Friday, October 31, 2014

Chuyện kinh dị: Con ma cây gạo


 
Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán. 

Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê rồi đi lại vào chợ Nam Xang. Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu.

Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc. Song đất lạ quê người, biết đâu dò hỏi, chỉ mang một mối tình u uất trong lòng. Một hôm khác, chàng cũng gặp lại, muốn kiếm một lời nói kín đáo để thử khêu gợi, nhưng người con gái đã xốc xiêm rảo bước, và bảo với con hầu gái:

- Ta lâu nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài, hầu nửa năm trời, không lên chơi cầu Liễu Khê lần nào cả, chẳng biết giờ phong cảnh ra sao. Đêm nay nên thăm qua cảnh cũ, để được khuây giải chút tình u uất ở trong lòng, vậy em có đi theo ta không?

Con hầu vâng lời.

Trung Ngộ nghe lỏm lấy làm mừng lắm. Tối hôm ấy, chàng đến bên cầu chờ sẵn. Đêm khuya người vắng, quả thấy người con gái cùng ả thị nữ mang theo đến một cây hồ cầm, đi tới đầu cầu, thở dài mà nói rằng:

- Nước non vẫn nước non nhà, cảnh còn như cũ người đà khác xưa, làm sao khỏi cảm động bùi ngùi cho được!

Bèn ngồi tựa vào bức lan can trên cầu, ôm đàn gẩy mấy bài Nam cung, mấy điệu Thu tứ. Một lúc nàng bỏ đàn đứng dậy nói rằng:

- Giải niềm u uất, muốn mượn tiếng đàn; song điệu cao ý xa, đời làm gì có kẻ tri âm hiểu được cho mình, chẳng bằng về cho sớm còn hơn.

Trung Ngộ liền bước rảo tới trước mặt nàng, vái chào mà rằng:

- Chính tôi là người tri âm mà nương tử đã không biết đấy.

Người con gái giật mình nói:

- Vậy ra chàng cũng ở đây ư? Thiếp đã từng nhiều lần được chàng đoái tới, ơn ấy thật vẫn ghi lòng. Chỉ vì ở đường sá vội vàng, không tiện tỏ bày chung khúc.

Giờ nhân đêm vắng, dạo bước nhàn du, không ngờ chàng lại đã đến trước ở đây. Nếu không phải duyên trời, sao lại có sự gặp gỡ may mắn như vậy. Song hạt châu hạt ngọc ở bên, thiếp chẳng khỏi tự xét thấy mình nhơ bẩn, thực thấy làm e thẹn vô cùng.

Chàng hỏi họ tên và nhà cửa. Nàng chau mày nói:

- Thiếp họ Nhị tên Khanh, là cháu gái của ông cụ Hối, một nhà danh giá trong làng. Hai thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn. Mới đây bị người chồng ruồng bỏ, thiếp phải dời ra ở bên ngoài lũy làng. Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa.

Hai người bèn đưa nhau xuống dưới thuyền, người con gái sẽ bảo chàng rằng:

- Thân tàn một mảnh, cách với chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu, không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa.

Bèn cùng nhau ân ái hết sức thỏa mãn. Nàng có làm hai bài thơ để ghi cuộc hoan lạc như sau:

I

Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì,

Tu đối tân lang ngữ biệt ly.

Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử,

Hương la thoát hoán tú hài nhi.

Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp,

Xuân tận tam canh oán tử quy.

Thử khứ vị thù đồng huyệt ước,

Hảo tương nhất tử vị tâm tri.

Dịch:

Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu,

Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu.

Măng ngọc (2) vuốt ve nghiêng xuyến trạm,

Dải là cởi tháo trút hài thêu

Mộng tân gối bướm bâng khuâng lạc,

Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu.

Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy,

Vì nhau một thác sẵn xin liều.


II

Giai kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu

Túy bão ngân tranh bát phục khiêu...

Ngọc yến nhiệm dung trâm trụy kế,

Kim thuyền kỳ phạ thúc tiêm yêu.

Yên thư đường ngạc hồng do thấp,

Hãn thối mai trang bạch vị tiêu.

Tảo vãn kết thành loan phượng hữu,

Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu.

Dịch:

Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài,

Ôm tranh nhẹ bấm một đôi bài.

Đầu cài én ngọc (3) hình nghiêng chếch,

Lưng thắt ve vàng (4) dáng ỏe oai.

Đường (5) lúc nở rồi hồng đượm ướt,

Mai khi rã hết trắng chưa phai.

Phượng loan sớm kết nên đôi lứa,

Gió sớm giăng khuya thỏa cợt cười.

Trình vốn là lái buôn, biết ít chữ nghĩa nên nàng giải nghĩa rõ ràng cho hiểu. Trung Ngộ rất khen ngợi mà rằng:

- Văn tài của nàng, không kém gì Dị An ngày xưa.

Nàng cười mà rằng:

- Người ta sinh ở đời, cốt được thỏa chí, chứ văn chương thời có làm gì, chẳng qua rồi cũng nắm đất vàng là hết chuyện. Đời trước những người hay chữ như Ban Cơ, Sái Nữ, nay còn gì nữa đâu. Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt.

Trời gần sáng, nàng từ biệt ra về. Từ đấy đêm nào họ cũng đến với nhau. Trải hơn một tháng, bọn bạn buôn có người biết chuyện bảo với Trung Ngộ rằng:

- Bác ở chỗ đất khách quê người, nên biết giữ mình thận trọng, xa lánh những sự hiềm nghi. Chớ nên giở nết gió trăng quyến phường hoa liễu.

Như người con gái ấy chẳng tường duyên do gốc gác, nếu không là cô ả nũng nịu ở chốn buồng thêu, thì tất cũng dì bé yêu chiều ở nơi gác gấm.

Nay bác cứ như vậy, lỡ một sớm cơ sự khó giấu, thanh tích lộ ra, trên thì bị hình pháp lôi thôi, dưới không có họ hàng cứu giúp, bấy giờ thì bác tính thế nào.

Chi bằng đã trót gian díu thì nên tìm đến gốc tích nhà cửa, rồi hoặc ruồng bỏ như Xương Lê với nàng Liễu Chi (8) hoặc đèo bòng, như Lý Tĩnh với nàng Hồng Phất (9), thế mới là kế vạn toàn được.

Trung Ngộ khen phải, rồi một hôm chàng bảo với nàng:

- Tôi vốn là một người viễn khách, tình cờ kết mối lương duyên, nhưng đối với giai nhân, cửa nhà chưa rõ, tung tích không tường, trong bụng rất lấy làm áy náy.

Nàng nói:

- Nhà thiếp vốn không phải xa xôi là mấy. Nhưng nghĩ chúng mình gặp gỡ, chẳng qua là một cuộc riêng tây. Chỉ thuyền quyên ghen ghét, tai mắt nghi ngờ, đánh vịt mà kinh uyên, đốt lan mà héo huệ. Cho nên thà mang sao mà đến, đội nguyệt mà về, khỏi để mối lo cho lang quân đó thôi.

Song Trung Ngộ cố nài; nàng cười mà rằng:

- Chỉ vì nhà thiếp xấu xa, nên hổ thẹn mà muốn giấu giếm. Nhưng nay chàng đã cố muốn biết, vâng thì thiếp xin đưa về.

Rồi đó canh ba, đêm hôm ấy, nhân lúc đêm đen trời tối, hai người cùng đi đến Đông thôn. Khi đến một chỗ, chung quanh có bức hàng rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn vào vài khóm lau khô, trong có túp nhà gianh nhỏ lụp sụp, dây bìm leo đầy lên vách và lên mái, nàng trỏ bảo chàng rằng:

- Đây, nhà của thiếp đây, cứ đẩy cửa vào ngồi chơi để thiếp đi kiếm cái lửa.

Trình cúi đầu qua dưới mái gianh, vào tạm ngồi ở chỗ bờ cửa. Thỉnh thoảng có cơn gió thổi, chàng thoáng thấy một mùi tanh thối khó chịu.

Đương kinh ngạc không biết mùi gì, bỗng trong nhà có bóng đèn sáng. Chàng trông vào, thấy ở gian bên phía tả kê một chiếc giường mây nhỏ, trên giường để một cỗ áo quan sơn son, trên quan phủ một tấm the hồng, dùng ngân sa đề vào mấy chữ "Linh cữu của Nhị Khanh". Cạnh cữu có người con gái nặn bằng đất tay ôm cây hồ cầm đứng hầu.

Trung Ngộ thấy vậy, sởn gai, dựng tóc, tất tả nhảy choàng ra khỏi cái nhà ấy. Song chàng vừa chạy thì người con gái đã cản đường mà bảo:

- Chàng đã từ xa lại đây, quyết không có lý nào còn trở về nữa. Phương chi trong bài thơ bữa nọ, thiếp chả đã từng lấy cái chết mà hẹn hò nhau. Xin sớm theo nhau đi, cho được thỏa nguyền đồng huyệt. Nằm vò võ một mình như vậy, lẽ đâu nay thiếp lại để cho chàng về.

Nói rồi nàng sấn lại nắm vạt áo chàng. Nhưng may vạt áo cũ bở, chàng giật rách mà chạy được thoát; về đến cầu Liễu Khê, hầu như kẻ mất hồn không nói được nữa.

Sáng hôm sau nhân đến Đông thôn hỏi thăm, quả có người cháu gái của ông cụ Hối, mới 20 tuổi, chết đã nửa năm, hiện quàn ở ngoài đồng ngay bên cạnh làng.

Từ đấy Trung Ngộ sinh ra ốm nặng. Còn Nhị Khanh cũng thường qua lại, có lúc đứng trên bãi sông gọi eo éo, có lúc đến bên cửa sổ nói thì thào. Trung Ngộ cũng vẫn thường ứng đáp với nàng và muốn vùng dậy để đi theo. Người trong thuyền phải lấy dây thừng trói lại thì chàng mắng:

- Chỗ vợ ta ở có lâu đài lộng lẫy, có hương hoa ngạt ngào, ta phải đi theo chứ không thể luẩn quẩn trong chốn bụi hồng này được; can dự gì đến các người mà dám đem dây trói buộc ta thế này.

Một đêm, người trong thuyền ngủ say, đến sáng thức dậy thì thấy mất Trung Ngộ. Họ vội đến Đông thôn tìm, thấy chàng đã nằm ôm quan tài mà chết, bèn phải thu liệm chôn ngay ở đấy. Từ đó về sau, phàm những đêm tối trời, người ta thường thấy hai người dắt tay nhau đi dạo, khi thì hát, khi thì khóc. Hai người thường bắt người ta phải khấn cầu lễ bái, hễ hơi không được như ý thì làm tai làm vạ. Người làng đấy không thể chịu được mọi nỗi khổ hại, họ bèn đào mả phá quan tài của chàng, rồi cùng cả hài cốt của nàng, vứt bỏ xuống sông cho trôi theo dòng nước.

