Wednesday, December 3, 2014

Ngăn thoái hóa khớp để không bị tàn phế

Ngăn thoái hóa khớp để không bị tàn phế

 Hệ miễn dịch tấn công vào sụn khớp của chính cơ thể mình  làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp.

Bằng sự can thiệp vào hệ miễn dịch, phát minh của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu InterHealth (Mỹ) đã mở ra một tương lai không xa rằng con người sẽ tránh khỏi nguy cơ tàn phế do thoái hóa khớp gây ra.
 
Tàn phế do tổn thương sụn khớp

Thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất, được mệnh danh là sát thủ âm thầm và là nguyên nhân phổ biến số một gây tàn phế cho con người. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính toàn cầu có hơn 10% dân số từ tuổi trung niên, tương đương với hàng trăm triệu người, bị hạn chế vận động do bệnh thoái hóa khớp. 

Những người bị giới hạn biên độ hoạt động của khớp ngày càng nặng lên gây tàn phế.
 
Có nhiều tác nhân, điều kiện ngoại cảnh làm xuất hiện thoái hóa khớp. 

Cách đây hơn 2 thế kỷ, nhà giải phẫu học nổi tiếng người Scotland là William Hunter (1718-1783) đã chỉ ra, sự hư hại sụn khớp là một vấn đề cốt lõi của tình trạng thoái hóa khớp. 

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, người ta chưa lý giải được vì sao sụn khớp ngày càng hư tổn, đồng thời chưa thể tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.

Mãi đến gần đây, khi ngành sinh học phân tử, đặc biệt là Miễn dịch học phân tử phát triển, người ta mới có thể hiểu được một cách rõ ràng hơn về sự hư hại của sụn khớp. 

Sụn ​​là một trong những mô liên kết chủ yếu của cơ thể với hơn 90% là những sợi collagen tuýp 2, đảm bảo sự linh hoạt, dẻo dai và chịu tải cho các khớp xương. 

Các nhà khoa học đã chỉ rõ, lập trình tưởng chừng như vô cùng hoàn hảo của hệ miễn dịch cơ thể bỗng chốc trở nên mắc lỗi nặng nề khi tự “giết đi” những thành phần hữu dụng của chính mình.

Nghiên cứu cho thấy, theo thời gian, áp lực tác động lên các khớp xương ngày càng nhiều, các cấu trúc sợi collagen trong sụn dù có chắc bền đến đâu cũng có thể dễ dàng bị tổn thương và hệ miễn dịch với chức năng bảo vệ cơ thể lập tức đi tới để dọn dẹp những phần hư hỏng đó. 

Điều đáng chú ý ở đây là các thành phần của sụn khớp không được nuôi trực tiếp bằng máu nên dễ bị hệ miễn dịch hiểu nhầm là yếu tố bên ngoài xâm nhập. 

Do vậy, các tế bào chức năng của hệ miễn dịch không chỉ dọn dẹp những sợi collagen tổn thương mà còn hủy hoại luôn cả những sợi collagen còn lành lặn. Đây là căn nguyên chủ yếu nhất gây ra những cơn đau khớp và đẩy nhanh quá trình viêm, dẫn đến kết cục là khớp bị hư hại.

Từ phát hiện vô cùng quan trọng này, một dưỡng chất sinh học thế hệ mới được phát minh từ Viện Nghiên cứu InterHealth (Mỹ) là UC-II đã được xác định là giải pháp đặc hiệu trong quá trình ngăn ngừa quá trình tự phá huỷ sụn khớp của cơ thể.

UC-II là nguồn duy nhất cung cấp collagen tuýp 2 không biến tính (công trình đã được cấp 4 bằng sáng chế độc quyền của Mỹ. 

Hàng chục nghiên cứu lâm sàng về UC-II tại các trung tâm y khoa, bao gồm cả nghiên cứu tại trường Y khoa Đại học Harvard, tất cả đều khẳng định tính ưu việt của dưỡng chất này trong việc tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và xem như đây là một trong những thành công của ngành Miễn dịch học phân tử.

Vậy UC-II đã làm gì? 

Sau khi được hấp thu vào cơ thể bằng đường uống, UC-II đi đến ruột non, nơi nó giới thiệu với hệ miễn dịch một loại phân tử collagen giống như loại được tìm thấy trong sụn khớp. 

Từ đó, UC-II dễ dàng tham gia vào hoạt động hấp thụ, vận chuyển tự nhiên của cơ thể, giúp hệ miễn dịch không tiếp tục phá hủy những sợi collagen tại sụn khớp, đồng thời cung cấp nguyên liệu, hoạt hóa quá trình sửa chữa, tái tạo cấu trúc cho khớp. 

Nghiên cứu của tác giả David C. Crowley đăng tải trên Tạp chí International Journal of Medical Science cho thấy, UC-II giúp giảm tình trạng cứng khớp và khó vận động là 33%, giảm tình trạng đau nói chung đến 40%, chỉ trong 90 ngày.
Theo VnExpressa




Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger