Thursday, October 10, 2013

Thư tình (P/7) Nghệ thuật tỏ tình trong thư

Thư tình (P/7) Nghệ thuật tỏ tình trong thư

7 Simple Things Guys Wish Women Knew about Them ...


chuyencamcuoi.blogspot.com - Lúc bạn đã tìm được người mình yêu, qua tìm hiểu thực sự thấy tâm đầu, ý hợp, bấy giờ bạn có muốn ngỏ lời cầu hôn, cùng nhau xây dựng hạnh phúc. 

Nhưng tỏ tình như thế nào? Đó là một việc đòi hỏi nghệ thuật. Vì con người có nhiều tính cách; có người thiếu mạnh dạn, không nói nên lời; có người chỉ biết yêu thầm, luôn luôn chờ đợi; khi viết thư chỉ cần phạm một vài khuyết điểm nêu trên, cũng  đủ đánh mất cơ hội gây hối tiếc suốt đời.
Làm thế nào để thốt lên câu nói “Anh yêu em, em hãy về làm vợ anh!”
Kiểu nói thẳng:
Với thái độ mạnh dạn và sôi nổi thẳng thắn, nên tỏ tình trực tiếp với đối phương, không quanh co né tránh.
Ví dụ: “Em có yêu anh không? Còn anh, anh rất mực yêu em”. Kiểu này trực tiếp nhanh gọn, có vẻ hào hiệp và mạnh mẽ, dễ được đối phương chấp nhận, vì mang tính chinh phục mạnh.
Kiểu ám thị:
Tỏ tình trực tiếp tuy mang sức mạnh chinh phục, nhưng số đông người lại diễn đạt hàm súc hơn. Những bức thư như vậy chẵng khác nào gì dòng nước chảy chậm, thấm sâu vào long đối phương.
Trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” nhân ngày sinh nhật của chàng Bảo Ngọc, ni cô Diệu Ngọc đã gửi một thiệp chúc mừng, mượn cớ để Bảo Ngọc hiểu rằng, tuy thân gửi cửa phật, nàng vẫn giữ mối tình sâu nặng trong tim.
Kiểu ám thị còn có ưu điểm, đó là để lại khoảng không gian thoải mái cho người tỏ tình và người được yêu.
Kiểu dí dỏm:
Tỏ tình và cầu hôn với lời lẽ dí dỏm có sức hấp dẫn mạnh.
Nhà khoa học Mỹ Franklin, góa vợ năm 1774, đến năm 1780, ông sang Paris, làm quen và yêu bà Elvis một phụ nữ góa chồng. Ông đã viết thư cầu hôn với lời lẽ dí dỏm, ông kể rằng, ông nằm mơ thấy vợ ông kết hôn với chồng bà dưới âm phủ. Rồi ông viết tiếp 
“Chúng ta hãy kết hôn để trả thù”. Bức thư tình này đã trở thành tiểu phẩm dí dỏm nổi tiếng. Và chứng tỏ kiểu tỏ tình này rất lãng mạn và có sức mạnh lay động trái tim đối phương.
Ngoài ra, còn có kiểu gửi vật thay lời (tặng một vật kỷ niệm nào đó, có ý nghĩa nói thay lời tỏ tình: để đối phương hiểu) hoặc nhà thơ văn tỏ tình (chép tặng một bài thơ  lãng mạn chẳng hạn, nhờ lời thơ truyền đạt tình cảm yêu đương đến đối phương), đều là các kiểu tỏ tình vừa tế nhị hàm súc, vừa rõ ràng dễ hiểu, đều là thủ pháp cao siêu trong các kiểu tỏ tình. (P/7) Phụng Ái - Nghệ thuật viết thư tình

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger