Vòng luân hồi: Có một hay nhiều... kiếp sống
Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại...
Từ hàng nghìn năm nay, con người vẫn luôn tìm tòi và khám
phá để trả lời câu hỏi kinh điển nhất của nhân loại: "Chuyện gì xảy ra
sau khi ta chết đi?" hay "Cuộc sống sau cái chết sẽ như thế nào?".
Có vô số giả định được đưa ra: chúng ta sẽ lên thiên đường, xuống địa ngục hay tiếp tục sống trong một thế giới khác... Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác cho ẩn số này?
Có vô số giả định được đưa ra: chúng ta sẽ lên thiên đường, xuống địa ngục hay tiếp tục sống trong một thế giới khác... Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác cho ẩn số này?
Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với nhân loại...
Từ hàng nghìn năm nay, con người vẫn luôn tìm tòi và khám
phá để trả lời câu hỏi "Chuyện gì xảy ra
sau khi ta chết đi?" hay "Cuộc sống sau cái chết sẽ như thế nào?".
Có vô số giả định được đưa ra: chúng ta sẽ lên thiên đường, xuống địa ngục hay tiếp tục sống trong một thế giới khác... Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác cho ẩn số này?
Có vô số giả định được đưa ra: chúng ta sẽ lên thiên đường, xuống địa ngục hay tiếp tục sống trong một thế giới khác... Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác cho ẩn số này?
Nhiều
người tự hỏi, mỗi con người sinh ra chỉ có duy nhất một cuộc sống hay
đó là một vòng luân hồi: sinh ra - chết đi - tái sinh vào cuộc sống mới.
Giả thuyết mỗi linh hồn có nhiều kiếp sống được tiến sĩ Ian Stevenson
thuộc ĐH Virginia (Mỹ) nghiên cứu một cách khách quan từ năm 1958. Ông
đã tìm hiểu rất nhiều trường hợp và chỉ ra rằng, con người có lẽ không
chỉ có duy nhất một cuộc sống.
Tiến sĩ Ian Stevenson.
Bài
viết dưới đây không nhằm khẳng định hay cố thuyết phục bạn rằng, thật
sự có thêm một hay nhiều kiếp sống sau khi chết mà chỉ dừng lại ở việc
nêu lên những nhân chứng được xác thực về việc đầu thai trên khắp thế
giới. Qua đó, nó giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về bí ẩn sự sống của con
người sau cái chết.
Từ những đoạn ký ức của nhân chứng...
Trường hợp đầu tiên là câu chuyện của Gamini Jayasuriya được
sinh ra ở Sri Lanka vào năm 1962. Khi còn là một đứa trẻ, Gamini đã kể rằng cậu nhớ kiếp trước của mình.
Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng.
Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng.
Nếu
sự việc chỉ dừng lại ở đây thì việc tìm ra kiếp trước của Gamini sẽ
không thể thực hiện được. Thật may là trong một lần tình cờ đi qua khu vực Nittambuwa (Sri Lanka),
Gamini nói rằng em nhận ra mình đã từng sống ở đó. Mọi người cùng nhau quay lại
Nittambuwa để tìm hiểu. Họ xuống xe ở chỗ Gamini nói và đi về phía cuối
con đường. Tuy nhiên, họ đã không bước vào căn nhà mà Gamini chỉ - nơi
mẹ em sống ở đó bởi đó là một gia đình theo đạo Thiên Chúa.
Nghĩ
lại, mọi người trong nhà đều cảm thấy có sự trùng hợp khi mỗi lần cầu
nguyện, Gamini thường quỳ thẳng lưng (giống như khi cầu nguyện theo đạo Thiên Chúa) chứ không quỳ ngồi như người khác.
Có một lần, em còn đòi mẹ treo cây Thánh giá em tìm được lên tường.
Tình
cờ, họ gặp được người đi đường và nghe kể về gia đình nơi Gamini nói
tới. Gia đình này theo đạo Thiên Chúa, có một cậu con trai tên Palitha
nhưng đã qua đời 2 năm trước khi Gamini sinh ra (tức là năm 1960). Palitha có một người em
tên là Nimal - người hay cắn cậu. Vài ngày trước khi qua đời, cậu được
nghỉ lễ và đã để chiếc cặp lên ghế thay vì cất trong tủ như thường lệ...
Trường
hợp thứ hai được đề cập đến là một cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ -
Kemal Atasoy. Vào năm 1997, tiến sĩ Jurgen Keil - nhà tâm lý học người
Úc đã lắng nghe và ghi nhận những miêu tả một cách tự tin về cuộc sống
trước kia của cậu bé Kemal.
Kemal
kể rằng ở kiếp trước, cậu đã từng sống ở Istanbul (cách đó 800km),
trong dòng họ Karakas và cậu là một tín đồ Cơ đốc giáo giàu có người
Armenia. Nhà của Kemal sống cạnh bờ sông và gia đình cậu chỉ sống tại
đây trong một thời gian nhất định trong năm. Cậu thường có thói quen
mang theo túi da lớn bên người khi ra ngoài. Cậu có vợ người Hy Lạp và
có con.
Tiến
sĩ Keil đã bỏ công sức đi kiểm chứng lời nói của Kemal. Tuy rất vất vả
nhưng cuối cùng, tiến sĩ cũng tìm gặp được một cụ già chắc chắn có gia
đình người Armenia sống ở ngôi nhà đó nhưng thông tin về mọi người trong
gia đình để tại nhà thờ đã bị thiêu trụi trong một vụ hỏa hoạn.
Tiến
sĩ Keil tiếp tục tìm đến một nhà sử học uy tín trong vùng và được nghe
kể câu chuyện gần như trùng khớp với những lời Kemal đã nói. Nhà sử học
kể rằng, có một gia đình đạo Cơ-đốc giàu có sống trong căn nhà bên hồ.
Ông ta là người Armenia duy nhất trong vùng và có họ Karakas. Vợ ông là
người Hy Lạp và họ có ba người con.
Người
đàn ông thường mang theo một túi da lớn và vì dòng họ Karakas chuyên
kinh doanh đồ da ở một khu vực khác của Istanbul nên ông ta chỉ sống ở
nhà vào những tháng mùa hè. Người đàn ông đó chết khoảng năm 1940-1941.
Câu
hỏi được đặt ra là làm thế nào một cậu bé lại có thể biết những thông
tin về một người đàn ông sống cách đó 800km và không có bất cứ một liên
hệ nhỏ nào tới gia đình cậu?
Và đặc biệt hơn,
cậu không thể nghe kể về một người đã chết cách đó 50 năm mà tiến sĩ
Keil phải rất vất vả mới tìm được một chút thông tin ít ỏi? Liệu Kemal
có cách giải thích nào không hay đơn giản, Kemal khẳng định kiếp trước
của mình - cậu chính là người đàn ông đó.
... đến những vết bớt trên cơ thể...
Nhiều
người cho rằng, những dấu vết trên cơ thể như vết bớt có liên quan tới
cuộc sống của một người trước đó, là dấu vết của sự luân hồi. Nhiều câu
chuyện, trường hợp được kể dưới đây mang màu sắc về sự luân hồi, ở đó
con người sau khi chết sẽ chuyển thành một cơ thể khác ở kiếp sống mới.
Trong sự thay đổi đó có những dấu vết của cơ thể cũ còn lưu lại, tạo
thành vết bớt.
Nhiều người cho rằng, vết bớt là dấu vết của sự luân hồi.
Chanai
Choomalaiwong được sinh ra ở miền Trung Thái Lan vào năm 1967 với hai
vết bớt, một ở sau đầu và một ở phía trên mắt trái. Khi cậu bé được sinh
ra, gia đình Chanai không cho rằng các vết bớt này có ý nghĩa đặc biệt
gì, nhưng khi được ba tuổi, cậu bé bắt đầu kể chuyện về cuộc sống ở kiếp
trước.
Cậu bé nói
mình từng là một thầy giáo tên Bua Kai và bị bắn chết trên đường đến
trường. Chanai nhớ được tên bố mẹ, vợ và hai con trong kiếp trước, cậu
liên tục đòi người bà hiện tại của mình đưa tới nhà bố mẹ trước kia của
mình ở Khao Pra.
(Ảnh minh họa)
Cuối
cùng, chiều lòng Chanai, hai bà cháu đi đến một thị trấn gần Khao Pra.
Chanai dẫn bà tới ngôi nhà mà em nói là nơi bố mẹ mình sống. Ngôi nhà
thuộc về một cặp vợ chồng già sống cùng người con trai làm thầy giáo tên
Bua Kai Lawnak nhưng đã mất 5 năm trước khi Chanai được sinh ra.
Chanai
đã nói bố mẹ của Bua Kai chính là bố mẹ mình. Bị ấn tượng bởi vết bớt
và lời kể của Chanai, cặp vợ chồng già đã mời cậu ở lại một thời gian.
Trong khoảng thời gian này, Chanai đã chỉ ra đúng những đồ vật Bua Kai
hay dùng và yêu cầu con gái của Bua Kai gọi mình là bố.
Tiến
sĩ Ian Stevenson không tìm thấy một hồ sơ pháp y nào về các vết thương
của Bua Kai nhưng theo lời kể của những người trong gia đình thì Bua Kai
bị một viên đạn xuyên qua đầu từ phía sau. Do đó, vết thương ở sau đầu
(khi đạn tiếp xúc) nhỏ hơn nhiều so với vết thương trên trán (khi đạn
xuyên ra), điều này trùng khớp với hai vết bớt trên đầu Chanai (một vết
nhỏ sau đầu và một vết to phía trên mắt trái).
Trường
hợp này đã chỉ ra, không thể có sự "trùng hợp ngẫu nhiên" nào khi một
cậu bé có những vết bớt trùng khớp hoàn toàn với vết thương của người
quá cố. Bên cạnh đó, cậu còn nhớ rất rõ về các chi tiết của cuộc đời
thầy giáo Bua Kai - người mà cậu chưa từng quen biết .
Trường hợp khác được nhắc tới tới tiếp theo là Necip
Unlutaskiran từ Thổ Nhĩ Kỳ. Khi vừa chào đời, người ta thấy cậu bé có
một số vết bớt trên đầu, mặt và trên người. Lúc đầu, bố mẹ cậu định đặt
tên cho cậu là Malik nhưng trong giấc mơ vào thời điểm ba ngày trước khi
cậu được sinh ra, mẹ cậu mơ thấy con mình nói nó tên là Necip.
Sau
đó, bố mẹ cậu đổi tên cậu thành Necati vì 2 tên này tương tự nhau và
trong gia đình đã có đứa bé tên Necip. Tuy nhiên, khi biết nói, cậu liên
tục đòi được gọi là Necip và không chịu đáp lại khi bị gọi bằng tên
khác.
Trên người Necip có rất nhiều vết bớt. (Ảnh minh họa).
Necip
bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước từ khi lên 6. Cậu nói trước đây mình
sống ở Mersin, đã có vợ, con, và đã bị đâm liên tiếp cho tới chết. Chỉ
tới khi cậu được tới thăm ông bà ngoại - lúc 12 tuổi thì những lời kể
của cậu bé mới được kiểm chứng.
Lúc trước, bà
ngoại Necip sống ở Mersin và có người hàng xóm tên Necip Budak. Anh ta
bị đâm đến chết một thời gian ngắn trước khi bé Necip ra đời. Khi ông
ngoại đưa Necip tới Mersin, em đã nhận ra người nhà của Necip Budak và
nói rằng, mình từng dùng dao cứa vào chân vợ mình trong một trận cãi vã.
Dĩ
nhiên, trước đó Necip chưa hề nhìn thấy chân của người quả phụ. Sau đó,
một người trong nhóm nghiên cứu đã kiểm chứng, xác nhận, chị có một vết
sẹo trên đùi và thừa nhận vết sẹo này do chính chồng mình gây ra.
Tiến
sĩ Stevenson đã lấy được một bản sao biên bản khám nghiệm tử thi của
Necip Budak và ông phát hiện rằng, những vết bớt trên người Necip trùng
khớp với vết thương được miêu tả trong biên bản. Điều này quả là một sự
trùng hợp đến khó tin.
