đây, cả thế giới đang nín thở theo dõi tình hình ở Syria khi báo
chí và chính quyền phương Tây nghi ngờ nước này sử dụng vũ khí hóa học
với dân thường.
Dù điều đó có đúng hay không
thì với khả năng hủy diệt hàng loạt của mình, sẽ không sai khi cho rằng,
nếu vũ khí hóa học bùng nổ trên thế giới, đó cũng sẽ là dấu chấm hết
cho lịch sử loài người.
Bí kíp sống sót trước thảm họa vũ khí hóa học
Không chỉ có con người mới là nạn nhân của vũ khí hóa học mà rất nhiều loài động vật cũng phải nhận kết cục tương tự.
Cả
nhân loại đều hiểu được sự nguy hiểm mà vũ khí hóa học đem lại. Do đó,
một tổ chức giải trừ vũ khí hóa học (OPCW) quy tụ 189 quốc gia đã được
thành lập năm 1997 nhằm thực hiện những nỗ lực không mệt mỏi, ngăn chặn
sự phát triển cũng như giải trừ, tiến tới xóa bỏ vũ khí hóa học trên thế
giới.
Hàng trăm ngàn người bị giết trong Thế chiến II bởi vũ khí hóa học của phát xít Đức.
Với
những nỗ lực này, nhiều khả năng, một thảm kịch vũ khí hóa học trên quy
mô toàn cầu có lẽ sẽ chỉ có trên lý thuyết. Song, không ai có thể chắc
chắn 100% điều gì.
Thế giới còn biết bao nhiêu kho vũ khí hóa học như thế này.
Bởi vậy, giống như thảm họa hạt nhân, sự bùng nổ trên quy mô toàn cầu của vũ khí hóa học cũng như Ngày Tận thế đang treo lơ lửng trên đầu chúng ta. Để sống sót qua “cái chết không báo trước” này, hãy làm theo những hướng dẫn sau:
Cố gắng nhận biết một cuộc tấn công hóa học càng nhanh càng tốt. Bạn
có thể làm điều này bằng cách nghe thông tin từ truyền hình, radio. Đa
phần các chất độc hóa học được sử dụng có thể không màu nhưng có mùi đặc
trưng như mùi hắc của khí clo, mùi mù tạt… Khi tiếp xúc với những loại
khí như vậy, cơ thể bạn gần như phản ứng tức thì: da tấy đỏ, ngứa, khó
thở, mù tạm thời…
Nếu
biết mình đang nằm trong vùng tấn công hóa học, hãy tìm những vùng đất
cao nhất và tới đó. Phần lớn chất độc hóa học nặng hơn không khí, do đó
việc làm trên giúp bạn hạn chế đáng kể khả năng bị dính chất độc.
Sau
đó, khẩn trương cởi hết toàn bộ quần áo đang mặc, bọc vào túi nhựa và
vứt đi vì chắc chắn hóa chất đã dính lên chúng. Bạn cần nhanh chóng tắm
rửa bằng xà phòng cẩn thận, rửa mắt với nước 10-15 phút để loại bỏ những mầm mống hóa chất có thể sót lại trên da.
Cuối cùng, hãy giữ bình tĩnh để điều hòa nhịp thở. Sự
hoảng loạn khiến bạn thở nhanh hơn, hít nhiều khí hơn bình thường và
làm tăng nguy cơ hít phải khí độc. Để bảo vệ phổi, hãy sử dụng mặt nạ
phòng độc hoặc bịt mũi bằng bông tẩm nước tiểu.
Nước
tiểu có khả năng trung hòa một số chất độc hóa học đang được sử dụng
hiện nay. Trong Thế chiến thứ I, quân đội Canada đã sống sót nhờ vận
dụng phương pháp này.
Tạm kết: Sự
bùng nổ vũ khí hóa học xảy ra chính xác khi nào là điều không ai dám
chắc. Nhưng chuẩn bị trước là chuyện hoàn toàn nên làm. Thường xuyên cập
nhật tin tức, tìm hiểu chính xác những bí kíp phòng thân là điều sẽ
giúp bạn sống sót qua “cái chết không báo trước” này. (Theo Trí thức trẻ)
No comments:
Post a Comment