Những phát hiện "nhỏ" giúp con người "sống lâu" hơn
Trí thức trẻ
Sữa tiệt trùng, giày, vải bông... là những phát hiện lịch sử góp phần không nhỏ giúp tăng tuổi thọ của loài người.
Khoảng hơn một thế kỷ trở lại đây, tuổi thọ của loài người đã gia tăng đáng kể. Tính riêng ở Mỹ, tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã tăng gấp đôi so với 150 năm trước.
Nhiều
người cho rằng, điều này là hiển nhiên, lý do được đưa ra thì nhiều vô
kể: đó là nhờ vào các loại vaccine, nguồn nước sạch, những phương pháp
trị liệu, thuốc chống được cả ung thư…
Nhưng
nếu chỉ có vậy thì có vẻ như họ đã đánh giá quá thấp khả năng của loài
người. Qua khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra khá nhiều lý
do kỳ quặc nhưng lại góp phần không nhỏ trong việc khiến loài người
ngày nay sống “dai” hơn. Dưới đây là tổng hợp một số phát hiện "nhỏ
nhặt" mang tính đột phá giúp con người tận hưởng cuộc sống lâu hơn, theo
trang Business Insider.
1. Vải bông (cotton)
Trong
quá khứ, sốt phát ban do siêu vi khuẩn Rubella gây nên là một trong
những dịch bệnh khiến nhiều người chết nhất. Đối với nền y học thời xưa,
tỉ lệ tử vong của người mắc bệnh là rất lớn.
Một bệnh nhân mắc bệnh Rubella.
Sốt
phát ban cũng là một trong những nguyên nhân khiến đội quân hùng mạnh
bậc nhất thế giới của Napoleon chịu thất bại tại Nga vào năm 1812. Và
nguyên nhân khiến dịch sốt phát ban lây lan nhanh là do chấy rận. Trong
quá khứ, vải len được sử dụng chủ yếu, nhưng với đặc điểm khó giặt, khá
bết dính, những chiếc áo len là nơi cư trú lý tưởng cho chấy rận.
Sau
này, khi vải bông (cotton) với chất liệu mỏng, dễ giặt hơn được đưa vào
thay thế khiến chấy rận không còn nơi cư ngụ, từ đó bệnh dịch không còn
nguồn phát tán.
2. Fluoride (florua)
Vào
giữa thế kỷ XX, nền y học nhân loại chưa thực sự phát triển. Điều này
khiến cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh về răng miệng tử vong. Nhiều người
cho rằng, đây là cái chết tồi tệ nhất khi hàm răng bị nhiễm trùng khiến
người bệnh vô cùng đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống, đầu thì đau
nhức... Và khi vi khuẩn ăn sâu vào tủy cũng là lúc gia đình tổ chức tang
lễ.
Có thể nói,
chúng ta may mắn được sinh ra khi các nhà khoa học đã thành công trong
việc đưa fluoride - hóa chất có tác dụng làm chắc răng, làm chậm quá
trình suy nhược men và tăng cường bổ sung khoáng chất vào trong kem đánh
răng và nước súc miệng.
Ngoài ra, cùng với sự tiến bộ của nha khoa, việc chữa trị các chứng bệnh về răng miệng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
3. Sữa tiệt trùng
Ngày
nay, chúng ta có cụm từ “sữa tươi tiệt trùng” được in trên tất cả các
vỏ hộp sữa. Nhưng chỉ vì không được tiệt trùng mà trước thế kỷ XX, tỉ lệ
tử vong vì sữa nhiễm độc là cực kỳ cao.
Sữa
nhiễm độc là thủ phạm giết chết hàng ngàn trẻ em, là nguồn lan truyền
bệnh thương hàn, sốt phát ban đỏ, bệnh bạch hầu, bệnh lao và nhiều căn
bệnh nguy hiểm khác.
Một
trong những chiến dịch y tế thành công nhất của nhân loại đó là thanh
trùng sữa thành công vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chính nhờ đó mà
đến bây giờ, ít người dân thế kỷ XXI biết được, sữa có thể gây chết
người.
4. Điểm Botts
Điểm
Botts được phát minh bởi nhà hóa học Edward Botts. Đây chính là các
điểm bằng kim loại được mạ bạc hoặc sơn các màu nổi, dễ phản chiếu, giúp
các phương tiện có thể phân biệt các làn đường khi tối trời hoặc thời
tiết xấu, mà chúng ta vẫn hay thấy trên đường.
Ngoài
ra, các điểm Botts còn có công dụng mà ngay cả người phát minh ra nó
cũng không ngờ tới, đó là khi lái xe qua các điểm đó sẽ tạo ra âm thanh
đặc trưng, cùng chấn động nhẹ. Điều này đã "cứu" không biết bao nhiêu
sinh mạng của các lái xe khi họ chợt ngủ gật hoặc bị xao nhãng.
5. Giày
Giun
móc là loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua chân
trần. Chúng thường đục lỗ qua lớp da mềm giữa các ngón chân, gây ngứa,
khó chịu. Giun móc lây lan khi con người đi chân không qua các vùng đất
có phân của những người đã nhiễm bệnh.
Những
đôi dép thong (tiền thân của giày) ra đời và được sử dụng từ xa xưa bởi
các nền văn minh cổ đại. Tuy nhiên, mãi đến thập niên 50 của thế kỷ
XIX, giày đế bằng với thiết kế bao kín toàn bàn chân mới thực sự là bước
đột phá giúp bảo vệ đôi chân con người.
Có
tới hai lớp cho một chiếc giày, một lớp đế nền để tạo ra một chiếc giày
“siêu mỏng”, còn một miếng làm từ da được người thợ giày đặt lên phía
mũi để tạo ra một khoảng trống cần thiết cho chân nếu muốn chiếc giày
trông đầy đặn và chắc chắn hơn. Cùng với đó, vào
thế kỷ XX, những cuộc vận động giáo dục bắt đầu khuyến khích người dân
xây dựng nhiều khu vệ sinh riêng biệt và đi giày để giữ an toàn cho bản
thân, tránh nguy cơ nhiễm bệnh từ giun móc.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Business Insider, How Stuff Work, Wikipedia...
Post a Comment