5 sự thật khó tin về những hoạt động của não trong giấc ngủ
VOV.VN - Ngủ là một hoạt động có vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của bạn không hề kém cạnh bữa ăn hàng ngày.
Bạn có tin rằng chúng ta dành đến 1 phần 3 cuộc đời để ngủ?
Tuy nhiên lý do chính xác vì sao chúng ta cần phải ngủ vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng. Chúng ta đều biết rằng ngủ sẽ giúp cơ thể lấy lại năng lượng và tinh thần nhưng lại gần như không quan tâm đến những gì thực sự diễn ra trong bộ não và cơ thể trong khi ngủ. Liệu rằng não bộ có ngừng hoạt động khi cơ thể chìm vào giấc ngủ hay không?
Nghiên cứu đã đưa ra hằng chục lý do để chứng minh giấc ngủ rất cần thiết với cơ thể. Thực tế cho thấy, trong suốt giấc ngủ, các neron thần kinh gần như hoạt động tích cực và nhiều như khi chúng ta hoạt động. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi có nhận định rằng: những gì xảy trong giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với não bộ và khả năng nhận thức.
Đây là 5 điều kỳ diệu mà não làm được khi chúng ta ngủ, vì vậy đừng nghĩ là não lười hoạt động nhé, kể cả khi cơ thể được nghỉ ngơi thì bộ não vẫn rất chăm chỉ đấy.
Đưa ra quyết định
Não bộ có thể xử lý thông tin và định hướng cho các hoạt động trong suốt quá trình ngủ. Một nghiên cứu đã chưng minh rằng bộ não con người sẽ đưa ra quyết định hiệu quả hơn trong tình trạng vô thức, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến những hành động của bạn khi thức giấc.
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Current Biology, một tạp chí khoa học nổi tiếng đã khẳng định: não bộ hoạt động trong suốt quá trình chúng ta ngủ để xử lý thông tin và đưa ra quyết định mà chúng ta làm khi ta thức giấc.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu một nhóm người tham gia một thử nghiệm về phân loại ngôn ngữ nói thành 2 nhóm khác nhau: nhóm 1 là những từ liên quan đến con vật hoặc đồ đạc; nhóm 2 là những từ ngữ ảo.
Những người tham gia được yêu cầu sẽ phân loại từ ngữ mà họ nghe được bằng cách ấn nút bên trái hoặc bên phải. Khi thí nghiệm trở nên quen thuộc, những người tham gia được yêu cầu lặp lại hành động này trong khi ngủ. Họ được đưa vào các phòng tối.
Khi những người tham gia chìm vào giấc ngủ, các nhà nghiên cứu bắt đầu đọc những từ mới trong cùng một nhóm đã phân loại. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng: não bộ điều khiển những hành động của cơ thể kể cả khi ngủ, bộ não vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng ấn nút.
Mặc dù vậy nhưng khi thức giấc, họ không hề nhớ những gì đã xảy ra.
Nhà báo Thomas Andrillon và Sid Kouider của tờ báo Washington Post chia sẻ:” Qúa trình xử lý thông tin không chỉ diễn ra trong lúc ngủ mà còn xảy ra cả khi bạn đã bất tỉnh. Công việc của chúng tôi chính là khám phá khả năng tiềm ẩn của não bộ mà ít người biết tới”.
Tăng cường trí nhớ
Trong khi ngủ, não bộ sẽ hình thành những ký ức mới, kết nối những ký ức này với những những sự kiện trong quá khứ. Chính vì vậy mà giấc ngủ chính là liều thuốc an thần tuyệt vời giúp cải thiện trí nhớ và làm tinh thần nhanh chóng trở nên vui vẻ, minh mẫn.
Ngoài ra, đây cũng là lý do mà giấc ngủ giúp ích rất nhiều cho các bạn học sinh trong việc học. Não giúp bạn củng cố lại kết thức, tăng cường khả năng liên kết và hồi tưởng kiến thức một cách hiệu quả.
Tiến sĩ Matthew Walker đến từ Đại học California cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu và kết luận rằng một giấc ngủ ngắn trước khi vào bài học sẽ giúp bộ não trở nên minh mẫn hơn và tăng khả cường trí nhớ”.
Một nhà nghiên cứu khác tại Berkeley với nhiều năm nghiên cứu về giấc ngủ cũng khẳng định: “Một giấc ngủ sau khi học bài sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ và củng cố bài học tốt hơn”.
Chính vì lý do này hãy suy nghĩ thật kỹ nhé, đừng dại dột mà thức cả đêm học bài. Giấc ngủ giúp bạn rất nhiều để đạt kết quả cao đấy.
Thúc đẩy liên kết sáng tạo
Giấc ngủ là một liều thuốc bổ tăng cường khả năng sáng tạo của con người. Khi con người ở trong trạng thái nghỉ ngơi vô thức sẽ có xu hướng tạo ra những liên kết vô hình, thúc đẩy sự sáng tạo và ý tưởng mới.
Trường Đại học Carlifornia tại Berkeley đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2007, nghiên cứu này đã chứng minh rằng: giấc ngủ giúp tạo ra những khoảnh khắc kỳ diệu, mà sau khi thức giấc, chúng sẽ giúp con người tăng cường khả năng kết nối các ý tưởng, tạo không gian cho sự sáng tạo đầy mới mẻ.
Loại bỏ độc tố trong cơ thể
Vào năm 2013, có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng: một chức năng quan trọng của giấc ngủ chính là “làm sạch” cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Rochester đã chứng minh: khi chúng ta ngủ, não bộ có khả năng tự động dọn dẹp và loại bỏ các phân tử gây tổn hại đến hệ thần kinh. Không gian giữa các tế bào tăng lên khá nhiều khi chúng ta ở trạng thái vô thức, điều này cho phép não loại bỏ các tế bào độc hại có trong cơ thể.
Tiến sĩ Nedergaard từ Viện Sức khỏe Quốc gia cho biết: “Chúng ta cần có một giấc ngủ ngon để loại bỏ các độc tố có hại cho não và cơ thể”.
Một điều nguy hiểm hơn, nếu chúng ta không ngủ đủ giấc, não bộ sẽ bị ức chế. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn dến các bệnh về thần kinh như Parkinson, Alzheimer (một bệnh lý về não có thể dẫn đến tử vong, gây ra sự suy giảm từ từ về trí nhớ, suy nghĩ và kĩ năng suy luận).
Học và ghi nhớ hành động
Bộ não lưu trữ thông tin dài hạn thông qua một trục quay giấc ngủ, sóng được tạo ra giúp lưu trữ thông tin trong suốt quá trình ngủ.
Qúa trình này giúp lưu trữ thông tin vận động một cách dễ dàng. Khi chúng ta ngủ, những kiến thức vận động (lái xe, chạy nhảy, bơi lội…) sẽ được chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn, nhờ vậy mà ta nhớ lâu hơn.
Nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về giấc ngủ, đến từ Đại học Cornell, James B.Maas đã phát biểu với Hiệp hội Tâm lý Mỹ: “Qúa trình luyện tập trong giấc ngủ là một yếu tố cần thiết cho việc vận động thực tế sau này”. Hay nói vui rằng: “Nếu bạn muốn trở thành cao thủ chơi golf, bạn hãy ngủ lâu hơn một chút”./.
Post a Comment