Tránh biến chứng của bệnh tiểu đường
Kiểm tra đường huyết định kỳ
Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm, đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên và lâu dài. Sau đây là một số cách hạn chế các biến chứng của bệnh.
Cam kết kiểm soát bệnh. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu
những điều cơ bản của việc chăm sóc bệnh tiểu đường và giúp bạn suốt
“hành trình”, nhưng bạn mới là “nhân vật chính”. Cần đảm bảo ăn uống
lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Duy trì cân nặng hợp lý. Theo dõi
đường huyết và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giữ đường huyết ở mức ổn
định.
Chế ngự huyết áp và cholesterol. Huyết áp cao có thể gây thương tổn mạch máu của bạn. Cholesterol cũng là một nỗi lo, do thương tổn nghiêm trọng hơn và nhanh chóng hơn khi bạn bị tiểu đường. Khi những điều kiện này hội tụ, chúng có thể dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ hoặc những chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng khác.
Kiểm tra sức khỏe và khám mắt định kỳ. Khám bệnh tiểu đường không thay thế các cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên hoặc khám mắt định kỳ. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm những biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm những dấu hiệu tổn thương thận, dây thần kinh và bệnh tim, cũng như rà soát những vấn đề y khoa khác. Chuyên gia mắt sẽ lần ra những dấu hiệu tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Chú ý vaccine. Đường huyết cao có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn, vì vậy các loại vaccine thường lệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nên hỏi bác sĩ về vaccine cúm, viêm phổi và những loại vaccine khác.
Chăm sóc răng. Tiểu đường có thể gây viêm nướu. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và kiểm tra răng ít nhất 2 lần mỗi năm.
Quan tâm bàn chân. Đường huyết cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân và giảm sự lưu thông máu xuống bàn chân. Nếu không được chữa trị, những vết thương hoặc phỏng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Nên rửa bàn chân bằng nước ấm, lau nhẹ, giữ ẩm bàn chân và mắt cá chân bằng kem giữ ẩm. Đến bác sĩ nếu bị đau hoặc thương tích bàn chân kéo dài nhiều ngày không lành.
Hạn chế uống rượu, không hút thuốc. Rượu có thể làm hạ đường huyết. Nếu bạn không thể bỏ rượu, nên uống vừa phải và chỉ uống khi dùng bữa chứ không uống với cái bụng trống trơn. Nếu bạn ghiền hút thuốc, hãy nhờ bác sĩ can thiệp giúp bạn bỏ phì phèo. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị các biến chứng khác nhau, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương dây thần kinh và bệnh thận.
Chớ coi thường stress. Nếu bị stress, bạn dễ xao lãng việc chăm sóc bệnh tiểu đường thường lệ. Các hormone mà cơ thể bạn sinh ra để đối phó stress có thể ngăn chặn insulin hoạt động bình thường, khiến vấn đề trầm trọng hơn. Tranh thủ thư giãn và ngủ đủ giấc.
Chế ngự huyết áp và cholesterol. Huyết áp cao có thể gây thương tổn mạch máu của bạn. Cholesterol cũng là một nỗi lo, do thương tổn nghiêm trọng hơn và nhanh chóng hơn khi bạn bị tiểu đường. Khi những điều kiện này hội tụ, chúng có thể dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ hoặc những chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng khác.
Kiểm tra sức khỏe và khám mắt định kỳ. Khám bệnh tiểu đường không thay thế các cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên hoặc khám mắt định kỳ. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm những biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm những dấu hiệu tổn thương thận, dây thần kinh và bệnh tim, cũng như rà soát những vấn đề y khoa khác. Chuyên gia mắt sẽ lần ra những dấu hiệu tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Chú ý vaccine. Đường huyết cao có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn, vì vậy các loại vaccine thường lệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nên hỏi bác sĩ về vaccine cúm, viêm phổi và những loại vaccine khác.
Chăm sóc răng. Tiểu đường có thể gây viêm nướu. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và kiểm tra răng ít nhất 2 lần mỗi năm.
Quan tâm bàn chân. Đường huyết cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân và giảm sự lưu thông máu xuống bàn chân. Nếu không được chữa trị, những vết thương hoặc phỏng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Nên rửa bàn chân bằng nước ấm, lau nhẹ, giữ ẩm bàn chân và mắt cá chân bằng kem giữ ẩm. Đến bác sĩ nếu bị đau hoặc thương tích bàn chân kéo dài nhiều ngày không lành.
Hạn chế uống rượu, không hút thuốc. Rượu có thể làm hạ đường huyết. Nếu bạn không thể bỏ rượu, nên uống vừa phải và chỉ uống khi dùng bữa chứ không uống với cái bụng trống trơn. Nếu bạn ghiền hút thuốc, hãy nhờ bác sĩ can thiệp giúp bạn bỏ phì phèo. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị các biến chứng khác nhau, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương dây thần kinh và bệnh thận.
Chớ coi thường stress. Nếu bị stress, bạn dễ xao lãng việc chăm sóc bệnh tiểu đường thường lệ. Các hormone mà cơ thể bạn sinh ra để đối phó stress có thể ngăn chặn insulin hoạt động bình thường, khiến vấn đề trầm trọng hơn. Tranh thủ thư giãn và ngủ đủ giấc.
Theo Thanh niên
Post a Comment