Ở Việt Nam, một số trường hợp về chuyện nhớ lại kiếp trước của mình do chết đuối, nhận ra con cháu đã chết được "đầu thai" qua vết bớt cũng được đề cập, nhưng chưa có kiểm chứng rõ ràng.
Ở Việt Nam, một số trường hợp về chuyện nhớ lại kiếp trước của mình do chết đuối, nhận ra con cháu đã chết được "đầu thai" qua vết bớt cũng được đề cập, nhưng chưa có kiểm chứng rõ ràng.
Những lời giải thích đầu tiên…
Nói dối và tưởng tượng
Giả
thuyết này không đứng vững được lâu bởi lẽ, xét về khía cạnh động cơ,
những nhân vật này hoàn toàn không có động cơ nào để "sáng tạo" ra một
câu chuyện như vậy.
Bên
cạnh đó, tiến sĩ Keil và cộng sự không có sự giao lưu, trao đổi thân
mật trước đó, có chăng chỉ là những bức thư thông báo họ sẽ tới nhà và
đặt ra rất nhiều câu hỏi. Có không ít người nghi ngại rằng, gia đình các
nhân chứng sẽ dựa vào đó để trở nên nổi tiếng, tuy nhiên, họ không hề
có lợi ích vật chất nào bởi những thông tin này sẽ được đề cập trong tập
hồ sơ dài cùng hàng nghìn trường hợp khác.
Mặt
khác, cũng có thể nhóm nghiên cứu "sáng tác" ra câu chuyện bởi chỉ có
họ tiếp xúc và ghi nhận trực tiếp những thông tin nên họ hoàn toàn có
thể nói dối mà không ai kiểm chứng được. Tuy nhiên, với hơn 2.500 hồ sơ
nhân chứng lưu trữ ở ĐH Virginia được ghi chép cẩn thận thì đây quả là
giả thuyết tồi.
Những thông tin được biết đến bằng cách thông thường
Một
giả thuyết khác được đề cập đến đó là nhân chứng vô tình biết được
thông tin về người được cho là tiền kiếp của mình. Và vô tình, những
thông tin đó ăn sâu vào tiềm thức, biến thành một ký ức giả - thuật ngữ
mà các nhà tâm thần thường dùng để chỉ ký ức không phải của bản thân
nhưng bệnh nhân lại tưởng tượng đó là của chính mình.
Dù
vậy, giả thuyết không lý giải được việc một đứa trẻ có thể biết được
những thông tin cá nhân của một người nào đó ở rất xa và không có một
mối liên hệ nào với gia đình đứa bé ấy. Rất có thể, người "tiền kiếp" đã
qua đời rất lâu và cũng không hề nổi tiếng để thông tin cá nhân của họ
có thể lọt ra ngoài.
"Trí nhớ gene"
Người
ta cho rằng, những ký ức có thể được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác nhờ gene. Theo đó, từ khi con người mới sinh ra, trong bộ não đã
tồn tại vùng lưu giữ ký ức của những việc từng xảy ra từ đời bố mẹ, ông
bà, cụ kỵ...
"Trí
nhớ gene" được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có
một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước
sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với
tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Tuy vậy, giả thuyết
này vẫn vấp phải nhiều sự phản đối của các nhà nghiên cứu.
Liệu con người có nhiều kiếp sống?
Những
niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi được phổ biến rộng rãi trong các
tôn giáo và đức tin. Một số người xem đó là một phần của tôn giáo, những
người khác thấy đó chỉ là một câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về
đạo đức và sinh tồn như là "Tại sao chúng ta lại ở đây"?...
Quan
niệm về sự đầu thai, luân hồi cho rằng, một người đã ở sẽ trở lại thế
gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa
những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng sâu sa trong đó là
bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời.
Dù
đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân
hồi... nhưng Ian Stevenson nói rằng, lời giải thực sự về những trường
hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. (Theo Trí Thức Trẻ)
Post a Comment