Monday, September 23, 2013

Dự án vũ khí “khí hậu” tối mật của Liên Xô

Dự án vũ khí “khí hậu” tối mật của Liên Xô




Dự án vũ khí khí hậu tối mật của Liên Xô
Trạm HAARP ở Alaska

Từ những năm 50, Liên Xô đã bí mật xây dựng các dự án nghiên cứu khí hậu, không chỉ để phục vụ cho công tác thời tiết mà còn là cốt lõi cho một số hoạt động quân sự.

Thế giới đều biết rằng, năm 1997, Mỹ có một trạm nghiên cứu tầng điện ly và cực quang gọi là HAARP. Theo các chuyên gia quân sự. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 rất nặng nề, nhưng kinh phí cho HAARP không hề bị cắt giảm. Trong khi đó, công nghệ về loại vũ khí này Liên Xô đã đầu tư và phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước.

Trạm Zmiyev để nghiên cứu tầng điện ly

Nếu như dự án HAARP của Mỹ được đưa ra vào mùa xuân năm 1997, thì trạm Zmiyev nghiên cứu tầng điện ly của Liên Xô xuất hiện trong những năm 1950. Công việc xây dựng của nó bắt đầu vào năm 1950 trong khuôn viên của Đại học Bách khoa Kharkov. Tổng công trình sư là Semyon Yakovlevich Braude – một nhà vật lý vô tuyến của Liên Xô và Ukraina.

Sau 4 năm, vào  ngày 30/6/1954, trong thời gian nhật thực, trạm đã có cuộc thử nghiệm đầu tiên. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các cuộc nghiên cứu về dao động của mật độ điện tử trong tầng điện ly. Sau đó trạm Zmiyev tiến hành những nghiên cứu khác.


Trạm Zmiyev để nghiên cứu tầng điện ly


Để nghiên cứu tầng điện ly, cấu trúc của trạm gồm những thiết bị rada lớn. Trong thời kỳ Xô Viết, có người nói rằng các tấm khổng lồ phát ra nguy hại cho sức khỏe, và thậm chí cả sóng làm chết người, vì vậy người dân ở khu vực đó rất sợ hãi. Ngoài ra, có những tin đồn về một thành phố ngầm bí mật bên dưới trạm Zmiyev

Trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ diễn ra rất gay gắt, nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quân sự là tìm kiếm và phát triển các loại vũ khí mới. Trong thời Xô Viết, hầu hết các nghiên cứu đã diễn ra tại trạm Zmiyev được đánh dấu "tối mật". Ngày nay, trạm Zmiyev  gần như không còn hoạt động do kinh phí giảm đáng kể từ khi Liên Xô tan rã.

Hệ thống vô tuyến đa chức năng "Sura"
Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án của Liên Xô đều chịu chung số phận. Ví dụ, ở khu vực Nizhny Novgorod gần thị trấn Vasilruska, cách thành phố Nizhny Novgorod 150 km, Liên Xô đã xây dựng hệ thống vô tuyến đa chức năng "Sura", hệ thống này đã dự định nghiên cứu tầng điện ly.


Hệ thống vô tuyến đa chức năng "Sura"

Ngày này trạm "Sura" vẫn còn hoạt đông, các chuyên gia vẫn hàng ngày nghiên cứu các thông số của khí quyển ở độ cao 55-120 km và kiểm tra các biến động của bức xạ điện từ, sự thay đổi tầng điện ly ở phạm vi khác nhau khi có tác động với sóng vô tuyến cực mạnh. Rõ ràng là "Sura" đã và đang được sử dụng để nghiên cứu khí quyển của trái đất.

Bằng cách này, trở lại trong những năm 80, các tác động nhân tạo lên bầu khí quyển của các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện ra cái gọi là hiệu ứng Getmantsev, mà trong tương lai cho phép bạn điều chỉnh các quá trình xảy ra trong tầng điện ly. Điều thú vị là, kinh phí hoạt động của trạm "Sura" được tài trợ  bởi Bộ Quốc phòng Liên Xô, chứ không phải là Bộ Khoa học Liên Xô. Điều này, một lần nữa chứng minh rằng, quân đội đã có một quan tâm đặc biệt trong việc nghiên cứu tầng điện ly của trái đất và tác động trực tiếp vào bầu khí quyển của hành tinh.
( Theo 24smi)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger