Các dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Chuyện Cấm Cười - Theo Pháp Luật Xã Hội
Nếu bạn gặp các cơn đau ở phần giữa lưng dưới thì rất có thể đó là do đau ở thận gây ra.
Những cơn đau ở thận có thể xuất phát từ bệnh sỏi thận, bệnh thận hoặc nhiễm trùng thận...
Dưới đây là một số nguyên nhân, triệu chứng của những cơn đau này.
Thận
là cơ quan hình hạt đậu nằm ở phía sau của bụng, ngay dưới cơ hoành.
Nếu cơ quan quan trọng này bị chấn thương hoặc rối loạn trong hoạt động
thì có thể dẫn đến đau. Cơn đau thường xuất hiện ở lưng dưới và do rối
loạn thận gây ra, thường được gọi là đau thận.
Trong nhiều trường hợp, đau thận dễ bị nhầm lẫn với đau lưng hoặc đau dạ dày.
Đó là do các cơn đau thường xảy ra cả ở lưng và háng. Vì vậy, rất nhiều
người thường không lưu ý và không biết là mình bị đau thận.
Đau
thận thường kèm theo một số triệu chứng khác. Vậy nên, bạn cần chú ý
những dấu hiệu dưới đây để tránh bỏ qua cơ hội phát hiện bệnh này sớm.
vào
Cùng với cơn đau nhói ở phía sau lưng, các triệu chứng đau thận có thể bao gồm:
- Rối loạn tiết niệu
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Mất cảm giác ngon miệng
- Sốt
- Đau ở vùng háng
- Sưng ở tay và chân
Hai nguyên nhân chính gây ra đau thận bao gồm: bệnh sỏi thận và viêm bể thận.
1. Bệnh sỏi thận
Đây
là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau
nghiêm trọng ở lưng và bụng dưới. Các chất như acid uric, canxi, hoặc
cystine dư thừa, không được loại bỏ sạch ra khỏi cơ thể sẽ tích lũy
trong bàng quang và được chuyển thành sỏi. Những viên sỏi này bị mắc kẹt
trong niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Nó gây ra sưng
thận và dẫn đến đau nghiêm trọng. Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất
của sỏi thận.
Các triệu chứng khác khi bị sỏi thận bao gồm:
- Có sự bất thường trong nước tiểu như có máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu lạ...
- Nôn và buồn nôn vì có chất thải được tích lũy trong máu.
- Sưng trên tay, chân hoặc thậm chí trên mặt.
Điều trị:
Chụp
X-quang bụng, bụng CT cắt lớp, MRI, siêu âm thận... có thể giúp trong
việc phát hiện sỏi thận. Có những kỹ thuật khác nhau có sẵn để điều trị
sỏi thận. Tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của sỏi, các
bác sĩ quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân. Đau
thận có thể điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ sỏi.
Ảnh minh họa
2. Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
Viêm bể thận là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu
(UTI) gây ra do vi khuẩn. Sự lây nhiễm vi khuẩn thường dẫn đến viêm và
đau thận. Nhiễm trùng thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Những bệnh
nhân bị sỏi thận sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng thận cao. Tình trạng nhiễm
trùng có thể làm cho thận sưng lên và có cơn đau rất rõ ràng. Cơn đau
chủ yếu xuất hiện ở lưng, sườn va bụng...
Một số triệu chứng khác khi bị viêm bể thận bao gồm:
- Rối loạn tiết niệu như đi tiểu đau, đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm...
- Các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn và nôn... kèm theo chán ăn, giảm cân đột ngột...
Điều trị:
Xét
nghiệm máu và nước tiểu khác giúp phát hiện vi khuẩn trong thận. Dựa
vào tình trạng nhiễm trùng thận mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. trong
trường hợp nặng, nếu cần thiết, thậm chí bác sĩ sẽ phải làm phẫu thuật
để điều trị.
Ngoài 2 bệnh đề cập ở trên, những thương tích và bệnh thận
(như suy thận cấp tính hoặc mãn tính...) cũng có thể gây đau thận. Suy
thận thường được gọi là một "căn bệnh thầm lặng" bởi vì nó hầu như không
có triệu chứng ban đầu rõ ràng. Vì vậy, khi bị suy thận, người bệnh có
thể không cảm thấy đau. Những nguyên nhân khác gây đau thận có thể là
ung thư thận, lao thận và u nang thận...
Trong
trường hợp bị rối loạn thận, người bệnh cần phải được chẩn đoán và điều
trị ngay lập tức để ngăn chặn biến chứng hơn nữa. Người bệnh cần có một
chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ lượng nước mỗi ngày có thể giúp ngăn
ngừa các rối loạn về thận ở mức độ lớn hơn
Post a Comment