Trên bờ sông ấy có một cái chùa, chùa có cây gạo rất cổ tương truyền là đã sống được hơn trăm năm. Linh hồn của hai người bèn nương tựa vào cây gạo ấy làm yêu làm quái, hễ ai động đến cành lá cây gạo thì dao gẫy rìu mẻ, không thể nào đẵn phạt được.

Trong năm Canh Ngọ (1330) niên hiệu Khai Hựu nhà Trần, có vị đạo nhân một đêm vào nằm ngủ trong cái chùa ấy. Giữa lúc sông quạnh trăng mờ, bốn bề im lặng, đạo nhân thấy một đôi trai gái, thân thể lõa lồ mà cùng nhau cười đùa nô giỡn, một lát, đến gõ thình lình gọi hỏi trong chùa. Đạo nhân cho là đôi trai gái lẳng lơ đêm trăng dắt nhau đi chơi, khinh bỉ cái phẩm cách của họ, nên cứ đóng cửa nằm im, không thèm đánh tiếng. Sáng hôm sau, đạo nhân đem sự việc trông thấy thuật chuyện với một ông già trong thôn mà phàn nàn sao dân phong tồi tệ như vậy. Ông già nói.

- Ngài không biết, đó là giống yêu quỷ, chúng đến ở nay trên cây gạo đã mấy năm nay; ước sao có thanh kiếm trừ tà, để trừ cho dân chúng tôi giống yêu quỷ ấy.

Đạo nhân trầm ngâm một lúc lâu rồi nói.

- Ta vốn lấy việc cứu giúp mọi người làm nhiệm vụ, cái việc mắt ta trông thấy, nếu chẳng đem pháp thủ ra tức là thấy người chết đuối mà không cứu vớt.

Rồi đạo nhân vời họp người làng, lập một đàn tràng cúng tế, viết ba đạo bùa, một đạo đóng vào cây gạo, một đạo thả chìm xuống sông, còn một đạo đốt ở giữa trời, đoạn quát to lên rằng:

- Những tên dâm quỷ, càn rỡ đã lâu, nhờ các thần linh, trừ loài nhơ bẩn, phép không chậm trễ, hỏa tốc phụng hành.

Một lúc, mây gió nổi lên đùng đùng, người đứng cách mấy thước không trông thấy nhau, dưới sông thì sóng tung cuồn cuộn vang trời động đất. Sau một hồi, gió lặng mây quang, thấy cây gạo đã bị nhổ bật, cành cây gẫy nát và bị tước như tước dây vậy. Kế nghe thấy trong không có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc. Mọi người ngẩng lên trông có sáu bảy trăm lính đầu trâu gông trói hai người mà dẫn đi.

Người làng đem rất nhiều tiền của để tạ ơn vị đạo nhân, nhưng đạo nhân phất áo đi vào non sâu, không lấy một tí gì cả.
Theo 4Phuong.net - Nguyên tác Nguyễn Dữ

Khách Tây nói gì về hai sân bay quốc tế Việt Nam

                              Sân bay Nội Bài khá nhỏ hẹp so với lượng khách tới đây.


“Nhỏ, bẩn, dịch vụ đắt đỏ, thủ tục phiền hà, nhân viên không thân thiện” là những đánh giá chung của du khách nước ngoài về hai sân bay lớn nhất Việt Nam.


Sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc Việt Nam, đón hàng chục triệu lượt khách mỗi năm. 

Không ngừng được nâng cấp, sửa chữa, nhưng sân bay này vẫn không để lại được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong mắt các du khách quốc tế qua nhận xét trên trang đánh giá chất lượng sân bay uy tín, Airlinequality.com.

Hành khách P. Lidgett đến từ Úc phàn nàn: “Bên trong rất nóng và ngột ngạt dù ở đó vào một ngày trời lạnh, nhân viên không thân thiện chút nào. 

Một nhân viên bán hàng mặt khinh khỉnh khi tôi hỏi về sản phẩm. Không có chỗ nào để đổi tiền sau khi đi qua hải quan. 

Hơn nữa, họ nói tôi có thể đem chai Chivas Regal miễn thuế qua một sân bay trung chuyển quốc tế, sau đó tôi bị nhân viên sân bay Singapore tịch thu và bảo lẽ ra tôi nên biết là không được làm thế.”


1
Du khách đánh giá nhân viên sân bay không thân thiện và kĩ năng giao tiếp kém.


Những hành khách khác không hài lòng về việc phải kiểm tra lại hành lý xách tay khi hạ cánh và phải làm thủ tục hải quan trước khi được ra lấy hành lý ký gửi. D.Caudwell (Anh) khuyên mọi người nên đem theo sách đọc trong lúc chờ đợi, vì wi-fi ở sân bay rất tệ. 

Anh cho biết chuyến bay của mình bị đổi cổng mà không hề được thông báo, khiến nhiều người gặp rắc rối.

Jennifer Ussery đến từ Mỹ còn bực bội thốt lên rằng: “Đây là sân bay tệ nhất tôi từng tới. Nhân viên không hề tôn trọng khách một chút nào, không hiểu biết và không chuyên nghiệp. 

Tôi không hiểu tại sao sau nhiều ý kiến than phiền như vậy mà các nhà quản lý không làm gì để cải thiện tình trạng này. 

Sân bay là nơi tạo ra ấn tượng đầu tiên về một đất nước.”


2
Tình trạng thiếu chỗ ngồi vào những ngày cao điểm không phải là điều hiếm gặp.


Hành khách dễ tính hơn thì nói: “Thủ tục lên máy bay đã nhanh chóng hơn, có vẻ là một bước tiến lớn. Hãy nhớ, đây là một nước đang phát triển, chấp nhận điều đó và bạn sẽ thấy ổn thôi.”

Đứng số 8 trong danh sách những sân bay quốc tế tệ nhất châu Á, Tân Sơn Nhất cũng có chung một số nhược điểm với Nội Bài như nhà vệ sinh không sạch sẽ, wi-fi chập chờn, giá cả đắt đỏ và nhân viên không chuyên nghiệp.

3
Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế chính ở khu vực phía Nam.

Stephane Bruno bình luận: “Đây giống như một sân bay nội địa hơn là một sân bay quốc tế. Nhân viên không thân thiện. 

Quá ít quầy nhập cảnh, giá cả ở các cửa hàng quá đắt đỏ, nhân viên bán hàng không có kiến thức và nói tiếng Anh không được tốt. Giá đồ ăn quá đắt.” Tuy nhiên, một số khách hàng khá hài lòng với sân bay Tân Sơn Nhất do thủ tục gọn gàng, hành lý tới nhanh và không mất công di chuyển do sân bay khá nhỏ.


4
Sân bay Tân Sơn Nhất được đánh giá cao hơn nhờ thủ tục nhanh gọn.

Sân bay Đà Nẵng bất ngờ lọt vào một trong 3 sân bay tốt nhất thế giới



Sân bay quốc tế Đà Nẵng đứng vị trí thứ 3 trong kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ nhà ga và chất lượng dịch vụ thương mại mặt đất tại 96 sân bay của hãng hàng không Dragonair (Hongkong).


Hãng hàng không Dragonair (Hongkong) vừa công bố kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ nhà ga và chất lượng dịch vụ thương mại mặt đất tại 96 sân bay hãng này đang khai thác. 

Thời điểm thực hiện khảo sát là tháng 6-2014. Đáng lưu ý là trong danh sách này, sân bay quốc tế Đà Nẵng đứng vị trí thứ 3.

Khảo sát của Dragonair thực hiện theo phương pháp lấy ý kiến bình bầu từ hành khách và phi hành đoàn trên các chuyến bay của hãng. 

Theo đó, hành khách đánh giá về chất lượng dịch vụ tại nhà ga, gồm thái độ nhân viên phục vụ, mỹ quan, về các dịch vụ hàng không mà họ sử dụng ở sân bay như dịch vụ ăn uống. 

Phi hành đoàn được lấy ý kiến đánh giá về chất lượng cung cấp phục vụ thương mại mặt đất, thí dụ như: cầu dẫn khách, chất lượng xe bus chở khách ra máy bay, đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp trên máy bay.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về kết quả đánh giá của Dragonair, Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng hoạt động trong tình trạng quá tải vào giờ cao điểm ở khu vực nhà ga quốc tế. 

Nhà ga hành khách mới chỉ có chỗ để lắp đặt duy nhất một ống lồng cho khách lên/xuống máy bay không phải đi xe bus. 

Diện tích nhà ga cũng hẹp và chưa thể mở rộng do quỹ đất còn phải chờ việc đối phó với chất độc dioxin từ trước năm 1975.

Riêng nhà ga nội địa thì thông thoáng, rộng rãi hơn do sân bay mới được nâng cấp và mật độ khai thác chưa cao.

Về cơ bản, vẫn còn nhiều việc phải làm, từ việc đầu tư hạ tầng mở rộng nhà ga hành khách, trang bị thêm thiết bị, các dịch vụ tiện ích cho hành khách để dịch vụ của cảng hàng không quốc tế này được tốt hơn.

 Trong danh sách bình chọn của Dragonair còn có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xếp ở vị trí 19/96, kém sân bay quốc tế Đà Nẵng 16 bậc.

Theo đánh giá của ngành hàng không, xét theo doanh thu của dịch vụ bán hàng miễn thuế thì sân bay quốc tế Đà Nẵng dẫn đầu về lợi nhuận đạt được trên 1m2 mặc dù lưu lượng khách chỉ đứng thứ 3 trong cả nước. 

Năm 2011, nhà ga quốc tế của sân bay Đà Nẵng đi vào hoạt động, “ông trùm” hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đã liên doanh mở 6 cửa hàng thuộc 3 lĩnh vực kinh doanh gồm hàng miễn thuế, đồ ăn nhanh và thời trang.

Chỉ tiêu doanh thu của liên doanh này đặt ra trong năm 2012 là khoảng 500.000 USD nhưng kết quả thực hiện đạt tới 7 triệu USD, chủ yếu là ở mặt hàng rượu, thuốc lá, mỹ phẩm. 

Nhờ có các cửa hàng miễn thuế nên doanh thu phi hàng không của sân bay Đà Nẵng chiếm tới hơn 40% tổng doanh thu. Đây là mức cao so với các sân bay trên thế giới vì đứng đầu về doanh thu phi hàng không là sân bay Changi (Singapore) cũng chỉ đạt 55%.

Trong khi đó, sân bay quốc tế Nội Bài mời đầu tư nhưng nhiều nhãn hàng lớn từ chối vì hạ tầng sân bay không đủ điều kiện đảm bảo cho họ giữ được hình ảnh thương hiệu cao cấp.
Theo Người Lao Động

Nhà máy điện mặt trời ở Phi Châu sẽ cung ứng điện cho Châu Âu



Đến năm 2018, một nhà máy điện mặt trời lớn tọa lạc trên lãnh thổ Tunisia ở sa mạc Sahara, có thể sẽ bắt đầu cung ứng điện cho các nước Tây Âu bị thiếu hụt năng lượng. 

Công ty điều hành nhà máy này nói rằng một khi hoạt động đầy đủ, sản lượng của nhà máy sẽ cao gấp đôi sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân trung bình và cung ứng điện cho hai triệu ngôi nhà ở Châu Âu.

Theo Viện năng lượng của Ủy hội Châu Âu, chỉ cần 0,3% năng lượng mặt trời của sa mạc Sahara là đủ để thỏa mãn toàn bộ nhu cầu điện lực của Châu Âu.

Một công ty có tên Nur Energy dự định thu hoạch một phần nhỏ của số năng lượng đó bằng cách dùng những tấm kính heliotropic để xây một nhà máy điện mặt trời tương tự như nhà máy của Israel trong sa mạc Negev.

Không giống như pin quang điện, những nhà máy dùng loại công nghệ mới này có thể sản xuất điện vào ban đêm hay khi bầu trời bị che mù.

Hàng vạn tấm kính đặt trên một vùng đất rộng hơn 100 cây số vuông sẽ tập trung ánh sáng mặt trời tới một tòa tháp để làm tan chảy một loại muối đặc biệt.

Ông Kevin Sara, Tổng giám đốc công ty Nur Energy, cho biết thêm:

“Quý vị có thể tồn trữ sức nóng đó một cách rất dễ dàng. Cho nên quý vị có thể tiếp tục sản xuất điện sau khi mặt trời lặn.”

Trong một máy biến đổi sức nóng, khối muối tan chảy sẽ làm cho nước bốc hơi để chạy những tua-bin phát điện.

Ông Sara nói rằng dự án này sẽ giảm thiểu đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Châu Âu.
Ông Sara cho biết:

“Chúng tôi có thể dần dần làm cho mạng lưới điện Châu Âu phi-carbon-hóa với việc sử dụng năng lượng sa mạc, dùng loại năng lượng mặt trời này tại kho chứa ở sa mạc Sahara để nối với Châu Âu bằng những đường giây tải điện cao thế một chiều. Lượng điện thất thoát qua những đường giây này rất là thấp.”

Một điểm lý thú khác của dự án này là đường tải điện.

Thay vì tải điện xoay chiều như cách thức thông thường, công ty Nur Energy sẽ chuyển điện qua một dây cáp dưới nước chuyên dụng để chuyển điện một chiều.

Tỷ lệ điện thất thoát của loại cáp này chỉ có 3% cho mỗi 1.000 kilomét. Bên cạnh ưu điểm là rẻ hơn, kỹ thuật này không đòi hỏi phải có sự đồng bộ hóa giữa các hệ thống chuyển điện xoay chiều.

Mới đây Tunisia đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội được xem là cuộc bầu cử dân chủ thứ nhì của quốc gia Phi Châu này. Ông Sara nói rằng dự án điện mặt trời ở sa mạc Sahara có thể góp phần mang lại ổn định cho Tunisia.

Ông Sara nói: “Rất nhiều trang thiết bị của dự án có thể được chế tạo bởi các công ty ở Tunisia và điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho giới trẻ Tunisia.”

Nhà máy điện mặt trời ở tây nam Tunisia theo dự liệu sẽ được khởi công vào cuối năm 2016 và sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2018.
Nguon: Theo VOA Tieng Viet

Hãi hùng nạn cướp giật vé số ở miền Tây

 Người dân thương xót, tìm kiếm thi thể ông Hùng bán vé số ở Cà Mau bị lừa dẫn đến nhảy sông tự tử. (Hình: báo Lao động)



TỔNG HỢP (NV) - Nghề bán vé số đang trở thành một trong những nghề nguy hiểm nhất trên bước đường mưu sinh của người nghèo tại Việt Nam, bởi nạn cướp, giật, lừa đảo diễn ra thường xuyên. 


Hầu hết những người chọn bán vé số làm nghề mưu sinh ở miền Tây đều là người nghèo khó, nhưng ít ai ở họ cũng thường trực nỗi lo bị cướp, giật, lừa đảo...
 
Cái chết của em Phùng Minh Tấn (12 tuổi), học sinh lớp 5, trường tiểu học Vĩnh Châu, vào ngày 10 tháng 10, khiến người dân Sóc Trăng bàng hoàng, chua xót. Cha lấy vợ khác, mẹ bỏ lên Bình Dương làm công nhân. Tấn sống với ông nội tại quê nhà, quyết tâm theo con đường học vấn để thoát khỏi cảnh nghèo khó. 

Hàng ngày sau giờ học, Tấn đến đại lý lấy vé số rồi đi bán khắp các nẻo đường thị xã Vĩnh Châu kiếm tiền, phụ giúp ông nội. Ai ngờ, ước mơ của em mãi mãi vùi sâu dưới đáy mộ khi ngày 12 tháng 10, người dân phát hiện xác em dưới chân cầu Vĩnh Châu.

Theo công an tỉnh Sóc Trăng, nhiều khả năng Tấn bị cướp vé số. Người dân cho biết, lúc mất tích, Tấn đã bán hết vé số và mang trong người khoảng 700,000 đồng.

Trước đó, vào ngày 30 tháng 9, người dân phường 6, thành phố Cà Mau, phát hiện một người đàn ông nhảy xuống kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu tự tử nên trình báo công an.

Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Tiến Dũng (43 tuổi), quê huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, bán vé số dạo từ tháng 2, 2014 tại khu vực phường 6.

Những người bán vé số cùng ông Dũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc tự tử là do trước đó ông Dũng bị lừa đổi nhầm vé số giả mệnh giá 3 triệu đồng.

Do phải mượn tiền đổi vé trúng thưởng và uất ức vì bị lừa, lại không bán được vé phải mượn tiền để trả tiền cơm hàng ngày. Trong lúc thiếu suy nghĩ, ông tìm đến cái chết như một cách giải thoát cho mình.

Người dân thành phố Cà Mau không lạ với ông Trần Văn Bùi (72 tuổi) hằng ngày đi khắp nơi để bán vé số kiếm tiền nuôi thân.

Do lớn tuổi nên ông được nhiều người mua giúp đỡ. Ấy vậy mà ông không ít lần bị lừa đảo, cướp giật. Mới đây ông lại bị cướp mất 120 tờ.

Còn bà Nguyễn Thị Kiều, một người bán vé số bị hai thanh niên đổi vé trúng thưởng mệnh giá 2 triệu đồng.

Khi đến đại lý đổi lại, chị mới phát hiện vé số giả và xem như mất 2 triệu đồng. Bà ngậm ngùi: “Mần cái nghề này phải chấp nhận rủi ro. Ai nói bán vé số là an toàn, tui cãi tới bến luôn!”

Trong khi đó, có một thực tế khác khiến nhiều người không khỏi đau lòng là các tổng giám đốc của những công ty xổ số kiến thiết ở Việt Nam có mức lương trên 1 tỷ đồng/năm.

Không biết có khi nào những ông, bà tổng giám đốc của các công ty xổ số kiến thiết ở Việt Nam nghĩ đến việc nhiều người nghèo trong nước phải cầm sấp vé số đi bán mỗi ngày mà thường trực nỗi lo bị cướp, giật, lừa đảo... trên từng bước đường để mưu sinh?!
(Tr.N)/ Người Việt

Ba anh chị em người Mỹ bị bắn chết ở Mexico

Học sinh và giáo viên tấn công ném đá vào căn nhà Thống Đốc tiểu bang Guerrero ở Chilpancingo, miền Nam  Mexico. (Hình: AP)


MATAMOROS, Mexico (AP) Ba công dân Mỹ mất tích từ hơn 2 tuần lễ đã được tìm thấy xác bị bắn chết gần thành phố Matamoros biên giới  Texas, thuộc tiểu bang  Tamaulipas miền Bắc Mexico, hôm Thứ Năm.

 
Bộ Trưởng Tư Pháp Ismael Quintanilla Acosta nói với đài phát thanh Radio Formula rằng ông Pedro Alvarado, bố của 3 nạn nhân, xác nhận được các con qua hình chụp cho thấy các hình xâm trên thân thể.  


Quần áo các nạn nhân cũng hợp với cô Erica Alvarado Rivera 26 tuổi và hai người em trai Alex, 22 tuổi, Jose Angel 21 tuổi. Mỗi nạn nhân đều trúng đạn bắn vào đầu và xác bị cháy đen có thể là vì bỏ giữa trời nắng quá lâu.

Ba người đi thăm bố ở Mexico và mất tích hôm 13 tháng 10 cùng với ngưới bạn trai của cô chị, Jose Guadalupe Castaneda Benitez, 32 tuổi.


Bố mẹ của nạn nhân và các nhân chứng nói rằng cả bốn bị những người mặc quân phục cảnh sát của đơn vị 'Hercules' dẫn đi. Bộ trưởng Quintanilla trong buổi họp báo hôm Thứ Năm cho biết 9 trong đơn vị 40 cảnh sát đã bị tạm giữ để  thẩm vấn.


Mutamoros là thành phố hoàn toàn bất ổn do những cuộc xung đột giữ các băng đảng ma túy và  giống như nhiều thành phố biên giới khác ở tiểu bang Tamaulipas, không có cảnh sát từ nhiều năm.

Chính quyền liên bang đã tịch thâu vũ khí của họ để ngăn chặn hành động tham nhũng. Từ đó an ninh ở Matamoros do một lực lượng hỗn hợp gốm thủy quân lục chiến, binh sĩ và cảnh sát liên bang đảm trách. 

Đơn vị gọi là “Hercules” này mới được thành lập đầu năm nay.

Đây có lẽ là vụ lạm dụng quyền lực và giết người thứ ba có liên hệ tới lực lượng an ninh Mexico trong năm nay. 43 học sinh và giáo viên một trường ở tiểu bang Guerrero  miền Nam mất tích từ nhiều tuần do hành động của  chính quyền điạ phương cấu kết với băng đảng ma túy, đến nay cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc. 
 (HC)/ ngưòi Việt

Thursday, October 30, 2014

Nấu nướng thế nào để được ngon và bổ dưỡng



Nấu ăn là một nghệ thuật và cần phải đạt được 3 tiêu chuẩn: ngon, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa. Sau đây là đặc điểm của các phương pháp nấu nướng.

1/ Nấu bằng giấy bao




Nguyên tắc là gói kín thức ăn trong giấy bao bằng nhôm (hay giấy được dùng bằng acid sunfuric) để nấu mà không làm mất các chất bổ dưỡng, ngon lành của thức ăn. Có thể hấp với bếp lò thường hay bằng lò vi sóng.

- Lợi điểm về mặt dinh dưỡng. Nấu cách này thức ăn vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của nó vì được bọc kín trong giấy. Rất ít, hay không cần thêm dầu mỡ vào, do đó dễ tiêu hóa và ít calorie. Không làm mất chất khoáng và sinhj tố (nhất là sinh tố C) vì chúng được bảo vệ tốt do khi nấu thức ăn không tiếp xúc với không khí bên ngoài.

- Dùng để nấu loại thức ăn nào?

Tốt nhất là để nấu các loại cá (đặc biệt với cá trích tươi), khoai tây để nguyên vỏ, bắp non và một số trái cây khác.

2/ Nấu bằng cách chưng cất




Đây là lối nấu bằng nồi hấp. Thức ăn chính từ từ, trong môi trường ẩm, không tiếp xúc trực tiếp với nước.

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng
 
Các chất ngon ngọt và mùi vị vẫn giữ nguyên vì không bị tan trong nước. Thực tế, không làm mất chất khoáng và chất lượng đồng căn, cũng không hủy diệt hết các sinh tố (nhờ không tiếp xúc ở nhiêt độ cao). Không cần thêm chất béo (dầu mỡ) nào. Thực là một cách nấu giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên của thức ăn và rất dễ tiêu.

Dùng để nấu cho các loại rau trái mềm, thịt (thịt thăn, thịt lườn) của gia cầm và các loại cá.



3/ Nấu bằng nồi hay chảo không dính





Sử dụng các dụng cụ này không cần dùng dầu mỡ, thức ăn cũng không bám vào nồi, chảo được. Tuy thế, nên tránh không được đốt nóng quá mức và khi không có thức ăn trong đó. Thêm nữa, không được cạo nồi hay chảo bằng các dụng cụ kim khí!.

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng

Cách nấu này không cần dùng dầu mỡ, rất thích hợp cho cách ăn kiêng ít chất béo.

4/ Nấu bằng nồi áp suất




Đây là lối nấu hoàn toàn trong nồi kín, người ta gia tăng áp suất lên cao đến mức nhiệt độ từ 110 độ đến 115 độ C, giúp rút ngắn được phân nửa thời gian nấu.

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng

Thức ăn được nấu chín mà không tiếp xúc với không khí bên ngoài (không khí giờ đây là hơi nước đã bảo hòa), do đó, không bị tác động oxy hóa. Nhưng dù nhiệt độ có cao trong khi nấu, sinh tố C ở trong rau trái vẫn giữ được tốt hơn nấu bằng nồi thường.

Người ta tính ra chỉ mất 20 - 30% thay vì mất đến 30 - 35% so với lối nấu thường. Với sinh tố nhóm B, hàm lượng của chúng thay đổi theo thời gian và nhiệt độ nấu. Nấu bằng lối này, tỷ lệ mất đi 10 - 50%, bằng với lối nấu thông thường, còn các chất khoáng, thì một phần bị hòa tan trong nước.

Sẽ không thành vấn đề nếu dùng nước nấu làm canh, còn nếu muốn giữ các chất trên, thì nên dùng nồi hấp

Dùng để nấu các loại thức ăn nào?

Đây là phương pháp tốt nhất để nấu các thức ăn cẩn thời gian lâu như các món hầm, rau cải khô.

5/ Nấu bằng lò vi sóng




Đến giờ vẫn còn nhiều người nghi ngờ, thắc mắc và đôi khi còn sợ không dám sử dụng lò vi sóng. Nhưng trong thực tế, hiệu quả của vi sóng trên thức ăn đã được nghiên cứu cách nay gần 50 năm! Đây là một cách nấu rất nhanh, các làn sóng cực ngắn được phóng ra trong máy làm lay động các tế bào của thức ăn, tạo ra sức nóng làm tăng nhiệt từ bên trong ra bên ngoài của món ăn..

Dụng cụ đựng thức ăn không được dùng bằng kim loại mà phải làm bằng một chất cho các vi sóng xuyên qua được (như thủy tinh, giấy bồi, nhựa, gốm...)

Lợi điểm về mặt dinh dưỡng

Nhiệt độ trong nồi tăng rất nhanh (do đó, thời gian nấu ăn ngắn, nhất là khi món ăn để nấu ít) và tương đối không cao lắm. Lối nấu này giữ sinh tố B và C, cả chất khoáng nữa. Do đó, chất dinh dưỡng được bảo vệ tương đương vói khi dùng nồi hấp.

Giá trị sinh học của các protein trong thức ăn tốt hơn so với lối nấu, luộc thông thường. Cuối cùng, lò vi sống cũng có thể giúp hâm nóng (hay nấu chín) các thức ăn mà không cần phải thêm dầu mỡ gì. Do đó, thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu.

Dùng để nấu các loại thức ăn nào?

Lò vi sóng thường dùng để hâm hay làm rã đông các món ăn, nhưng dùng rất tốt đến nấu cá, trái cây (mứt quả, đút lò....)

6/ Nấu bằng nước




Đây là biện pháp nấu các loại thức ăn mà không có cách nào khác nấu được (như nấu cơm, luộc khoai tây, luộc đậu lăng...)

Cách nấu này làm phần lớn các sinh tố B và C bị tiêu hủy bởi nhiệt, một phần khác lại bị hòa tan trong nước. Do đó, không nên nấu lâu quá. Có thể dùng nước luộc để làm canh hay có thể tính toán thế nào, khi thức ăn chín, nước đã được hấp thụ hết vào thức ăn (trườn hợp nấu cơm, rau cải khô, luộc khoai.....)

7/ Cách nướng lò




Cách nướng này không cần chất  béo (tuy nhìên, có thể xoa một lớp dầu mỏng lên cá hay thịt khi nướng). Thức ăn tiếp xúc trực tiếp với nhiêt ngay từ khi khởi sự nướng và tạo thành một lớp vỏ bọc chín bên ngoài, giữ được những chất bổ dưỡng. Nhưng nên nhớ là không nên ăn các mảnh thịt, cá nướng cháy xém vì chúng đã bị carbon hóa khi tiếp xúc quá nhiều với lửa, có thể tạo thành chất độc (liên quan đến chất hydro carbur).
Mới - Theo Santé




Y tá gốc Việt Nina Phạm đã nhiễm virus Ebola như thế nào?

                              Ảnh: Internet

Washington - Thomas Eric Duncan, bệnh nhân người Liberia với triệu chứng virus Ebola đã được đưa tới một bệnh viện ở Dallas. Mỹ bằng xe cấp cứu và đã phải chờ đợi tới "vài giờ" trong một căn phòng, nơi có cả các bệnh nhân khác rồi mới được đưa đi cách ly.

Theo MSN, những y tá chăm sóc cho bệnh nhân này chỉ được trang bị những chiếc áo y tế mỏng với rất ít sự bảo vệ.

Đây là những chi tiết mà các y tá đã cho biết vào hôm thứ ba, để phản đối ý kiến cho rằng một trong số các y tá đã mắc lỗi trong giai đoạn chăm sóc bệnh nhân Ebola.

Chi tiết này được đưa ra, sau khi Nina Phạm, một y tá 26 tuổi tại bệnh viện Texas Health Presbyterian ở Dallas, đã qua khỏi cơn nguy kịch sau khi bị lây nhiễm virus Ebola từ bệnh nhân Duncan.

Tất cả các y tá đều biết rõ một cách trực tiếp những gì đã diễn ra trong những ngày sau khi Duncan nhập viện (ngày 28/9). Cùng với nhiều chi tiết khác, họ cho biết Duncan "đã chờ đợi trong vài giờ, không phải trong khu vực các ly, mà là ngay tại nơi có cả những bệnh nhân khác nữa."

Họ mô tả về việc bệnh viện không hề có hướng dẫn rõ ràng nào về công việc kiểm soát tại chỗ các bệnh nhân Ebola, khi mà mẫu bệnh lý của Duncan được gửi qua hệ thống ống vận chuyển thông thường của bệnh viện mà "không hề được niêm phong hay giao tận tay. Kết quả là toàn bộ hệ thống ống, thường được sử dụng để vận chuyển giữa tất cả các phòng thí nghiệm, đều có nguy cơ bị ô nhiễm".

"Không hề có sự chuẩn bị trước nào cho việc kiểm soát bệnh nhân Ebola. Không có bất kỳ một sự hướng dẫn nào. Họ chỉ yêu cầu các y tá gọi điện thoại cho khoa Bệnh truyền nhiễm, nếu có thắc mắc gì", các y tá cho biết.

Các y tá đã phải tự xoay sở, trong khi phải đối phó với "một lượng lớn" dịch cơ thể của Duncan, trong khi đeo găng mà không có băng cổ tay, mặc áo y tế không che cổ và không mang giày phẫu thuật. Sau đó, các thiết bị bảo vệ mới được chuyển tới, nhưng phải đến 3 ngày sau khi Duncan nhập viện, những thiết bị đó mới được đưa tới.
Theo Mới





Lạc đà cụt chân, công cụ kiếm tiền mới của ăn mày Trung Quốc

 Hai người ăn xin quỳ lạy trên đường, cạnh họ là con lạc đà gầy guộc bị cụt chân. Ảnh: Shanghaiis

Lạc đà, một số con bị chặt cụt chân, đang bị những băng nhóm ăn mày ở Trung Quốc khai thác để xin tiền.  

Trước đây, trẻ em và người lớn là mục tiêu của những ông chủ băng nhóm ăn xin. Các lao động này bị bẻ gãy tay, chân và bị chủ tống ra đường kiếm ăn. 

Nhưng gần đây, nhiều bức ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy cách hành xử tương tự với những con lạc đà, mong nhận được lòng thương từ người đi đường, giúp làm nặng túi tiền của các ông chủ. Lạc đà mang nhiều thương tích được nhìn thấy ở một vài thành phố, trong đó có Quảng Châu, Thâm Quyến, Ôn Châu, Thiệu Hưng, Hạ Môn, Phúc Châu, Cửu Giang và Hợp Phì.

Trường hợp mới nhất xảy ra tại thành phố Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến. People’s Daily hôm 19/10 cho biết hai người đàn ông mặc quần áo rách rưới, một già, một trẻ, được nhìn thấy dắt theo con lạc đà, quỳ gối và xin tiền người qua đường hôm 17/10. 

Khi cảnh sát tới nơi, họ phát hiện con lạc đà không có chân, với nhiều vết thương cho thấy chúng bị chặt một cách có chủ ý.

Một nhân chứng cho hay những người ăn xin trên có mặt ở Phúc Châu đã vài tháng qua. Họ có thể kiếm được hàng trăm nhân dân tệ chỉ trong hai hoặc ba giờ. Cảnh sát đã bắt đầu điều tra những người ăn xin và con lạc đà bị cụt chân.

lac-da-1-6049-1413802684.jpg
Hai người ăn xin quỳ lạy trên đường, cạnh họ là con lạc đà gầy guộc bị cụt chân. Ảnh: Shanghaiist.

Trước đó, tờ Fuzhou Evening News đưa tin về trường hợp một con lạc đà được tìm thấy bên đường ở Phúc Châu. Con vật này sau đó được đưa tới một vườn thú để chăm sóc, tuy nhiên vài ngày sau chủ nhân của nó đã đến đòi lại. Những người ăn mày thường thoát án phạt vì các nhà chức trách không dễ để tìm ra bằng chứng chứng minh rằng họ phải chịu trách nhiệm cho thương tích của lạc đà.
Bình Minh/Ngôi Sao

Hoa Kỳ: Công bố hướng dẫn mới trong việc điều trị bệnh nhân Ebola

                                 (Ảnh: AFP/TTXVN)


Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Ebola có nguy cơ lây lan trên đất Mỹ, ngày 20/10, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh liên bang Mỹ (CDC) đã công bố một hướng dẫn mới nghiêm ngặt hơn dành cho các nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nhiễm Ebola.

Trao đổi với báo giới, Giám đốc CDC, bác sỹ Thomas Frieden, cho biết hướng dẫn mới này yêu cầu các nhân viên y tế biết phải được huấn luyện về cách sử dụng thành thạo trang phục bảo hộ để có thể bảo vệ bản thân khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus Ebola.

Khác với bản hướng dẫn cũ chỉ yêu cầu nhân viên y tế đeo khẩu trang và cho phép hở một số khu vực da, bản hướng dẫn mới yêu cầu các nhân viên y tế phải được che kín hoàn toàn phần tóc và da trên cơ thể. Cụ thể, các nhân viên y tế phải mặc áo choàng trùm kín toàn thân, đeo găng tay, khẩu trang và mũ trùm đầu trong quá trình tiếp xúc với người bệnh nhằm loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, CDC cũng yêu cầu một nhân viên y tế có kinh nghiệm giám sát trực tiếp quy trình mặc và cởi bỏ trang phục bảo hộ này.

CDC công bố bản hướng dẫn sau khi có hai y tá Mỹ bị nhiễm virus Ebola trong quá trình điều trị cho bệnh nhân Thomas Duncan, người Liberia đã qua đời hôm 8/10 vừa qua tại Mỹ. Nữ y tá gốc Việt Nina Phạm đang được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm điều trị y tế ở Bethesda, bang Maryland, trong khi người còn lại Amber Vinson đang được điều trị tại bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta.

Cùng ngày, bệnh viện Đại học Emory cho biết một bệnh nhân Mỹ nhiễm Ebola yêu cầu giấu tên đã được chữa khỏi và xuất viện hôm 19/10. Đây là bệnh nhân Mỹ thứ ba được chữa khỏi Ebola tại bệnh viện này sau hai nhân viên y tế Kent Brantly và Nancy Writebol. Trong khi đó, Na Uy cũng thông báo nữ bác sỹ Silje Michalsen, bị nhiễm virus Ebola tại Sierra Leone, cũng được xuất viện sau hai tuần được điều trị tại bệnh viện Ulleval ở Oslo.

Liên quan đến nỗ lực đẩy lùi dịch Ebola, Liên hợp quốc ngày 20/10 thông báo đã thành lập Phái bộ phản ứng khẩn cấp chống Ebola (UNMEER) tại thủ đô Accra của Ghana nhằm hỗ trợ nước này dập dịch.

Tại quốc gia "ổ dịch" Sierra Leone, Tổng thống Earnest Bai Koroma bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Paolo Conteh làm Giám đốc điều hành (CEO) Trung tâm quốc gia ứng phó dịch Ebola mới được thành lập nhằm nâng cao khả năng đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này.

Ông Paolo Conteh sẽ có mọi thẩm quyền triển khai các kế hoạch đối phó với dịch Ebola và chịu trách nhiệm phối hợp với các đối tác nhằm nâng cao tính đồng bộ trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ hỗ trợ dập dịch.

Tại Cộng hòa Séc, để ngăn chặn sự xâm nhập của virus Ebola, từ 8 giờ ngày 20/10 (tức 1 giờ chiều cùng ngày ở Việt Nam), các sân bay quốc tế của nước này sẽ áp dụng các biện pháp kiểm tra an ninh và y tế nghiêm ngặt đối với các hành khách từng lưu lại các nước "ổ dịch" ở Tây Phi trong vòng 42 ngày qua.

Tại bốn sân bay Karlovy Vary, Pardubice, Ostrava và Brno, hành khách sẽ phải nộp lại thẻ đến và được đưa vào kiểm tra ngay nếu phát hiện có nguy cơ nhiễm bệnh. Những hành khách không nộp lại thẻ đến sẽ bị phạt lên tới 500 USD. Giới chức Séc hy vọng biện pháp này sẽ giúp nhanh chóng phát hiện và cách ly kịp thời người nhiễm Ebola.

Số liệu mới nhất do WHO công bố cho thấy dịch Ebola đã làm 4.555 người thiệt mạng trong số 9.216 trường hợp nhiễm bệnh. Liberia, Sierra Leone, Guinea là các quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn dịch này./.

Điểm phim: Cám dỗ





Trần Lãm Vi
Giới thiệu:

Bộ phim Temptation (Cám dỗ) đánh dấu cuộc tái hợp cặp đôi chính của bộ phim “Nấc thang lên thiên đường” (Stairways to Heaven) Kwon Sang Woo và Choi Ji Woo sau 11 năm. 
 
Hai ngôi sao này tiếp tục hóa thân thành cặp tình nhân. Lần này khán giả sẽ cảm thương cho một cuộc tình nghiệt duyên của anh chàng bị vợ bỏ vì bị vợ phê phán nặng nề, sau đó anh dính với cô nàng giàu sang sống khép kín vì mang chứng bệnh bướu tử cung nguy hiểm.



Kwon Sang Woo vai Seok Hoon, người đàn ông đã lập gia đình nhưng việc kinh doanh bị phá sản. Trong lúc tuyệt vọng vì tiền bạc tiêu tan, anh bất ngờ gặp lại nữ doanh nhân Se Young (Choi Ji Woo) tại Hồng Kông. Ðó là người phụ nữ trong độ tuổi ba mươi, xinh đẹp độc thân.

Trái tim Se Young cũng bất ngờ rung động khi chứng kiến Seok Hoon tận tình cấp cứu một người bị ngất xỉu trong hành lang. Nên dù biết anh có vợ nhưng cô vẫn “tấn công.” 

Cô tra cứu tài liệu, biết anh đang trong tình trạng kiệt quệ tài chánh, có thể ngồi tù; nhưng nếu anh có 1 tỉ won (1 triệu USD) sẽ cứu vãn được tình thế. Cô bèn đưa ra đề nghị “mua” anh trong 3 ngày với giá 1 triệu Mỹ kim. Cuộc hôn nhân của Seok Hoon với Hong-joo liền đối mặt với khủng hoảng thực sự và cuộc trắc nghiệm niềm tin. 

Se Young muốn dùng mãnh lực kim tiền để đo lường cái gọi là “sức mạnh của niềm tin vào tình yêu không bao giờ bị sụp đổ,” câu nói nàng nghe từ miệng cô vợ anh chàng Seok Hoon. Ðiều nàng không tin là có thật.

Seok Hoon đang ở bờ hố thẳm, thoạt đầu anh không bằng lòng, nhưng hôm sau, ngày hai vợ chồng ra phi trường về lại Hàn Quốc, anh bất chợt đổi ý, quyết định ở lại Hồng Kông, chịu bán mình 3 ngày.

Nhưng khi biết cô nhà giàu ngầm có ý giúp chứ không lợi dụng, anh bị lung lay bởi vẻ quyến rũ của Se Young và tài ba của cô gái kín đáo này. Cuộc sống gia đình anh trải qua sóng gió, dẫn đến ly hôn.

Bộ phim ghi lại hành trình của vai nam chính sau khi chấp nhận đề nghị, và hành trình đến với tình yêu đích thực.

Phần vợ anh vì muốn trả thù, lên kế hoạch tái hôn với một người đàn ông giàu có là giám đốc Kang, người tình cờ nàng gặp ở Hồng Kông với đứa con riêng bất ngờ mà ông nhận mang về Hàn vì mẹ đứa con trai này đã qua đời.




Ðôi vợ chồng Cha Seok Hoon tươi cười kéo túi hành lý vào phi trường.


Hai nhân vật chính này bị phe khán giả phản đối cho là chuyện tình của họ xuất phát khi nhân vật nam là người đàn ông có vợ, nên mối quan hệ là ngoại tình, trái đạo đức xã hội, nhân vật của Choi Ji Woo là kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Ðó là bí quyết của nhà biên kịch đánh vào tâm lý bất mãn để thu hút khán giả tò mò mà bám sát theo cốt truyện phim.

4 nhân vật chính:

Yoo Se Young (Choi Ji Woo): Giám đốc tập đoàn Dong Sung và là người thừa kế ngành kinh doanh khách sạn. Ðược đào tạo để tiếp nhận công ty của cha từ khi còn nhỏ, đứng sau lưng cô là ông bố chủ nhân lãnh đạo tập đoàn, nhưng ông ở nhà vì già yếu.

Cô thông minh, lạnh lùng, lý trí hơn tình cảm, được mệnh danh là “cô gái thép,” nghiện công việc, chẳng quan tâm đến thứ gọi là hạnh phúc của người phụ nữ. Khi cha cô hay bạn bè lo lắng cho cô, Se young hỏi lại “Sống là phải thú vị, vui vẻ sao?

Con người nhất định phải hạnh phúc à? Ðể làm gì chứ?”

Cha Seok Hoon (Kwon Sang Woo): Hiền lành tốt bụng, trong sáng và nhạy cảm như một thiếu niên. Sinh ra trong gia đình miền quê nghèo tại tỉnh Gangwon, học sinh xuất sắc, thi đậu vào Ðại Học Seoul. Anh gặp và kết hôn với Hong Joo, một cô gái sâu sắc có thể lấp đầy phần thiếu sót trong anh.

Sau khi ra trường ngành kinh doanh, anh hùn hạp với người tiền bối Do Sik thân thiết từ thời đại học, thành lập công ty ACE hỗ trợ tài chính kinh doanh, nhưng bị phá sản sớm sủa. Sik trốn sang Hồng Kông, gọi anh sang gặp.

Anh đưa vợ đi cùng. Chuyến đi định mệnh này anh gặp lại Se Young, người từng lạnh lùng từ chối anh khi anh đến Dong Sung xin việc, anh còn mang tức giận trong lòng. Anh không biết sự cám dỗ kim tiền làm cho anh rơi vào khiến anh bị ly dị, và một cuộc tình lại nảy sinh với nàng giám đốc mua anh 3 ngày tại Hồng Kông.




Se Young nhanh chân chạy tới và lội xuống nước cứu cô ấy.


Na Hong Jo (Park Ha Sun): Vợ của Seok Hoon, gia đình nghèo, cột trụ trong nhà sau khi mẹ mất, lo toan cho cha và em trai, nhẫn nại và đầy đức hy sinh.

Cô buộc phải đi làm y tá cho một bệnh viện trị bệnh phụ nữ. Hong-joo là người vợ bình tĩnh và hiểu biết, luôn hy sinh và nhượng bộ. “Nếu tôi hy sinh để ai đó hạnh phúc, vậy là đủ rồi,” Hong Jo quan niệm như vậy, nên chồng thành công hay thất bại, cô đều tôn trọng người chồng như tia nắng ấm chiếu rọi cuộc đời cô.

Nhưng khi chồng đột ngột quyết định ở lại 3 ngày với nàng giám đốc độc thân để đổi lấy 1 triệu đô, nàng bị tổn thương nặng rồi đi đến ly dị.

Trong lúc tâm hồn tan nát, giám đốc Kang người bất ngờ nàng gặp tại Hồng Kông, lại là định mệnh đẩy nàng lấy làm chồng sau này để dùng thế lực của Kang trả thù người phụ nữ đã cướp mất chồng nàng.

Kang Min Woo (Lee Jung Jin): Giám đốc tập đoàn Ah Jin, người đàn ông có tất cả trong tay. Gian hùng trong kinh doanh, đốn ngã đối phương bằng mọi thủ đoạn.

Ngoài học vấn anh còn có ngoại hình, sống phóng túng, thích trăng hoa dù có vợ ba con, nhưng Kang không thành công quyến rũ được Se Young trong quá khứ, hiện là đối thủ kinh doanh của nhau.

Anh kết hôn chỉ vì quyền thừa kế. Anh sống với triết lý là nên có một trăm gương mặt khác nhau cho hàng trăm phụ nữ khác nhau.

Tuy nhiên anh có trách nhiệm với vai trò làm chồng và làm cha. Khác với tất cả phụ nữ anh chinh phục dễ dàng, cô gái có chồng Hong Jo kích thích anh phải chinh phục vì cô thản nhiên trước tất cả mọi thứ anh có, ngoại trừ thứ quyền lực trọc phú mà nàng muốn dùng để trả thù cho nàng, đổi lấy việc nàng làm vợ anh.

Tóm lược truyện phim:

Vào phim là cảnh phi trường Seoul, 4 nhân vật chính ngẫu nhiên cùng đi một chuyến bay đến HongKong.

Giám đốc Se Young trong kế hoạch mua lại đại khách sạn M tại HongKong, đi cùng luật sư cố vấn thư ký riêng. Min Woo chán nản vì vợ lại sinh con gái lần thứ ba nên muốn đi chơi khuây khỏa, chọn Hồng Kông.

Ðôi vợ chồng Cha Seok Hoon xuống xe bus, tươi cười kéo túi hành lý vào phi trường, họ đi tìm tiền bối Do Sik để hy vọng lấy được một số tiền về trả nợ nần.




Se Young đề nghị, “Tôi muốn dùng 1 tỉ mua Cha Seok Hoon trong 3 ngày.”


Trong khi ngồi trên máy bay, Se Young hồi tưởng lại cuộc gặp của mình với bác sĩ bạn thân của cô, giải thích cô vào giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh. Cô có một u nang mà sẽ phải loại bỏ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nghĩa là cô không thể có con sau khi phẫu thuật.

Se Young lắng nghe nhưng không tỏ ra khó chịu. Bí mật này không ai biết, ngay cả ba nàng, ông thường mắng nàng trong bữa ăn:

“Là một mụ gái chết già thú vị lắm sao? Hạnh phúc của phụ nữ chính là có chồng có con” nàng ngắt ngang “Tại sao nhất định phải hạnh phúc? Con có thể không hạnh phúc theo cách đó, nhưng con luôn hạnh phúc theo cách của mình.”

Cha Seok Hoon và Na Hong Joo không phải đi nghỉ ngơi lãng mạn hay du lịch. Hoon nhớ lại chuyện sở hữu công ty với người bạn học tiền bối và người này đã ôm tiền nhận từ khách hàng chạy qua Hồng Kông.

Bây giờ chủ nợ đang săn đuổi anh. Nếu không trả hết số tiền đối tác kinh doanh mà họ giao phó, Seok Hoon sẽ vào tù và nhà của ba Na Hong Joo mà họ đã thế chấp sẽ bị tịch thu.

Trong vai diễn mở màn, phong cách Hong Joo chưa lộ rõ nét, chỉ nhìn thấy nàng đáng yêu, sát cánh bên chồng, tuy nhiên sẽ không đơn giản như thế.

Kang giám đốc nhớ lại những rắc rối của riêng mình.

Vợ anh vừa hạ sinh thêm một con gái thứ ba. Vợ anh bị khủng hoảng vì mẹ chồng luôn mong đợi một cháu trai nối dõi. Bà gọi phone mắng con dâu qua con trai:

 “Có phải nó quyết tâm chấm dứt hương hỏa nhà ta rồi không? Nó phải có chút lương tâm chứ!”

Phần nàng dâu sau lần sinh thứ ba, bác sĩ khuyến cáo nếu tiếp tục mang thai sẽ gặp nguy hiểm.

Kang chán quá, bảo thư ký Kim tìm cách cho ông đi du lịch 5 ngày, tình cờ trong chồng thư gởi đến, có lá thư từ Bar Moon River ở Hồng Kông, nơi trước kia ông có người tình ca sĩ Jenny hát tại đây, ông bèn bảo thư ký lấy vé Hồng Kông.




Hong Joo lại gặp cha con Kang ở phi trường.


Phi cơ hạ cánh xuống Hồng Kông. Seok Hoon cùng Hong Joo tìm đến căn apartement của Hwang Do Sik theo địa chỉ trên bì thư.

Ðến nơi, người ở cạnh nhà cho biết Sik đã chết, đồ vật cá nhân bót cảnh sát đang giữ, hãy đến đó lấy thông tin. Họ đến bót và được giao lại một túi xách chứa đồ cá nhân.

Hai vợ chồng đi ra một bờ biển vắng, ngồi xuống moi túi xách ra coi, chẳng có gì, nhưng ít nhất trong chiếc vớ còn được 2000 Mỹ kim.

Họ sau khi than vãn, quyết định dùng số tiền này thuê phòng ở khách sạn hạng sang, rồi sẽ tung tăng đi thăm thú thắng cảnh Hồng Kông, ăn xài cho sạch số tiền, về lại Hàn muốn ra sao thì ra.

Seok Hoon nói gạt cô bán hàng để mua cho được đôi giày kim tuyến cao gót hàng hiệu Jimmy Choo giá trên $500 đô làm quà tặng vợ. Ðôi giày này là đôi duy nhất trưng làm mẫu mà nàng giám đốc Se Young đã đặt mua.

Tin xấu chào đón Kang Min Woo. Anh đến bar Moon River, hy vọng gặp người tình ca sĩ khi xưa làm tại đây. Tina bạn của người tình anh, cho biết cô ấy không còn hát tại đây, cô ấy hát trên thiên đường rồi.

Cô qua đời vì ung thư vú 4 tháng trước, nhưng ít ra cô không chết trong cô đơn vì luôn có một nam nhân bên cạnh, đó là con trai của anh, Roy, hiện tôi đang chăm nom nó.

Min Woo không hề biết anh là cha của đứa trẻ này, nhưng tỏ ra thật vui mừng, nhất là nó là con trai.

Anh gặp con, mang thằng bé về khách sạn anh ở, đó là khách sạn của Se Young, cô đang ở đó, là lý do họ chạm mặt nhau. Khi biết Se Young có ý định mua khách sạn M của một doanh gia bí mật, Kang liền nảy ra ý muốn tranh giành việc mua lại này.

Kang đưa con trai Roy đi mua sắm, đi ăn uống, 2 hôm nữa anh sẽ đưa con về Hàn.

Thằng bé Roy nhớ nhà, lẻn trốn đi, gặp Hong Joo, Kang chạy tìm con, gặp Hong Joo. Ðến ngày về Hàn, Kang lại gặp Hong Joo một mình nơi phi trường, chồng nàng đã quyết định ở lại Hồng Kông 3 ngày, Kang đổi vé cho Hong Joo lên phòng doanh nhân để giúp anh ở bên cạnh bé Roy. Ðịnh mệnh sắp đặt đôi này gặp nhau như thế.

Ngày chồng mua tặng đôi giày sang trọng, đêm đó, Hong Joo viết lá thư gởi chồng, nói cô để lại tiền thừa hưởng bảo hiểm sinh mạng của cô cho anh.

Cô đang có kế hoạch để chết.

May thay, Se Young đứng nhìn qua cửa sổ trong phòng thấy một cô gái giữa đêm bước xuống biển rất đáng nghi, cô nhanh chân chạy tới và lội xuống nước cứu cô ấy. Cô đưa Hong Joo vào phòng cô rồi gọi Seok Hoon đến đón vợ.

Hong Joo mang đôi giày kim tuyến đi ra biển tự tử, đôi giày giờ đây nằm trong phòng Se Young, nàng mang thử vào chân vừa vặn, thấy nó sao giống hệt đôi nàng đã đặt mua mà khi đến lấy, được xin lỗi đã bán trong trường hợp đặc biệt.

Hôm sau, nghiên cứu xong hồ sơ cá nhân của Hoon, cô gọi Seok Hoon đến lấy đôi giày của vợ anh bỏ quên.

Hoon đến nơi, cô nói cô biết rõ hiện thời anh rơi vào tình trạng có thể bị tù vì tội chiếm dụng tài chánh của công ty, và anh không có tiền bồi hoàn cho thân chủ. Cuối cùng cô đề nghị một hợp đồng thú vị:

“Tôi muốn dùng 1 tỉ mua Cha Seok Hoon trong 3 ngày.” Cô tiếp lời, “Theo tôi biết, có 1 tỉ này anh có thể giải quyết toàn bộ vấn đề. Lý do vợ anh muốn tự sát không phải cũng vì vấn đề này sao?”

Anh giận dữ trước việc mang tiền mua anh nên quăng mạnh đôi giày vợ xuống sàn nhà, lớn tiếng cự nự “Không thể vì chút tiền này mà đùa giỡn người ta như trở bàn tay!” cô đáp “Anh nên nghĩ thực tế là trở về Hàn với 1 tỉ, tôi chỉ đề nghị một giải pháp cho anh thôi.”

Cô dùng phone deposite ngay vào trương mục anh 100 triệu won, bảo tôi đặt cọc trước cho anh về suy nghĩ, cứ xong một ngày tôi trả ngay thù lao ba trăm ngàn, nếu anh không đồng ý, hoàn tiền cọc là hết chuyện.

Hôm sau là ngày vợ chồng Hoon trở về Hàn, sắp sửa kéo vali rời phòng để ra phi trường, bất chợt chồng đổi ý, nói cho vợ biết về đề nghị anh ở lại 3 ngày để lấy 1 tỉ.

Vợ anh lồng lộn lên, phát biểu lung tung rồi cuối cùng nói em sẽ chờ anh trước khách sạn, nếu anh không xuống sau 5 phút để cho anh thở, em sẽ đi về Hàn một mình.

Hong Joo lại gặp cha con Kang ở phi trường, lần này Kang đổi vé cho Joo lên phòng thượng hạng để giúp cho anh đỡ lúng túng với đứa con mới làm quen chỉ được đôi hôm, nhất là thằng bé lại có cảm tình đặc biệt với Joo.

Bàn tay của định mệnh đã mở ra cho vợ chồng Hong Joo một ngả rẽ. Tập 1 đóng lại tại đây để tạo cho khán giả một nỗi nôn nao tò mò.
(Còn một kỳ)

New York: Con chặt đầu mẹ, lôi thi thể ra đường, rồi tự tử

                                                    Giáo Sư Patricia Ward. (Hình: AP Photo/Farmingdale State College)


ARMINGDALE, New York (NV) Một nữ giáo sư trường đại học cộng đồng ở Long Island, New York, bị đứa con trai chặt đầu, kéo thi thể ra ngoài đường phố, rồi nhảy vào đầu một đoàn xe điện đang chạy tự tử, theo tin của AP.

 Xác của người phụ nữ được tìm thấy ở khu vực Farmingdale vào lúc 7 giờ 55 phút tối Thứ Ba, cảnh sát viên Steve Zacchia, thuộc Sở Cảnh Sát Nassau County, xác nhận với Reuters hôm Thứ Tư.

Khoảng 25 phút sau, cảnh sát Cơ Quan Giao Thông Đô Thị New York tìm thấy xác người đàn ông cách đoàn xe điện Long Island không xa, cảnh sát viên Zacchia cho biết.

Trong khi đó, một bản tin của Fox News nói rằng một người đàn ông bị tâm thần chặt đầu mẹ mình ở Long Island tối Thứ Ba, rồi kéo xác của bà với cái đầu lủng lẳng ra ngoài đường.

Cư dân trong vùng nhìn thấy sự việc, ban đầu tưởng là người đàn ông này đùa nghịch, nhân dịp sắp tới ngày Halloween, Fox News trích lời cảnh sát và các nhân chứng cho biết.

Theo Fox News, bà Patricia Ward, 66 tuổi, giáo sư ngôn ngữ học lâu năm của đại học Farmingdale State College, bị con trai, tên Derek Ward, chặt đầu ở trong nhà.

Trước đây, Derek Ward từng bị bắt vì sử dụng vũ khí trái phép và một số tội hình sự. Người đàn ông này cũng có vấn đề về tâm thần trong 10 năm qua.

Cảnh sát cho biết hung thủ “rõ ràng là có sử dụng chất ma túy,” theo Fox News.

"Hôm nay là một ngày rất đau buồn,” ông Patrick Calabria, phó hiệu trưởng Farmingdale State College, nói với Fox News. “Bà rất nổi tiếng và được nhiều người mến chuộng cũng như kính nể.”

Ông Calabria nói tiếp: “Hiện nay, gia đình bà rất buồn, và họ đang lo đám tang cho cả hai người. Sau khi mọi chuyện hoàn tất, chúng tôi sẽ tiếp xúc với gia đình để xem có thể giúp gì được cho họ.”  

HC,Đ.D/Người Việt

Wednesday, October 29, 2014

10 bức họa khỏa thân đắt giá nhất






 Những bức họa khoả thân đắt giá nhất lịch sử về chân dung và hình thể của con người vẫn được lưu giữ và truyền tay nhau từ hàng ngàn năm nay.

 

Tranh khỏa thân là một loại hình nghệ thuật không chỉ rất hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật mà còn được đấu giá rất cao. Sau đây là 10 bức họa khỏa thân đắt giá nhất trong lịch sử mỹ thuật thế giới:

1. Nude in a Black Armchair

Tác giả: danh họa Pablo Picasso
Trị giá: 45,1 triệu USD



Bức tranh mang tên “khỏa thân trên ghế bành đen” này của danh họa Picasso được bán với giá 45,1 triệu USD, trở thành kiệt tác đứng đầu top 10 bức họa khoả thân đắc giá nhất thế giới với mức giá cao kỷ lục mà chưa một họa phẩm cùng thể loại nào từng vượt qua được. Picasso vẽ bức tranh này từ năm 1932 và cho tới nay, có vẫn được lưu truyền như một trong những bức tranh quý giá nhất của ông.

2. Study of Nude with Figure in a Mirror

Tác giả: danh họa Francis Bacon. Trị giá: 39,7 triệu USD
 



 

Sau khi ra đời vào năm 1992, bức tranh này chỉ được bán với giá 1 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, giá trị của tác phẩm đã leo thang với tốc độ chóng mặt và làm cho Francis Bacon trở thành một trong những họa sĩ được săn lùng nhiều nhất thế giới cũng như làm cho các tác phẩm khác của ông trở nên có giá trị hơn.


3. Benefits Supervisor Sleeping
 



 
Tác giả: danh họa Lucien Freud. Trị giá: 33,6 triệu USD.
 

Được ra đời năm 1995, tác phẩm này được các nhà phê bình nghệ thuật bình chọn là tác phẩm tuyệt nhất của Lucien Freud từ những năm 1990. Đây chỉ là môt bức vẽ giản đơn về một phụ nữ nằm tựa trên ghế sofa. Điểm thú vị ở đây là cô chẳng có vẻ gì là đẹp đối với quan niệm hiện đại về cái đẹp cả. Đây là tác phẩm quý giá nhất của họa sĩ Freud, một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ.


4. Les Femmes d’Alger (O)


Tác giả: danh họa Pablo Picasso. Trị giá: 32 triệu USD



 

Thêm một kiệt tác của Picasso nữa. Đây là tác phẩm ra đời trước tác phẩm “Nu au Collier” của ông. Bản phóng tác “O” của kiệt tác Les Femmes d’Alger có giá trị nhất trong loạt tác phẩm này. Tác phẩm này đã được bán vào năm 1997.


5. Nu Couche de Dos



Tác giả: danh họa Amedeo Modigliani Trị giá: 26,9 triệu USD



 

Tại buổi bán đấu giá, mọi người cảm thấy hơi bất ngờ trước giá bán ra của tác phẩm. Đây là một tác phẩm tuyệt vời của Modigliani nhưng lại không phải là tác phẩm khỏa thân đắt nhất mọi thời đại.


6. Nu au Collier


Tác giả: danh họa Pablo Picasso. Trị giá: 24 triệu USD.



 

Kiệt tác này được đấu giá vào năm 2002. Có lẽ do công chúng không biết đến sự có mặt của nó trong thời gian khá dài đã làm cho kiệt tác này có giá trị cao như vậy, và chứng tỏ người ta ao ước sở hữu các tác phẩm của Picasso đến như thế nào. Tác phẩm này được ra đời vào những năm 1930, là lúc ông và bà Marie-Therese Walters yêu nhau say đắm. Hai người sống ẩn dật trong một tòa lâu đài. Chủ đề của kiệt tác này là nhấn mạnh vào đường cong nữ tính, và thể hiện tình yêu sâu sắc đối với người phụ nữ ông yêu.


7. Naked Portrait with Reflection

 
 
Tác giả: danh họa Lucien Freud. Trị giá: 23,5 triệu USD.



 

Bức họa “Naked Portrait with Reflection” được ra đời vào năm 1980, là một bức tranh sơn dầu và được xếp vào dòng tranh hiện thực Phục Hưng. Từ “reflection” trong tên của bức họa minh họa cho chân của một người đàn ông đằng sau ghế sofa. Có ý kiến cho rằng đó chính là tác giả.


8. Eve, grand modele-version sans rocher


Tác giả: nhà điêu khắc Auguste Rodin Trị giá: 18,97 triệu USD.



 

Đây là bức tượng do một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất mọi thời đại, Auguste Rodin, sáng tác. Mặc dù được mệnh danh là cha đẻ của ngành điêu khắc hiện đại nhưng các tác phẩm của Rodin vẫn bị các nhà điêu khắc đương thời chỉ trích. Eve là nỗ lực đầu tiên của ông tạo ra một người mẫu nữ cỡ lớn để sánh vai bên tác phẩm điêu khắc Adam của ông cho dù là nó chưa bao giờ được hoàn thành. Tuy vậy, tác phẩm điêu khắc này vẫn có giá trị cao ngất ngưởng là 19 triệu USD.


9. Les Femmes d’Alger (J)

 
 
Tác giả: danh họa Pablo Picasso. Trị giá: 18,6 triệu USD.



 

Les Femmes d’Alger (J) của Picasso đứng ở vị trí tiếp theo trong danh sách này. Thật thú vị là ông cũng đã tạo ra rất nhiều bản phóng tác của tác phẩm này. Và bản phóng tác mang “J” đã là bản có giá trị thứ 2 sau bản (O), được bán với giá 18,6 triệu USD vào năm 2005.


Nó chứa đựng rất nhiều đặc điểm về tác phẩm của Picasso với tư cách là một họa sĩ lập thể. Bức họa này được vẽ lại vào năm 1955 và được gợi cảm hứng từ tác phẩm “Women of Algiers in their Apartment” ra đời năm 1855 bởi danh họa Eugene Delacroix.


10. Nu assis sur un divan (la belle Romaine)

 
 
Tác giả: danh họa Amedeo Modigliani. Trị giá: 16,77 triệu USD.



 

Đứng thứ 10 trong top 10 bức họa khoả thân đắc giá nhất thế giới là Amedeo Modigliani. Ông là họa sĩ người Ý, gốc Do Thái. Amedeo Modigliani sống một cuộc sống chật vật: nghiện ma túy, nghiện rượu, đói nghèo và chết sớm. Trong cuộc đời 35 năm ngắn ngủi của mình, ông đã sáng tác những tác phẩm nghệ thuật đáng ao ước.


Bức tranh này được ra đời vào năm 1919, vẽ về một phụ nữ chỉ khoác trên người một mảnh vải mỏng. Phong cách của ông là độc nhất vô nhị và rất khó phân loại, mặc dù có một vài ý kiến cho rằng ông cũng bị ảnh hưởng bởi phong cách của Toulouse-Lautrec và Cezanne. Bức tranh này được đấu giá vào năm 1999.

Theo VTC News

Bế tắc của những người trồng rau sạch

                                 Rau Trung Quốc nhìn tươi ngon hơn rau Việt Nam

Mùa Đông cận kề, điều đó cũng đồng nghĩa mùa trồng rau hoa quả khó khăn nhất đang đến. 


Đặc biệt, với những người trồng rau sạch ở các tỉnh Tây Bắc, đây là công việc hết sức khó khăn bởi thời tiết giá lạnh và khắc nghiệt. 

Hơn nữa, vấn đề cạnh tranh giá cả với rau xanh, củ, quả có xuất xứ Trung Quốc cũng là vấn đề nan giải cho người nông dân. Buộc họ phải lựa chọn trồng rau sạch để thua lỗ hay là trồng rau bằng chất hóa học để kiếm lãi để tồn tại.

Vất vả rau sạch

Ông Bốn Hủ, chủ vườn rau sạch ở Bắc Hà, Lào Cai, chia sẻ: “Rau Trung Quốc ở trên này thì nó rẻ hơn, nhưng nó cũng có vài loại, có vài loại thì của mình, nhưng của mình thì đắt hơn. 

Các nhà hàng, khách sạn bán cơm rẻ thì nó mua hàng Trung Quốc thôi, như các loại rau cải mèo, bắp cải… nói chung là các loại rau.”


Theo ông Bốn Hủ, tình hình trồng rau sạch ở Bắc Hà nói riêng và miền Bắc nói chung hai năm trở lại đây gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ các vườn rau sạch treo đầu dê bán thịt chó để tồn tại. 

Nghĩa là do cạnh tranh quá khốc liệt, nguy cơ thua lỗ quá cao, các vườn rau sạch trên danh nghĩa và hình thức thì vẫn là trồng rau sạch với lưới che mưa nắng, cách ly côn trùng nhưng bên trong thì hoàn toàn trồng và xử lý rau bằng chất hóa học. Vì chỉ trồng bằng chất hóa học thì tốc độ luân chuyển giữa các vụ rau mới có thể nhanh lên được.

Ví dụ như trồng rau sạch, ít nhất cũng tốn gần hai tháng cho mỗi vụ, công lao động tăng gấp nhiều lần và vốn đầu tư cũng rất cao, gấp ba, bốn lần so với trồng bằng chất hóa học nhưng khi bán ra thị trường lại có giá tiền gấp rưỡi giá rau trồng bằng chất hóa học. 

Với người nông dân vốn dĩ đã khó khăn mọi bề, bây giờ lại đeo thêm một gánh nặng rau sạch, chờ hai tháng trời mới thu hoạch được vụ mùa nhưng lợi nhuận thấp và nguồn tiêu thụ không ổn định. Thử nghĩ có được bao nhiêu người nông dân đủ liều lĩnh để chọn trồng rau sạch?!

“ Ngoài Bắc này thì không có rau sạch đâu, nếu có thì họ trồng ở nhà để chơi, để ăn thôi. Do không cạnh tranh nổi với rau Trung Quốc, nó nhập qua hằng ngày. – Một nông dân ở Lào Cai ”

Bên cạnh đó, thị trường rau xanh Việt Nam, đặc biệt những tỉnh giáp giới Trung Quốc như Lào Cai, Móng Cái… Vốn đã bị rau xanh Trung Quốc lấn sân bấy lâu nay, thế mạnh của rau xanh Trung Quốc nằm ở chỗ rau Trung Quốc tươi, mướt và sạch sẽ, nhìn vào không thấy một tí đất nào bám trên cọng rau và giá thành của nó lúc nào cũng sẵn sàng thấp bằng 70% giá rau xanh Việt Nam.

Chính vì giá thành và vẻ bề ngoài hết sức hấp dẫn của nó, nhà buôn Việt Nam nghĩ ngay đến trò mua rau hạng hai của Trung Quốc có giá thành tương đương 50% giá rau ở các chợ Việt Nam nhưng lại có hình thức giống hệt với rau sạch của Việt Nam. Cách buôn bán lừa dối như thế này sẽ mang lại nguồn lợi nhuận rất cao cho nhà buôn nhưng lại có hại vô cùng cho người dùng.

Mà một khi nhà buôn Việt Nam chấp nhận tiếp tay cho rau xanh Trung Quốc thì người trồng rau chỉ còn một lựa chọn duy nhất để tồn tại là bằng mọi giá phải chạy đua giá thành với rau Trung Quốc nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận. Họ không còn cách nào khác ngoài việc trồng rau bằng thuốc hóa học để tồn tại.

Mặc dù vẫn biết làm như thế vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng lại vừa ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe bản thân vì thường xuyên tiếp xúc và sống trong môi trường độc hại nhưng người nông dân trồng rau chẳng còn cách lựa chọn nào khác để tồn tại nghề.

Rau sạch, đến bao giờ?

Một nông dân khác tên Mừng ở Sapa, Lào Cai, chia sẻ thêm: 

“Nhiều, toàn là rau Trung Quốc, từ cái công nghệ của họ, mối nguy hiểm trên 50%, rau bán ra toàn nguy hiểm, độ an toàn không có đâu. Họ không cạnh tranh nổi, Trung Quốc nó nhập qua. Ngoài Bắc này thì không có rau sạch đâu, nếu có thì họ trồng ở nhà để chơi, để ăn thôi. Do không cạnh tranh nổi với rau Trung Quốc, nó nhập qua hằng ngày, khó, khó!”


1
Trái cây Trung Quốc bày bán ở chợ Lào Cai. RFA photo


Theo ông Mừng nói thêm, hiện nay, vấn đề trồng rau xanh không còn bình yên theo nếp nhà nông Việt Nam bao đời nay, nghĩa là cần mẫn trồng trọt và đợi ngày thu hoạch thành quả mà nhà nông luôn phải đối mặt với quá nhiều kẻ thù nguy hiểm. 

Từ những người đồng tộc, đồng ngôn ngữ như các nhà buôn Việt Nam chuyên nhập khẩu rau Trung Quốc cho đến những cửa khẩu Việt – Trung luôn sẵn sàng bỏ ngỏ cho rau củ quả Trung Quốc tuồn sang Việt Nam.

Và với tình hình thị trường rau hiện tại, e rằng người nông dân sẽ chết dần chết mòn theo cách này hoặc cách khác. Cái chết của người nông dân thời “Trung Quốc trị” sẽ kéo theo hàng triệu cái chết khác, đây là điều không thể tránh khỏi.

“ Các nhà hàng, khách sạn bán cơm rẻ thì nó mua hàng Trung Quốc thôi, như các loại rau cải mèo, bắp cải… nói chung là các loại rau. – Ông Bốn Hủ, Lào Cai ”

Ông Mừng giải thích thêm về cái chết của người nông dân cũng như hàng triệu cái chết khác theo hai hướng: Nông dân trồng rau bằng chất hóa học để chạy đua giá thành với rau Trung Quốc và; Chấp nhận chết, chuyển nghề, để mặc rau Trung Quốc hoành hành trên đất Việt.

Ở hướng thứ nhất, nếu người trồng rau chấp nhận cạnh tranh theo kiểu thây kệ sự an toàn đồng loại, trồng rau bằng chất hóa học thì sẽ có hàng triệu con người vô tội bị ảnh hưởng sức khỏe theo chiều hướng xấu vì ăn thức độc hằng ngày vào cơ thể. 

Bản thân người trồng rau bằng chất hóa học cũng nguy hiểm không kém, sức khỏe sớm tuột dốc và các bệnh hiểm nghèo rình rập vì sống trong môi trường độc hại hằng ngày.

Ngược lại, nếu chấp nhận hoặc là trồng rau sạch để chết dần chết mòn vì thua lỗ, hoặc là bỏ nghề trồng rau thì cũng chẳng làm thay đổi được tình hình hiện tại. 

Hơn nữa, một khi rau xanh Việt Nam co cụm trong khu vực chợ quê nhỏ lẻ, cơ hội cho rau xanh độc của Trung Quốc hoành hành trên thị trường Việt Nam càng cao hơn, lúc đó, đồng tiền của người Việt sẽ dễ dàng rơi vào túi người Trung Quốc để mua chất độc về đầu độc bản thân và cộng đồng.

Nói đến đây, ông Mừng đưa ra kết luận rằng người nông dân Việt Nam vốn dĩ nghèo khổ và luôn nơm nớp lo sợ về miếng đất mình đang canh tác có thể bị thu hồi, cưỡng chết bất kì giờ nào sẽ rất khó khăn để sống và làm việc tử tế một khi người Trung quốc đang tha hồ tác oai, tác quái trên đất Việt Nam mà không bị bất kì sự kiểm soát nào. 

Trong khi đó, chuyện chén cơm manh áo của người nông dân Việt Nam nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung lúc nào cũng thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt!
Nhóm phóng viên tường trình từ VN / Nguon: Theo RFA Tieng Viet
 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger