Bạo động xẩy ra ở khu biểu tình Mong Kok, Hồng Kông
Dân địa phương và dân hỗ trợ chính quyền la hét chửi bới sinh viên biểu tình tại Mong Kok, Hồng Kông, tối hôm 3 tháng Mười. (Hình: Chris McGrath/Getty Images)HONG KONG (NV) - Như mọi người lo ngại, bạo động cuối cùng đã xẩy ra ở khu Mong Kok, một trong ba nơi có sinh viên biểu tình đòi quyền phổ thông đầu phiếu thực sự ở Hồng Kông.
Từ lúc khoảng 5 giờ chiều thứ Sáu ngày 3 tháng Mười, đám người chống biểu tình đã bắt đầu kéo đến khu Mong Kok, la hét chửi bới, và thậm chí phá vỡ cả đường chặn của cảnh sát để xô đẩy sinh viên. Phía chống biểu tình la hét đến đỏ mặt tía tai, và sinh viên cùng người ủng hộ họ phân trần và bật khóc lên vì phẫn uất.
Dân địa phương và dân hỗ trợ chính quyền la hét chửi bới sinh viên biểu tình tại Mong Kok, Hồng Kông, tối hôm 3 tháng Mười. (Hình: Chris McGrath/Getty Images) |
"Cút đi! Tụi bay cút đi!" Hàng chục người đàn ông lực lưỡng tay đưa nắm đấm lên không trung, và kêu gào cảnh sát phải dẹp trống ngã ba đường Nathan và Argyle roads, một ngã tư của khu buôn bán đông đúc, nơi có những nhà băng, tiệm kim hoàn và các nhà hàng.
Người chống biểu tình đấm cả vào những cảnh sát viên đang cố gắng giữ gìn trật tự. Họ tấn công đoàn biểu tình bằng cách ném vào sinh viên những chai nước và những lời chửi rủa. Đám đông có lúc đã lên tới khoảng 10,000 người. Nhiều sinh viên tỏ ra phẫn uất là cảnh sát không bắt những người gây rối đeo mặt nạ. Một phụ nữ la lên: “Tại sao các ông chỉ đứng đó nhìn mà không làm gì hết?” Trong khi đám đông hô to về phía cảnh sát: “Các ông thật đáng xấu hổ!”
Một sinh viên biểu tình bị thương được khiêng đi đến lều cứu thương sau khi đụng độ với dân dân chống biểu tình tại Mong Kok, Hồng Kông, tối hôm 3 tháng Mười. (Hình: Chris McGrath/Getty Images) |
Theo tờ Los Angeles Times, ông Mark Ledford, một du khách đến từ quận Cam, California, đứng ở gần khu này suốt buổi chiều, phát biểu: “Thực tình mà nói, tôi không phải là người thích chính trị, nhưng tôi hỗ trợ những gì các em sinh viên đang làm ở đây.”
Là một chủ doanh nghiệp, ông Leford nói ông hiểu rằng những chủ tiệm quanh vùng có thể khó chịu vì cuộc biểu tình đang diễn ra làm giảm mức buôn bán, nhưng suy cho cùng, ông nói, sự phồn thịnh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào thể chế mà người biểu tình đang đòi hỏi.
Cảnh sát che chắn bảo vệ cho các em sinh viên biểu tình bị dân chống biểu tình hành hung trong lúc đang rời khu Mong Kok, Hồng Kông, tối hôm 3 tháng Mười. (Hình: Chris McGrath/Getty Images) |
Vẫn theo tờ Los Angeles Times, linh mục Franco Mella, gốc Ý, lắc đầu khi một người đàn ông cầm loa hô to thúc dục đám đông bên ngoài ngã tư kéo vào để dẹp đoàn biểu tình. “Rất nhiều người dân ở đây còn nhớ rất rõ những gì xẩy ra tại cuộc thảm sát Thiên An Môn", ông đề cập đến vụ biết bao sinh viên bị xe tăng nghiền nát ở Bắc Kinh vào năm 1989.
Linh mục Mella, nói tiếng Quảng Đông lưu loát, nói rằng
một số trong nhóm người chống biểu tình những người bán hàng ở vùng này,
nhưng ông nghe tin nhiều người khác đã được các nhóm băng đảng Triad
thuê $100 đồng một người để đến đây gây rối.
Post a Comment