Pages
▼
Thursday, January 16, 2014
Số phận nằm trong tay chúng ta
Theo Tuần Báo Mới
www.chuyencamcuoi.blogspot.com - Tại sao một số người lại thành công hơn những người khác, họ kiếm được nhiều tiền, có đươc công việc như ý, được mọi người nể trọng, luôn sống trong cảnh vui vẻ, đầm ấm. Trong khi đó ở những người khác lại túi bụi suốt ngày, bơ phờ mặt mũi trong cuộc mưu sinh.
Kỳ thực, giữa người và người sự khác biệt không phải là lớn lắm. Tạo hóa cung cấp cho mỗi người một bộ óc và tứ chi như nhau, đồng thời cũng cấp cho họ năng lực tư tưởng và năng lực hành động như nhau, và còn cấp cho họ một thời lượng công bằng 24 giờ trong một ngày. Nhưng tại sao người này lại thành đạt có khả năng vượt qua mọi khó khăn để lập nghiệp, còn người khác lại thất bại?
Vậy bí quyết thành công nằm ở đâu?
Nhiều chuyên gia tâm lý học đã phát hiện ra rằng, bí quyết đó chính là "trạng thái tâm lý" của con người.
Một nhà Triết học nói: "Trạng thái tâm lý của bạn chính là chủ nhân thật sự của bạn".
Một vĩ nhân khác lại cho rằng: "Hoặc là bạn điều khiển số phận, hay số phận điều khiển bạn. Trạng thái tâm lý của bạn sẽ quyết định ai là ngựa để cưỡi, ai là người cưỡi ngựa".
Cái ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta quyết không chỉ là do hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khống chế toàn bộ hành động tư tưởng của chúng ta.
Có hai cụ bà tuổi đều 70, một cụ cho rằng sống đến đây coi như đến ngày cuối cùng của cuộc đời rồi, bèn lo ngay chuyện hậu sự, còn cụ kia lại cho rằng, con người ta làm được cái gì đâu phải ở chỗ tuổi nhiều hay ít, căn bản là cách nghĩ.
Thế là, ở tuổi 70 cụ bắt đầu học cách leo núi. Gần đây đã ngoài 95 cụ vẫn còn leo lên núi Phú Sĩ của người Nhật, lập kỷ lục người leo núi tuổi cao nhất.
70 tuổi mới học leo núi, đây quả là một kỳ tích. Nhưng điều kỳ tích chính là cái mà con người sáng tạo ra. Tiêu chỉ hàng đầu của người thành đạt là phương pháp họ suy nghĩ.
Một người nếu có suy nghĩ tích cực, dám đón nhận những thách thức trước cuộc đời thì họ đã thành công một nửa rồi. Hành động leo núi trên của cụ bà Hutakelusi đã chứng minh điều đó.
Một người thành đạt hay không? Hãy xem thái độ của họ! Người thành đạt và kẻ thất bại chỉ khác nhau ở chỗ:
Người thành đạt luôn có tư tưởng tích cực và tinh thần lạc quan, còn kẻ thất bại, luôn sống trong trạng thái tiêu cực, đầu hàng.
Nhiều người thường hay nói, cuộc sống của họ là do hoàn cảnh tạo nên. Và cho rằng, không sao thay đổi được nữa. Thật ra, cuộc đời của mỗi người, suy cho cùng được quyết định bởi chính họ.
John nào có tội tình gì, chẳng qua anh ta người Do Thái, nên bị ném vào trại tập trung của Đức quốc xã. Hàng ngày anh ta suy nghĩ tích cự, tìm mọi cách để vượt khỏi địa ngục. Anh thăm dò các bạn cùng phòng nhưng chỉ nhận được nụ cười mỉa mai. Đến bước này, xưa nay có ai nghĩ rằng mình còn sống. Hãy chăm chỉ mà cải tạo, may ra sống thêm được vài ngày. Nhưng John không thể nghĩ như thế được, anh nghĩ đến cảnh mẹ già, vợ và con thơ ở nhà, mình nhất định phải sống và trở về.
Nhờ có suy nghĩ tích cực, cuối cùng một cơ hội đã đến. Một lần đi lao động dã ngoại, nhân lúc nghỉ việc. Anh đã lẻn vào một chiếc rơmoc, lột hết quần áo ra, không ai phát hìện, anh lặng lễ bò đến đống xác ở cạnh đó, mặc cho mùi nồng nặc, muỗi đốt, anh vẫn nằm im bất động như một xác chết, mãi tới đêm khuya mới bò dậy chạy một mạch 70km.
Thế mới hay, trên đời không có cảnh ngộ tuyệt vọng, chỉ có con người tuyệt vọng trước cảnh ngộ.
Con người may mắn đó sau này nói với mọi người rằng:
"Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người ta vẫn có sự tự do, cuối cùng đó chính là sự chọn thái độ của chính mình".
Một người thành đạt khác nói: 90% của những kẻ thất bại, kỳ thực không phải họ bị đánh bại, mà do bản thân đánh mất niềm tin chiến thắng.
Kỳ thực, sự khác biệt giữa con người vời nhau chỉ là một điểm rất nhỏ, đó là phương thức tư tưởng, suy cho cùng nó là:
Tư tưởng tích cực hay tư tưởng tiêu cực.
Napoleon từng nói, con người ta có một vật báu không tìm thấy được, một bên của báu vật chứa 4 chữ:
Tâm thái tích cực (trạng thái tâm lý tích cực) còn bên kia chứa 4 chữ:
Tâm thái tiêu cực.
Có tâm thái tích cực sẽ có sức mạnh giành được giàu có, thành công, hạnh phúc và sức khỏe, khiến con người ta có thể leo lên bậc thang cao quý trong cuộc đời; còn tâm thái tiêu cực sẽ cướp đi mọi thứ làm nên cuộc sống có ý nghĩa của bạn.
Kết quả của tiêu cực là hình thành của con người bị hoàn cảnh tiêu cực trói buộc.
.
Người có tâm thái tiêu cực, giống như người muốn nuốt chửng cả trứng gà lẫn vỏ trứng. Anh ta không dám động cựa tay chân, sợ trứng gà bị vỡ, song lại không dám ngồi ngây vì sợ trứng ấp sẽ ấp nở thành gà con.
Tâm thái của chúng ta được hình thành do kinh nghiệm và sự tiếp xúc của chúng ta. Khi còn trẻ, để bảo vệ chúng ta, cha mẹ không cho chúng ta chạy rông ngoài đường lớn, không được ra khỏi phạm vi tầm nhìn của cha mẹ, không được thế này, không được thế nọ. Đến trường học, thầy giáo lại suốt ngày hô hoán "không, không, không".
Tóm lại, trong quá trình trưởng thành chúng ta đã nuôi dưỡng một tâm lý an toàn, sợ mạo hiểm.
Bước vào đời liền vấp ngay bao trở ngại.
Vốn được các bậc cha mẹ, thầy giáo răn dạy, chúng ta hiểu ra rằng "thêm một việc, sao bằng bớt một việc". Thế là một tâm thái tự hạn chế mình đã hình thành.
Gặp phải một quan niệm mới, phản ứng của chúng ta thường là: vấn đề này không ổn rồi, trước đây không có làm vậy, không làm vậy chẳng phải tốt hơn sao? Việc này mạo hiểm quá, hiện giờ điều kiện còn chưa chín muồi....
Xã hội ngày nay là xã hội cạnh tranh quyết liệt. Mọi người đều phải vật lộn trong cuộc cạnh tranh để tìm đường sống. Điều quan trọng là chúng ta phải kịp thời điều chỉnh tâm thái của mình, thích ứng với sự thay đổi của thời đại.
Cho dù phát sinh chuyện gì, thì đó cũng đều có ích cho ta, thái độ sống như vậy mới là tích cực.
Một danh nhân từng nói:
Gieo trồng một tâm thái, sẽ thu hoạch một tư tưởng.
Gieo trồng một tư tưởng, sẽ thu hoạch một hành vi
Gieo trồng một hành vi, sẽ thu hoạch được tập quán
Gieo trồng một tập quán,, sẽ thu hoạch một tính cách
Gieo trồng một tính cách, sẽ thu hoạch một số phận
Vậy chúng ta hãy bắt đầu từ hôm nay,
Hãy đến với cuộc đời bằng một tâm thái tích cực.
Hãy đến với cuộc đời bằng một trái tim tràn đầy dũng khí và trí tuệ, biến thất bại thành một cơ hội học hỏi.
Thất bại chỉ là một sự lầm lỡ tạm thời, chỉ là một đoạn đường vòng, chứ không phải đường cụt không lối thoát.
Nếu bạn dám nhìn nhận thất bại, như vậy bạn sẽ chiến thắng được bản thân, vượt qua chính mình, vươn tới tầm cao mới.
No comments:
Post a Comment